Giai đoạn 2003-2006 chúng ta liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định . Đặc biệt trong năm 2005, GDP ước tăng 8.4% so với năm 2004, mà GDP bình quân của thời kỳ kế hoạch 2001-2005 đạt 7.5%. Đây là kết quả đáng mừng. Bước sang năm 2006 tuy tình hình có những biến động nhưng nhà nước vẫn làm tốt vai trò người cầm lái con tàu đất nước nên GDP trong năm đạt được 8.17%, CPI là 6.6%. Do đó có thể nói trong giai đoạn này nhà nước đã làm tốt vai trò lãnh đạo của mình, chính sách tiền tệ được ban hành là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế
Trong năm 2007 điều hành chính sách tiền tệ về cơ bản, đạt đuợc mục tiêu đặt ra, tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO nên việc điều hành chính sách tiền tệđã phải đối mặt với nhiều thách thức làm cho việc thực hiện mục tiêu ban đầu còn có hạn chế nhất định.
Thách thức lớn nhất mà điều hành chính sách tiền tệ năm 2007 phải đối mặt, đó là dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều.Tình hình này đã có tác động làm tăng tổng phương tiện thanh toán của nền kinh tế(tăng M2); làm tăng cung ngoại tệ, gây sức ép làm VND lên giá; dự trữ vượt của hệ thống ngân hàng tăng mạnh - là một nhân tố thúc đẩy tín dụng tăng nhanh; dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) có tác động thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển mạnh hơn, và một lượng vốn nhất định cuảdân cư cũng như từ hệ thống ngân hàng được đầu tư trên thịtrường chứng khoán, qua đó đã làm tăng dư nợ cho vay nền kinh tế; cùng với việc gia tăng mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài là sựtăng giá khó lường mang tính toàn cầu của một một số mặt
hàng, như giá dầu thô, giá lương thực, bên cạnh đó là hạn hán lũ lụt, dịch bệnh gia cầm trong nước đã có tác động mạnh đến mức mức giá tiêu dùng nói chung. Trong bối cảnh trên, chính sách tiền tệ phải cùng một lúc đạt hai mục tiêu là vừa phải hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tếđạt 8,5%, vừa phải kiềm chế lạm phát dưới mức tăng trưởng là cực kỳkhó khăn. Giải pháp ổn định lãi suất và tỷ giá danh nghĩa hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tiền tệ không để xẩy ra sự dịch chuyển dòng vốn, nhưng lại rất khó khăn để kiểm soát khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiềm chế lạm phát.
Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đã gặp khó khăn trong việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán, tín dụng, qua đó đã chưa kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đặt ra: Tổng phương tiện thanh toán của Việt Nam tăng mạnh trong năm 2007 là khó tránh khỏi khi dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều như năm nay. Muốn hạn chế gia tăng tổng phương tiện thanh toán, thì cần phải hạn chế sự gia tăng của dòng vốn này. Tuy nhiên, hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là vấn đề không đơn giản khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thịtrường tài chính từng bước tự do hóa. Vì vậy, việc hạn chế sựgia tăng nguồn vốn nước ngoài nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước, mà đòi hỏi phải có chính sách vĩ mô đồng bộ đểđảm bảo việc sử dụng nguồn vốn nước ngoài có hiệu quả, giám sát chặt chẽ luồng vốn đầu tư gián tiếp, hạn chế tình trạng đầu cơ trên thị trường chứng khoán,… nhằm hạn chế những tác động bất lợi của dòng vốn này.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập WTO tạo cơ hội thuận lợi cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển, qui mô các Ngân hàng Thương mại được mở rộng, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh đã gây sức ép mở rộng tín dụng tăng quá nhanh của các Ngân hàng Thương mại. Sự phát triển nhanh của thị trường tín dụng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, như cho vay ngoại tệ tăng trưởng quá mức so với nguồn vốn; việc nới lỏng các điều kiện vay vốn của các Ngân hàng Thương mại cổ phần; các lĩnh vực cho vay bất động sản, chứng khoán đã chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng dư nợ ở một số Ngân hàng Thương mại... Thực tế này đòi hỏi phải tăng cường việc quản lý, giám sát rủi ro của các cơ quan quản lý tiền tệ mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước, cũng như từ chính các Ngân hàng Thương mại; thêm vào đó, việc dư thừa vốn khả dụng làm giảm hiệu quả thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và làm tăng khảnăng mất cân đối kỳ hạn cho hoạt động của các Ngân hàng Thương mại: Vốn khả dụng của các
Ngân hàng Thương mại dư thừa và đầu tư giấy tờ có giá tăng mạnh: Cũng như năm 2006, diễn biến tiền tệ nổi bật trong năm nay là vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng xét trên bình diện toàn hệ thống thì thường xuyên dư thừa ở mức cao.