Ngay từ tháng 1-2008 tình hình vốn tiền đồng của các Ngân hàng Thương mại đã căng thẳng, nhiều Ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất theo hướng tăng lên. Như vậy quyết định rút tiền ra khỏi lưu thông bằng tín phiếu đã tiếp thêm năng lượng cho cuộc đua lãi suất ở các Ngân hàng và thực tế những gì đã diễn ra trong thời gian qua trên thị trường tiền tệ đã chứng minh điều đó. Các Ngân hàng Thương mại phải mua tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất 7.8%/năm trong khi phải huy động tiền trên thị trường với lãi suất cao ngất ngưỡng (trên 10%). Lãi suất tăng đồng nghĩa với việc vay vốn của doanh nghiệp, của khách hàng khó khăn hơn. Một mặt tạo điều kiện cho tiêu cực nảy sinh trong quan hệ tín dụng giữa khách hàng và ngân hàng, tức là Ngân hàng Thương mại buộc phải lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng, việc cho vay vốn khắt khe hơn. Mặc khác nhiều dự án bị từ chối vay vốn, hoặc doanh nghiệp không dám vay, không dám triển khai dự án tử đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà Chính phủ đặt ra mục tiêu 9% trong năm 2008 cao hơn mức 8.44%
của năm 2007. Bởi vì hiện nay vốn đầu tư vào nền kinh tế, vốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và hộ gia đình chủ yếu là vốn vay Ngân hàng mà hiệu quả vốn đầu tư có độ trễ ít nhất là 6 tháng. Tức là việc hạn chế đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng hiện nay sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
Bài toán chi phí, lợi nhuận của các Ngân hàng sẽ bị thay đổi đáng kể theo hướng giảm lợi nhuận vì hoạt động chính của Ngân hàng là cho vay đã bị thắt chặt lại bởi sự bất ổn trên thị trường tiền tệ. Phải cắn răng vay tiền dân với lãi suất cao, không giải ngân cho khách hàng hoặc hạn chế giải ngân, nhanh chóng hút tiền về để đảm bảo dự trữ bắt buộcvà mua tín phiếu có thể ảnh hưởng đến khả năng khủng hoảng thanh khoản của Ngân hàng. Thêm vào đó khi lợi nhuận của các Ngân hàng trong năm 2008 giảm đi, giá cổ phiếu của các Ngân hàng cũng có nguy cơ giảm đi