PHỤ LỤC
Chính Sách Tiền Tệ Việt Nam Đã Áp Dụng Trong Giai Đoạn 2003 – 2007: - Giai đoạn 2002 – 2003:
Từ tháng 8/2003, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm đáng kể lãi suất tái cấp vốn từ 6.0%/năm, xuống 5.0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 5.0%/năm xuống 4.2%/năm; tỷ lệ dự trữ bắt buộc cả nội tệ, ngoại tệ có mức giảm 0.5% – 1.0% so với mức thực hiện trước đó.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm việc với bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chiếm 70% thị phần huy động vốn và cho vay, để bàn biện pháp giảm lãi suất trên thị trường. Qua cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng Thương mại này đã cắt giảm lãi suất huy động vốn kỳ hạn ngắn. riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chiếm tới 25 thị phần huy động vốn và cho vay trong toàn quốc còn quyết định giảm cả lãi suất điều hành vốn trong hệ thống của mình, đồng thời giảm mức lãi suất mà các chi nhánh đi vay các Ngân hàng Thương mại khác.
Hiệp hội Ngân hàng cũng đã vào cuộc bằng việc tổ chức cuộc họp với bốn Ngân hàng Thương mại Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước để bàn biện pháp hạ mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, thống nhất phương pháp hoạt động của các Ngân hàng nhằm đảm bảo lợi ích chung trong toàn hệ thống, đến hiệu quả của nền kinh tế và lợi ích của từng tổ chức tín dụng. Cuộc họp đã thống nhất các Ngân hàng Thương mại lấy mức lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng làm lãi suất cơ bản giữa các Ngân hàng hội viên; đồng thời thường xuyên thông báo cho nhau việc thay đổi các mức lãi suất của mình thông qua Hiệp hội Ngân hàng.
Các biện pháp kể trên đã thể hiện sự chủ động của Ngân hàng Nhà nước sử dụng đúng các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ và tôn trọng tính quy luật về lãi suất, phản ánh cung cầu vốn trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, đồng thời thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên của Hiệp hội Ngân hàng trong khi vẫn tôn trọng tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại. kết quả là lãi suất huy động vốn kỳ hạn ngắn đã giảm xuống.
Đến cuối tháng 8 năm 2003 có một nghịch lý là trong khi lãi suất huy động vốn ngắn hạn giảm xuống, thì lãi suất huy động vốn và cho vay trung và dài hạn vẫn đứng ở mức cao, thậm chí ở một số Ngân hàng Thương mại còn có xu hướng tăng lên. Chẳng hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn lãi suất trái phiếu kỳ hạn 5
năm vẫn duy trì ở mức 9.17%/năm cho năm đầu tiên, lãi suất huy động vốn kỳ hạn 24 tháng của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam, cho khoản tiền gửi từ 50 triệu đồng trở lên tới 0.785%/tháng (tương đương 9.42%/năm)… Một thực tế đáng quan tâm nữa là lãi suất huy động vốn của Ngân hàng Thương mại này tương đương hoặc cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng Thương mại khác. bởi vậy, nếu các Ngân hàng Thương mại cứ tăng lãi suất trung và dài hạn lên, thì vốn từ Ngân hàng có lãi suất thấp hơn sẽ chạy sang Ngân hàng có lãi suất cao hơn và nếu phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu đô thị với lãi suất cao, thì chủ yếu hút vốn từ các Ngân hàng Thương mại đầu tư vào đó, ảnh hưởng đến việc cho vay vốn trung và dài hạn của Ngân hàng cho khách hàng và các dự án. Thực trạng này cho thấy thị trường liên ngân hàng chưa phát triển, chưa có tác dụng điều hòa lãi suất trong nền kinh tế. từ đó đòi hỏi Ngân hàng Thương mại phải có các giải pháp để điều hành chính sách tiền tệ phù hợp.
Công cụ nghiệp vụ thị trường mở:
Ngày 12/7/2000, Ngân hàng Thương mại Việt Nam chính thức đưa công cụ nghiệp vụ thị trường mở vào hoạt động, đây là một sự chuyển biến quan trọng trong điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Thương mại, từ sử dụng công cụ trực tiếp sang sử dụng các công cụ gián tiếp theo tín hiệu của thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế. Qua hơn hai năm triển khai thực hiện, đến nay đã có 22 tổ chức tín dụng được cấp giấy chứng nhận là thành viên nghiệp vụ thị trường mở trong đó có 4 Ngân hàng Thương mại quốc doanh, 10 Ngân hàng Thương mại cổ phần, 1 Ngân hàng liên doanh, 5 chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài, 1 công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương.
Từ tháng 5 năm 2002 nghiệp vụ thị trường mở được đưa vào giao dịch hàng tuần, quy mô và doanh số ngày càng tăng, lãi suất ngày càng linh hoạt. trong các hình thức giao dịch của nghiệp vụ thị trường mở thì việc Ngân hàng Thương mại mua các giấy tờ có giá là chủ yếu (Ngân hàng Nhà nước bơm tiền ra); chiếm tỷ lệ khoảng từ 71% lên trên 90%. Như vậy, đây chính là một “kênh” quan trọng của Ngân hàng Nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Trong thực tế, với sự cố gắng của Ngân hàng Nhà nước mặc dù nghiệp vụ thị trường mở đã hoạt động ổn định, và Ngân hàng Nhà nước đã có những thành công bước đầu trong việc đưa công cụ mới vào điều hành chính sách tiền tệ, nhằm tác động tới vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, nhưng với thực trạng quy mô thị trường nhỏ, nhiều phiên giao dịch của thị trường không có thành viên nào đăng ký giao dịch, thị trường
mở hầu như chỉ là sân riêng của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh lớn còn các Ngân hàng Thương mại cổ phần vốn ít, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài ít vốn nội tệ hầu như đứng ngoài điều này cho thấy việc vận hành nghiệp vụ thị trường mở chưa thông suốt, lãi suất trên thị trường mở ít có tác động đến lãi suất trên thị trường. Do đó cần phải có giải pháp điều chỉnh hoạt động thị trường mở, phát triển thị trường này để trong thời gian tới nó sẽ thực sự trở thành công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
Các công cụ khác:
- Lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu: Như đã biết trước đây là cửa sổ chiết khấu rất quan trọng để tăng hoặc giảm khả năng cho vay của các Ngân hàng Thương mại làm tăng hoặc giảm lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế. Trong thời gian vừa qua lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu đã được Ngân hàng Nhà nước áp dụng phù hợp với diễn biến trên thị trường tiền tệ quá nóng từ tháng 8 năm 2003, Ngân hàng máy móc đã quyết định giảm đáng kể lãi suất tái cấp vốn từ 6.0%/năm xuống 5.0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 5.0%/năm xuống 4.2%/năm (quyết định 833/2003/QĐ-NHNN) đây là một quyết định kịp thời đã góp phần hạ nhiệt cơn sốt lãi suất trên thị trường trong mấy tháng gần đây.
- Dự trữ bắt buộc: Ngân hàng Trung ương sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để tác động đến lượng tiền cung ứng ra qua việc tác động đến cơ chế tạo tiền gửi của các Ngân hàng Thương mại và tác động đến lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng. Trong thời gian qua, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi nội tệ vẫn được giữ nguyên ở mức thấp trong hơn 2 năm qua, 2% đối với Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam, 3% đối với các tổ chức tín dụng đô thị khác. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ cũng được điều chỉnh giảm từ 12% xuống còn 8%, thực hiện từ tháng 4 năm 2002 và giảm tiếp xuống 5% thực hiện từ tháng 12 năm 2002. Tuy nhiên, động thái này đã ít ảnh hưởng đến lãi suất thị trường.
- Công cụ tỷ giá: Ngân hàng Nhà nước đã linh hoạt trong sử dụng công cụ này. Từ 1/7/2002 Ngân hàng Nhà nước quyết định nới lỏng biên độ quy định tỷ giá của các tổ chức tín dụng trong giao dịch mua bán ngoại tệ đối với khách hàng, quyết định này đã giảm dần những quy định mang tính chất hành chính can thiệp vào quyền tự chủ kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Ngày 13/9/2003 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ra quyết định 958/2002/QĐ-NHNN về quản lý ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán cùa các tổ chức, cá nhân nước ngoài tại trung tâm giao dịch chứng khoán. Từ tháng 10 năm 2002 Ngân hàng Nhà nước đã có quy định mới về trạng thái ngoại tệ
đối với các Ngân hàng Thương mại… Cùng với việc ban hành các chính sách nói trên, Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì và vận hành có hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ, liên ngân hàng, thực hiện nghiệp vụ Swap trong giao dịch hoán đổi ngoại tệ lấy đồng Việt Nam giữa Ngân hàng Thương mại với Ngân hàng Nhà nước. Với các biện pháp trên, thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian qua tương đối ổn định, tỷ giá biến động không nhiều góp phần ổn định tiền tệ, ổn định kinh tế.
- Giai đoạn 2003 – 2004:
Từ tình hình thực tiễn của năm 2003 và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2004 theo chỉ tiêu Quốc hội phê duyệt, ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã xác định mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ một cách kinh hoạt, thận trọng, nâng cao vai trò điều tiết và kiểm soát tiền tệ nhằm ổn định tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 7.5%-8.0% và lạm phát dưới 5%.
Năm 2004 có thể nói là năm có nhiều diễn biến ảnh hưởng đến điều hành chính sách tiền tệ, cụ thể là:
- Giá dầu thô và một số mặt hàng nguyên liệu, lương thực trên thế giới tăng cao nhưng không ảnh hưởng nhiều đến tăng trưởng kinh tế thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2003). Tuy nhiên, sự gia tăng khó lường về giá cả các mặt hàng nêu trên có tác động đẩy mức giá trong nước tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, qua đó đặt ra những khó khăn và thách thức đối với việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ.
- Đồng đôla Mỹ mất giá so với một số ngoại tệ mạnh và các đồng tiền trong khu vực đã tạo thuận lợi nhất định cho việc thực hiện mục tiêu ổn định tỷ giá của Việt Nam. Tuy nhiên xu hướng tăng lãi suất của đồng đôla Mỹ trong 6 tháng cuối năm có những tác động đến việc thực hiện mục tiêu ổn định lãi suất của Việt Nam.
- Sự tăng trưởng cao của kinh tế thế giới đặc biệt là của các nước đối tác thương mại chính của Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam và tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, qua đó góp phần cải thiện cán cân thanh toán.
- Thiên tai, dịch cúm gia cầm trong nước, việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng nguyên nhiên liệu đầu vào là những nhân tố chính đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao trong đó lương thực phẩm là nhóm hàng có quyền số lớn nhất 47.9%, có mức tăng cao nhất trong rổ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng.
- Sự trầm lắng của thị trường bất động sản so với các năm trước do tác động của Luật đất đai 2003 và giá bất động sản ở mức cao… góp phần tạo nhân tố ổn định cho thị trường tiền tệ.
Trước diễn biến chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng mạnh trong những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời phân tích tìm ra nguyên nhân tăng giá chủ yếu là do tác động từ bên cung. Trong khi đó mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2004 đặt ra ở mức cao 7.5%-8.0%, thị trường vốn chưa thực sự phát triển, tín dụng Ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ yếu trong việc đáp ứng vốn cho tăng trưởng kinh tế.
Vì vậy, từ tháng 3/2004 Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng hơn nhằm ổn định tiền tệ, ổn định lãi suất, ổn định tỷ giá góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể là: giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 7.5%/năm, lãi suất tái cấp vốn 5%/năm, lãi suất tái chiết khấu 3%/năm. các công cụ khác được điều tiết linh hoạt, cụ thể:
- Về công cụ dự trữ bắt buộc: Trước bối cảnh chỉ số giá tiêu dùng những tháng đầu năm tăng cao, để thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ góp phần tăng trưởng kinh tế, từ tháng 7/2004, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các loại tiền gửi dưới 24 tháng bằng VND và ngoại tệ (Quyết định số 796/QĐ-NHNN ngày 25/6/2004). cụ thể, đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và có kỳ hạn đến dưới 12 tháng tăng từ 2% lên 5%, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tăng từ 1.5% lên 4%, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn và Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương tăng từ 1% lên 2%. Đối với tiền gửi bằng VND kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 1% lên 2%. Đối với tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 4% lên 8%, loại từ 12 tháng đến dưới 24 tháng tăng từ 1% lên 2%.
Đồng thời, để khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả, tránh tăng lãi suất dẫn đến dư thừa vốn VND, Ngân hàng Nhà nước đã thay đổi phương thức trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND (Quyết định số 923/QĐ-NHNN ngày 20/7/2004). Theo đó, đối với dự trữ bắt buộc bằng VND, Ngân hàng Nhà nước chỉ trả lãi cho tiền gửi dự trữ bắt buộc (1.2%/năm) mà không trả lãi cho phần tiền gửi dự trữ bắt buộc vượt.
- Về nghiệp vụ thị trường mở: Trong năm 2004 nghệip vụ thị trường mở đã được tăng cường sử dụng như một công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc bơm/hút vốn khả dụng của tổ
chức tín dụng với thời hạn ngắn từ 7-60 ngày. Tổng doanh số giao dịch của năm 2004 đạt 61.936 tỷ đồng, bằng khoảng 3 lần tổng doanh số giao dịch của năm 2003.
Doanh số giao dịch bình quân một phiên năm 2004 khoảng 504 tỷ đồng, bằng 2.5 lần doanh số giao dịch bính quân một phiên năm 2003. Cá biệt có phiên khối lượng giao dịch trên 3.400 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với khối lượng giao dịch tối đa 1.500 tỷ đồng của năm 2003.
Về thành viên tham gia thị trường mở năm 2004, sự tham gia của các thành viên mới như Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương, Ngân hàng Thương mại cổ phần Á châu, Ngân hàng Liên doanh VID-Public, chi nhánh Ngân hàng Nước ngoài Citibank đã chứng tỏ các tổ chức tín dụng có sự quan tâm hơn đối với nghiệp vụ thị trường mở. Để hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các tổ chức tín dụng và ổn định thị trường tiền tệ, từ 1/11/2004 Ngân hàng Nhà nước đã tăng định kỳ giao dịch các phiên nghiệp vụ thị trường mở lên 3 phiên/tuần và đặc biệt trong các dịp giáp Tết, các phiên giao dịch thị trường mở được tổ chức hàng ngày.
Từ 15/12/2004, việc Ngân hàng Nhà nước áp dụng công nghệ trang web trong đặt thầu và đấu thầu đã tạo thuận lợi cho các thành viên tham gia thị trường (giảm chi phí đầu tư ban đầu do không phải cài đặt phần mềm).