3. Nhận xét về các PTTT
3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan đầu tiên chúng ta phải nhắc tới đó là sự hạn chế về vốn. Chính sự hạn chế này đã giới hạn việc đầu tư thâm nhập thị trường
thông qua các kênh gián tiếp mà đa số phát triển dựa trên các kênh gián tiếp như XK ủy thác.
Thứ hai, đó là sự thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng nguồn
Dương Minh Sang Lớp QTKDTổng Hợp 46A
nhân lực hoạt hoạt động trong lĩnh vực tiêu thụ của Công ty. Đặc biệt là nhân lực giỏi về công tác thâm nhập và phát triển thị trường.
Thứ ba, vấn đề phát triển SP mặc dù đã có những đầu tư tương đối lớn
nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhóm mặt hàng SX chính của Công ty vẫn chủ yếu là các nhóm mặt hàng được SX từ 6 loại nguyên liệu chính là: mây, tre, bèo, guột, gỗ, cói. Gần đây, Công ty đã phát triển và đưa vào XK mặt hàng sơn mài và nan mành, tuy nhiên chất lượng, mẫu mã vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
Thứ tư, hoạt động xúc tiến thương mại chưa được đáp ứng được yêu
cầu, công tác nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng đúng mức, thiếu đội ngũ nhân viên có năng lực trong công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng và lập kế hoạch. Mặc dù hoạt động này luôn được Công ty xác định là một trong những hoạt động có tính chất quan trọng để thúc đẩy XK nhưng Công ty vẫn chưa tiếp cận được nhiều thị trường mới, chưa nắm bắt được thông tin từ phía thị trường này, hoạt động nghiên cứu sự thay đổi thị hiếu, nhu cầu của khách hàng, nhu cầu của khu vực thị trường nước ngoài chưa sát sao, khiến cho quá trình tiêu thụ SP ở nước ngoài gặp khó khăn.
Thứ năm, Chưa tạo lập được hệ thống phân phối trực tiếp ở các thị
trường nước ngoài, chưa thiết lập được các đại lý, văn phòng đại diện ở các thị trường lớn. Chính điều này đã hạn chế rất lớn tới việc tiếp cận, tìm kiếm và nắm bắt nhu cầu của khách hàng tại các thị trường.
Thứ sáu, việc ký kết hợp đồng cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn do
khoảng cách về địa lý, các quy định của mỗi nước, độ tin cậy của mỗi bên,