Các tác động khác

Một phần của tài liệu Đánh giá các tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế (Trang 31 - 32)

Hiện tại, đa số các hộ gia đình ở thành phố Huế đều sử dụng nước máy của COWASU, chỉ có một phần rất nhỏ các hộ dân ở các xã, phường ngoại thành sử dụng nước ngầm qua các giếng khoan và giếng đào. Theo thống kê vào năm 2008 của Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường Nông thôn Thừa Thiên Huế, toàn thành phố có 460 giếng khoan và 338 giếng đào tập trung ở 2 xã Thủy Biều và Hương Long. Khi nhu cầu sử dụng nước và giá nước tăng cao, người dân có xu hướng sử dụng nước ngầm để đáp ứng nhu cầu và tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Ngoài ra, nhiều nhà máy và xí nghiệp cũng sẽ chuyển qua sử dụng nước ngầm nhiều hơn nhằm chủ động trong các hoạt động và tiết kiệm chi phí sản xuất.

Trước tình hình các nguồn nước ngọt hiện nay ngày càng khan hiếm cùng với việc gia tăng nhu cầu sử dụng nước thì trong tương lai, nước ngầm sẽ ngày càng được khai thác nhiều hơn. Điều này sẽ gây ra một số tác động xấu như làm hạ thấp mực nước ngầm dẫn đến ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây sụt lún đất, xói lở… Thực tế cho thấy trong thời gian gần đây, ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hiện tượng các tầng nước ngầm bị đe dọa bởi xâm nhập mặn ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một tài liệu hay công trình nghiên cứu nào thống kê một cách đầy đủ về trữ lượng nước ngầm của Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, việc đánh giá ảnh hưởng của chất thải công nghiệp và sinh hoạt đến nước ngầm cũng chưa được thực hiện.

Ngoài ra, khi các nhà máy nước gia tăng công suất, lượng điện sử dụng trong các nhà máy nước cũng sẽ tăng lên tương ứng. Hiện nay, ở các nhà máy cấp nước Thừa Thiên Huế, chi phí cho điện năng chiếm bình quân vào khoảng 30% tổng chi phí giá thành sản xuất nước sạch. Trong thực tế, các nhà hoạch định chính sách vẫn ít khi đề cập đến các khoản chi phí và tiết kiệm năng lượng điện trong các kế hoạch cung cấp nước. Tuy nhiên, theo Ronnie Cohen (một nhà kinh tế môi trường ở Mỹ) thì

“Bảo tồn nước và nâng cao hiệu suất sử dụng nước không phải là chỉ tiết kiệm nước mà còn là tiết kiệm năng lượng, cắt giảm chi phí tiêu thụ điện và giảm ô nhiễm từ các nhà máy điện”.

4.3.2. Tác động đến kinh tế - xã hội

Việc gia tăng nhu cầu cấp nước đô thị không những gây ra các tác động đến môi trường mà còn tạo nhiều áp lực lên lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Một phần của tài liệu Đánh giá các tác động kinh tế - xã hội và môi trường của sự gia tăng nhu cầu nước cấp đô thị ở thành phố Huế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w