Hệ thống BHXH là một bộ phận quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội tại bất kỳ một quốc gia trong đó có Việt Nam.
Hệ thống ASXH mà đặc biệt là cơ chế BHXH là trung tâm đã hình thành rất sớm. Với mục tiêu xây dựng chính sách BHXH phù hợp với quá trình phát triển của đất nước và đáp ứng nguyện vọng đông đảo của người lao
động, người sử dụng lao động, của nhân dân và hoà nhập với xu thế phát triển BHXH của các quốc gia trên thế giới, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã chỉ
rõ: “Đổi mới chính sách xã hội theo hướng: mọi người lao động và đơn vị
kinh tế thuộc các thành phần kinh tế…”. Trên cơ sở đường lối lãnh đạo đó, từ
năm 1995 đến nay Quốc hội, Chính phủ cùng các cơ quan chức năng đã ban hành những văn bản pháp luật để bổ sung, sửa đổi và dần hoàn thiện chính sách BHXH cũng như việc tổ chức quản lý và thực hiện những chính sách này.
Thu BHXH, BHTN, BHYT liên tục tăng qua các năm, đã tạo lập nên quỹ BHXH tập trung, dần độc lập với ngân sách nhà nước. Quỹ BHXH được tồn tích qua nhiều năm và chuyển giao sử dụng qua các thế hệ, nên quỹ luôn có số dư tạm thời nhàn rỗi trong thời gian dài, do vậy việc đầu tư tăng trưởng, bảo toàn quỹ phải được coi trọng.
Nói đến bảo hiểm là nói đến vấn đề tài chính và tính chất chia sẻ rủi ro. BHXH là lĩnh vực dịch vụ công không mang tính chất thương mại, cạnh tranh
với các nhà cung cấp dịch vụ khác. Mặt khác, BHXH luôn gắn liền với tiêu chuẩn lao động (lương, điều kiện lao động, môi trường…). Khi bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào quá trình tự do thương mại, chủ động đưa ra những kế hoạch kinh doanh không những ở
trong nước mà còn được đầu tư ra nước ngoài, như vậy sự bùng nổ về lực lượng lao động trong các doanh nghiệp, thu nhập của người lao động sẽ tăng là cơ hội lớn để phát triển đối tượng tham gia cũng như tăng nguồn cho quỹ
BHXH. Mặt khác, việc đầu tư của các công ty nước ngoài vào Việt Nam, phát triển các doanh nghiệp trong nước là cơ hội cho người lao động tìm kiếm việc làm, lúc đó vấn đề tiền lương không phải là vấn đề duy nhất mà bên cạnh đó còn là môi trường làm việc, quyền được hưởng các chế độ phúc lợi xã hội. Như vậy, việc gia tăng lực lượng, di chuyển lao động trong các lĩnh vực ngành, nghề, địa phương sẽ tác động trực tiếp tới quá trình quản lý đối tượng tham gia BHXH. Vì vậy BHXH tỉnh Hưng Yên luôn chú trọng việc thực hiện các chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động được linh hoạt.
Việc thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ chính trị, định hướng phát triển của BHXH tỉnh Hưng Yên phù hợp với định hướng phát triển của toàn ngành BHXH, thực hiện mục tiêu “Bảo hiểm y tế toàn dân” tạo nguồn tài chính ổn định cho chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng, hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nâng cao nhận thức của các ngành các cấp và người dân về nghĩa vụ và quyền lợi trong việc thực hiện luật BHYT: Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, các đoàn thể xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện pháp luật về bảo hiểm y tế; Các đoàn thể, các tổ chức xã hội theo chức năng, nhiệm vụ tuyên truyền, vận động các hội viên tham gia bảo
hiểm y tế, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội, của mỗi cá nhân để hỗ trợ cộng đồng tham gia bảo hiểm y tế; Chủ sử dụng lao động nhận thức trách nhiệm của mình trong việc tham gia BHYT để bảo vệ quyền lợi về sức khỏe người lao động; Người dân thấy được trách nhiệm với cộng
đồng, gia đình và với chính bản thân khi tham gia BHYT.