Để tổ chức kế toán trong các đơn vị BHXH, cần tuân thủ các nguyên tắc chung sau:
* Nguyên tắc phù hợp
Tổ chức kế toán phải đảm bảo phù hợp với luật kế toán, chuẩn mực kế
toán, chính sách quản lý kinh tế tài chính, các chếđộ, thể lệ văn bản pháp quy hiện hành về kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán phải phù hợp với đặc điểm hoạt
động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tổ chức quản lý, quy mô, địa bàn hoạt
động của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin.
Nguyên tắc phù hợp còn thể hiện tổ chức kế toán phải phù hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, trang bị và khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán, ghi chép và xử lý thông tin của bộ phận kế toán.
* Nguyên tắc thống nhất
- Thống nhất giữa các đơn vị hành chính sự nghiệp trong một hệ thống: Thống nhất giữa cấp trên và cấp dưới, thống nhất giữa các đơn vị trong ngành; - Thống nhất trong thiết kế, xây dựng các chỉ tiêu trên chứng từ, sổ kế
toán và báo cáo kế toán với các chỉ tiêu quản lý;
- Thống nhất trong nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép trên các tài khoản kế toán;
- Thống nhất trong việc áp dụng chính sách tài chính, kế toán. Thống nhất giữa chếđộ chung và việc vận dụng trong thực tế tại đơn vị về chứng từ, tài khoản, sổ sách báo cáo kế toán;
chính sự nghiệp trong mối quan hệ với bộ máy quản lý của ngành.
* Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
Tổ chức bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, sử dụng nhân lực và vật tư ít nhất nhưng vẫn đáp ứng tất cả các yêu cầu đối với kế toán muốn vậy trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của kế toán phải giỏi, trang thiết bị phù hợp, tổ chức kế toán phải đảm bảo nhịp nhàng nhằm tiết kiệm, hiệu quả.
* Nguyên tắc bất kiêm nhiệm
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm cần được quán triệt trong tổ chức hạch toán kế toán là thực hiện phân công, phân nhiệm rõ ràng, một số công việc tránh phân công cùng một người kiêm nhiệm như kế toán tiền mặt thì không được kiêm thủ quỹ hoặc thủ kho không được kiêm kế toán vật tư,...