Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 45)

Theo Luật Kế toán 2015 “Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan

đến đơn vị kế toán”

Theo giáo trình Nguyên lý kế toán, trường Đại học Lao động xã hội, năm 2008, “báo cáo kế toán là phương tiện cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và hoạt động của đơn vị cho người sử dụng”

[11, tr241].

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; tình hình thu, chi BHXH trong kỳ kế toán, cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng của đơn vị, là căn cứ quan trọng

giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra, giám sát điều hành hoạt

động của đơn vị.

Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.

Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục Ngân sách Nhà nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các kỳ kế toán với nhau. Trường hợp lập báo cáo tài chính có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị BHXH tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thu, chi BHXH của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước.

Hệ thống báo cáo kế toán ngành BHXH đang thực hiện theo hệ thống báo cáo quy định tại Thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 và danh mục báo cáo được quy định tại phụ lục 04 Thông tư 178/2012/TT-BTC

* Tổ chức lập, nộp, công khai BCTC, báo cáo quyết toán ngân sách:

- Báo cáo tài chính phải lập đúng theo mẫu biểu quy định, phản ánh đầy

đủ các nghiệp vụ, lập đúng kỳ hạn, nộp báo cáo đúng thời hạn;

- Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống BHXH, tạo điều kiện cho việc tổng hợp, phân tích, kiểm tra, đánh giá tình hình thu, chi BHXH của cấp trên và các cơ quan quản lý nhà nước;

được tổng hợp từ các số liệu của sổ kế toán.

- Đơn vị kế toán tại BHXH tỉnh có trách nhiệm lập, nộp báo cáo tài chính và duyệt báo cáo quyết toán ngân sách như sau:

+ Lập và nộp báo cáo tài chính theo quý, năm và nộp báo cáo quyết toán cho BHXH Việt Nam, cơ quan Tài chính và cơ quan Thống kê, Kho bạc Nhà nước tỉnh để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến hoạt động của đơn vị;

BHXH tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, xét duyệt báo cáo quyết toán cho BHXH thành phố, huyện và lập báo cáo tài chính tổng hợp từ các báo cáo tài chính năm của các BHXH thành phố, huyện.

* Kỳ hạn lập báo cáo:

Kỳ hạn lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của các đơn vị BHXH

được lập vào cuối kỳ kế toán quý, năm.

Kỳ hạn lập báo cáo quyết toán: Báo cáo quyết toán lập theo năm tài chính là báo cáo tài chính kỳ kế toán năm sau khi đã được chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trong thời gian chỉnh lý quyết toán theo qui định của pháp luật.

* Thời hạn nộp báo cáo:

Thời hạn nộp báo cáo quý: BHXH tỉnh nộp báo cáo tài chính cho BHXH Việt Nam hoặc cho cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thống kê tỉnh đồng cấp chậm nhất 20 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán quý;

Thời hạn nộp báo cáo năm: BHXH tỉnh nộp báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho BHXH Việt Nam hoặc cho cơ quan Tài chính, Kho bạc, Thống kê tỉnh chậm nhất 45 ngày, sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

- Báo cáo quý gồm các loại biểu báo cáo: Bảng cân đối tài khoản, Bảng

đối chiếu tài khoản tiền gửi, Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT,BHTN (B07b-BH); Báo cáo chi tiết số thu BHXH, BHYT, BHTN (F07-II-IBH); Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN (B07c-BH)....;

B01-BH); Báo cáo tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí chi BHXH, BHYT,BHTN (mẫu B08b-BH); Báo cáo tổng hợp thu BHXH, BHYT, BHTN (mẫu B07b-BH); Báo cáo kết dư quỹ khám chữa bệnh BHYT do địa phương quản lý (mẫu B13- BH)...

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)