Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm antoàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 45)

các hoạt động về quản lý đầu vào, quản lý sản xuất, quản lý lưu kho, vệ sinh nhà xưởng, vệ sinh nhân viên, vệ sinh trang thiết bị nhằm đảm bảo điều kiện vệ sinh trong môi trường sản xuất và chế biến thực phẩm của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn HACCP là chương trình phân tích, phòng ngừa và ngăn chặn các nhân tố gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng có trong sản phẩm thực phẩm một cách chặt chẽ và hiệu quả. Tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn hệ thống quản lý antoàn thực phẩm quốc tế do tổ chức ISO, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế xây dựng lên. Áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.Tiêu chuẩn này có giá trị trên toàn cầu.

3.2.7. Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý về an toàn vệ sinhthực phẩm thực phẩm

Người quản lý có vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy cần phải bồi dưỡng, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm từ các trường đại học, có mã ngành đào tạo hệ cao đẳng, đại học,...Đồng thời cần tăng cường hợp tác quốc tế, đẩy mạnh việc ký kết các điều ước quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm.

Huyện Quảng Xương cần tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các cán bộ và nhân dân trên đại bàn toàn huyện. Thông qua việc tập huấn này để phổ biến kiến thức cho các cán bộ nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu và dần dần ngăn chặn ngộ độc thực phẩm.

3.2.8. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn vệ sinhthực phẩm thực phẩm

Hiện nay, kinh phí cho hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện còn hạn chế, thiếu nguồn vốn đầu tư. Vì vậy, trong thời gian tới cần sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn đầu tư từ ngân sách của nhà nước; bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm, chú trọng đầu tư cho công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị kiểm nghiệm, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyên truyền phổ biến kiến thức và pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Tăng cường kinh phí cho hoạt động thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm để triển khai các hoạt động đào tạo, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh tra chuyên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn các xã, thị trấn trên toàn huyện. Căn cứ tình hình thực tế mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội hàng năm của huyện, xây dựng dự toán kinh phí bảo đảm thực hiện công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm. Hỗ trợ việc mua sắm trang thiết bị thiết yếu phục vụ công tác thanh tra chuyên ngành đối với một số xã khó khăn. Thu hút các nguồn vốn ngoài nhà nước cho công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời huy động nguồn vốn hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 44 - 45)