Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 49)

Do khả năng, điều kiện nghiên cứu cũng như tình hình thực tế sẽ có nhiều biến đổi từng ngày nên bài viết còn có những vấn đề chưa kịp phát hiện và chỉ rõ, cần tiếp tục nghiên cứu:

Thứ nhất, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy nên nó luôn là vấn đề được đưa ra nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau, từ góc độ của nhà quản lý, doanh nghiệp sản xuất cho đến người tiêu dùng. Trên đây là những đánh giá từ góc độ của nhà quản lý nên chưa thể tổng quát được toàn bộ vấn đề cần có những nghiên cứu sau bổ sung thêm.

Thứ hai, sự ra tăng dân số hiện nay sẽ đe dọa an ninh lương thực và làm cạn kiệt tài nguyên, nguồn nước uống; hệ sinh thái cũng bị mất cân bằng, cách ăn uống truyền thống cũng thay đổi làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm của cộng đồng.

Thứ ba, biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất kèm theo sự thay đổi và gia tăng dịch bệnh cho con người, vật nuôi và cây trồng dẫn đến nguy cơ gia tăng ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật và các loại bệnh mạn tính, các bệnh ung thư, quái thai, dị ứng...

Thứ tư, tiếp tục ngăn chặn, xử lý dứt điểm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, sử dụng phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép; giảm thiểu rõ nét vi phạm về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh, chất bảo quản, phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.

Thứ năm, tổ chức bộ máy, phương thức quản lý được sắp xếp, thực hiện theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với xu thế quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm tiên tiến của thế giới.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, ban lãnh đạo huyện Quảng Xương đã rất nỗ lực cố gắng trong công tác quản lý về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra, các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn tiên tiến đang ngày càng tăng lên. Nhiều xã, thị trấn đạt chuẩn về an toàn thực phẩm. Nhờ vậy mà người dân trên địa bàn huyện được cung cấp những thực phẩm sạch, đảm bảo a toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cuộc sống làm cho chất lượng cuộc sống nhân dân ngày một tăng lên. Kết quả này đạt được là cả quá trình nỗ lực của các cấp đảng uỷ, ban lãnh đạo huyện đã quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và cũng là nhờ sự đồng lòng, góp sức của toàn dân.

Tóm lại, đề tài đã hệ thống hoá được một số lý luận như khái niệm, nội dung và các công cụ quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Đề tài phân tích, đánh giá một cách khái quát về thực trạng quản lý nhà nước đối với an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Trong đó bao gồm thực trạng về việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; tổ chưac thực hiện pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như là công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ thực tiến của huyện nhận thấy được những mặt tốt, tuy nhiên cũng có những hạn chế từ khâu xây dựng chính sách, pháp luật còn sự chồng chéo dẫn đến trách nhiệm không rõ ràng; nguồn nhân lực của huyện còn hạn chế, yếu kém về mặt chuyên môn; nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động quản lý còn hạn chế; trình độ dân trí ở các xã trong huyện còn thấp làm cho việc quản lý của cán bộ quản lý rất khó khăn. Vì vậy đề tài có đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho huyện để hoàn thiện, tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.

Dù đã có sự cố gắng tuy nhiên với khả năng có hạn thì bài viết không thể không có những thiếu sót cần bổ sung. Vì vậy cần có những công trình nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn về quản lý nhà nước với an toàn vệ sinh thực phẩm. Cuối cùng, em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 47 - 49)