LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
3.1. Quan điểm, định hướng quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thựcphẩm phẩm
3.1.1. Quan điểm
Với mục tiêu trong thời gian tiếp theo, các quy hoạch tổng thể về an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng được triển khai trên cơ sở hệ thống quản lý đủ mạnh, có hiệu lực, toàn diện, cải thiện tình trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta. Và mục tiêu đến năm 2020, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã quán triệt quan điểm:
Thứ nhất, bảo đảm an toàn thực phẩm có tác động lớn tới sức khỏe của người dân, sự phát triển kinh tế và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó, công tác này phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân, trong đó đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền. Nhiệm vụ bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ của toàn dân. Mỗi công dân phải ý thức được rằng việc sản xuất, kinh doanh cũng như tiêu thụ thực phẩm an toàn là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của chính bản thân mình. Để thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm thì những cán bộ quản lý có vai trò quan trọng, là người đầu tàu dẫn đăt, chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm đạt hiệu quả tốt nhất.
Thứ hai, đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là đầu tư phát triển, là đầu tư có hiệu quả, góp phần tạo ra sự phát triển bền vững của đất nước, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội trực tiếp và gián tiếp. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là bảo vệ sức khoẻ của con người trong lâu dài. Vì vậy, đầu tư cho công tác này là đầu tư cho phát triển bền vững của đất nước. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lực đầu tư vào công tác này ở nước ta còn hanh chế, cần phải bổ sung thêm.
Thứ ba, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đòi hỏi sự phối hợp liên ngành chặt chẽ, trong đó trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực này đóng một vai trò then chốt. Bất kỳ một công tác quản lý nào thì cũng không thể thực hiện một cách độc lập được mà cần phải có sự phối hợp giữa các ngành với nhau. Các bộ, ban, ngành cần thống nhất với nhau trong việc quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, hoàn thiện và tăng cường đủ mạnh đối với hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm là yếu tố tiên quyết đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.