Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

Thứ nhất, các cơ quan chức năng cần tăng cường rà soát các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Rà soát và bổ sung quy chế quản lý nhập khẩu hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, các phụ gia thực phẩm, các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chống di nhập các loại sinh vật lạ lây lan mầm bệnh, làm biến đổi gen; các quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm tươi sống và chế biến, quy định về điều kiện vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm tiêu thụ tại Việt Nam; rà soát lại các quy định và tiêu chuẩn về chất lượng của thực phẩm xuất khẩu để hoàn thiện theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.

Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo khi thực hiện pháp luật về kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng một cách đồng bộ các quy trình quy phạm, các kỹ thuật canh tác trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các quy trình công nghệ trong bảo quản, chế biến, trong phân phối, lưu thông…Hoàn thiện các quy định về xuất, nhập khẩu các sản phẩm biến đổi gen và sinh vật biến đổi gen.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng, ban hành các quy định về kế hoạch hành động an toàn vệ sinh thực phẩm và kiểm dịch ở tất cả các khâu trong chu trình thực phẩm, từ đó phân nhóm hành động theo chức năng và trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức thực hiện, thanh tra, giám sát, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan cùng chịu trách nhiệm về các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiếp tục ban hành các quy định pháp lý để làm căn cứ cho việc kiểm soát thực phẩm của các hiệp hội ngành hàng, khu vực tư nhân cùng với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội khác. Loại bỏ những điểm chồng chéo giữa các văn bản của các bộ ngành khác nhau, những quy định không hoặc ít có tính khả.

Thứ tư, tăng cường nguồn lực cho hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác, rà soát, xây dựng, ban hành văn bản

pháp luật về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần đảm bảo các nguồn lực cho công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm trên cả nước nói chung và địa hàn huyện Quảng Xương nói riêng, bao gồm cà nguồn lực con người và nguồn lực vật chất. Bảo đảm cấp đủ ngân sách nhà nước cho hoạt động nghiên cứu, xây dựng pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc cấp ngân sách này phải đảm bảo tính kịp thời và hợp lý với tình hình thực tế.

Thứ năm, tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và chuyên gia của các tổ chức tiêu chuẩn, môi trường quốc tế đồng thời tăng cường công tác đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia. Về mặt kỹ thuật trong công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa tiến bộ. Vì vậy phải áp dụng những tiến bộ của nước bạn, tranh thử sự hợp tác quốc tế để tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w