Thực trạng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về antoàn vệ sinh thực phẩm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 35)

sản không đảm bảo an toàn và kiên quyết xử lý những trường hợp cố tình vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tại huyện có 41 cơ sở sản xuất thực phẩm, 62 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể là 35; có 155 cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ và thức ăn đường phố; có 50 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi; 30 cơ sở kinh doanh thuốc thú y; kinh doanh phân bón, giống cây trồng là 75; kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật là 20; tổng số cơ sở giết mổ là 112 cơ sở; số trang trại, gia trại là 450. Trong thời gian qua tình hình nộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cơ bản đã được kiểm soát.

2.2.4. Thực trạng xử lý vi phạm

Việc áp dụng và thực hiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực ATTP trong những năm qua được cấp ủy, thủ trưởng các đơn vị chức năng quan tâm, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả tích cực, góp phần kìm chế các vụ ngộ độc hực phẩm (NĐTP) và sự gia tăng VPHC trong lĩnh vực ATTP.

Huyện đã tiến hành kiểm tra liên ngành về ATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện, thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và công khai tên cơ sở, địa chỉ, loại sản phẩm vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Ngày 8 tháng 8 năm 2019, Đoàn kiểm tra của tỉnh đã tiến hành thanh tra trên địa bàn các huyện, thị xã. Kết quả đã phát hiện ra nhiều vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm. Riêng 3 đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh đã tiến hành kiểm tra 51 cơ sở, phát hiện và xử lý vi phạm 11 cơ sở với số tiền là 43.600.000 đồng. Trong đó huyện Quảng Xương phát hiện một cơ sở sản xuất vi phạm. Đó là, cơ sở sản xuất bánh kẹo Phan Trường Sơn, thôn Định Tân, xã Quảng Định (Quảng Xương), bị xử phạt hành chính số tiền 4.000.000 đồng về hành vi vi phạm dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy,...

Trong thời gian tới, các ngành chức năng sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp liên ngành và chuyên ngành trong kiểm tra công tác đảm bảo ATTP, thực hiện xử lý các cơ sở vi phạm về ATTP theo quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường quản lý khâu lưu thông hàng hóa, phòng chống hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng ATTP trên địa bàn.

2.2.5. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn vệ sinh thựcphẩm phẩm

Công tác truyền thông, giáo dục chính sách pháp luật về ATTP trên hệ thống đài truyền thanh của huyện, xã trong các đợt cao điểm như Tuần quốc gia nước sạch và vệ

sinh môi trường, Tết nguyên đán, tháng hành động vệ sinh ATTP, tết trung thu, các mùa lễ hội được quan tâm chua trọng. Các hình thức tuyên truyền đã được đa dạng hoá như tổ chức các hội thi, bài viết, phổ biến pháp luật về vệ sinh ATTP cho người dân, người quản lý, sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc đảm bảo ATTP theo quy định của pháp luật.

Huyện tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn những kiến thức cơ bản về ATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cán bộ, nhân dân, các cơ sở sản cuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện để nâng cao nhận thức, thái độ của người tiêu dùng. Tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện ATTP cơ sở kiến thức và sức khoẻ của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, bảo quản, vận chuyển,… góp phần giảm thiểu ngộ độc thực phẩm. Biểu dương các cá nhân, tổ chức tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm đồng thời phê phán các cá nhân, đơn vị vị phạm pháp luật về an toàn bệ sinh thực phẩm.

Uỷ ban nhân Dân huyện Quảng Xương đã tổ chức 4 lớp tập huấn về ATTP cho cán bộ xã, thị trấn, người quản lý, các bếp ăn tập thể, chủ các khách sạn, nhà hàng và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Hội LHPN huyện Quảng Xương đang triển khai mở các lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho thành viên "chi hội phụ nữ tự quản về vệ sinh an toàn thực phẩm" và cộng đồng. Thông qua việc tập huấn nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về an toàn thực phẩm cho các chi hội, hội viên phụ nữ, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm, tiến tới việc xây dựng hệ thống giám sát, kiểm soát an toàn thực phẩm hiệu quả gắn với việc thực hiện tiêu chí 3 sạch của cuộc vận động “xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”. Tại các lớp tập huấn, Hội LHPN huyện cũng đã lồng ghép phát động phong trào khuyến khích đi chợ bằng làn. Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng 1 lần vì sức khỏe gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w