chương trình dinh dưỡng và các chương trình khác; ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Bên cạnh đó cần tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát của Hội đồng nhân dân huyện và cấp xã đối với công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các đoàn đại biểu huyện đối với công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Hội đồng nhân dân cấp xã có các Nghị quyết về công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm được báo cáo tại các kỳ họp định kỳ hàng năm của Hội đồng nhân dân cấp huyện.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinhthực phẩm thực phẩm
Trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Xương cần từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách trong công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Ban hành chế độ, chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ công tác trong lĩnh vực bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong quản lý và thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đồng thời, nâng cao hiệu lực, tính khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh tình trạng chồng chéo. Khi xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm cần đảm bảo tính thống nhất từ cấp huyện đến cấp xã, thị trấn. Các văn bản quy phạm pháp luật này phải phù hợp với tình hình thực tế tại huyện, dựa trên cơ sở pháp lý của Nhà nước.
3.2.3. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông về an toàn vệsinh thực phẩm sinh thực phẩm
Đây là nhiệm vụ rất quan trọng để các quy định của Nhà nước được tiếp cận đến người dân trên địa bàn toàn huyện. Trong đó, các cán bộ quản lý sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông để tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh thực phẩm cho toàn thể nhân dân được biết và thực hiện theo.
Huyện Quảng Xương cần triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi. Tận dụng tối đa hệ thống thông tin, tuyên truyền sẵn có ở địa phương để truyền thông, giáo dục về an toàn vệ sinh thực phẩm, chú ý tập trung các khu vực trọng điểm về an toàn vệ sinh thực phẩm, vào các ngày lễ, các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội hàng năm trên địa bàn huyện.