Khả năng tiến tới áp dụng DDC Việt hoá 14

Một phần của tài liệu Tìm hiểu DDC việt hoá 14 và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 55 - 57)

7. Bố cục của khoá luận

2.3.2. Khả năng tiến tới áp dụng DDC Việt hoá 14

Dự án dịch DDC rút gọn ấn bản 14 ở Việt Nam đã hoàn thành. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức các lớp huấn luyện sử dụng DDC ấn bản rút gọn 14 tiếng Việt để các thƣ viện và cơ quan thông tin đang sử dụng DDC cũng nhƣ các cơ quan thông tin – thƣ viện có xu hƣớng sử dụng Khung phân loại DDC trong công tác phân loại tài liệu của cơ quan mình có thể cập nhật những thay đổi, mở rộng này nhằm sử dụng một cách có hiệu quả và khoa học Khung phân loại DDC để phân loại tài liệu của cơ quan mình.

Bản dịch DDC Việt hoá 14 đã khắc phục đƣợc phần nào xu hƣớng thiên về các nƣớc Ây Mỹ, đƣợc bổ sung, mở rộng và chi tiết hơn các bản lƣợc dịch trƣớc đây rất nhiều (ở môn loại lịch sử, văn học, ngôn ngữ, chủ nghĩa Mác – Lênin ) rất thích hợp sử dụng cho các thƣ viện có vốn tài liệu từ 20 000 đầu tên trở xuống ( thƣ viện các trƣờng đại học, cao đẳng, các thƣ viện khoa học tổng hợp, thƣ viện của các viện nghiên cứu…). Các thƣ viện lớn cũng có thể sử dụng kết hợp DDC Việt hoá với nguyên bản DDC 22 để phân loại tài liệu trong khi chƣa có điều kiện dịch DDC 22.

Hệ thống thƣ viện Việt Nam bao gồm hai loại hình: Thƣ viện khoa học và thƣ viện phổ thông. Các thƣ viện Việt Nam có vốn tài liệu dƣới 20 000 đầu tên nhƣ: thƣ viện các trƣờng đại học, thƣ viện của các viện nghiên cứu, Thƣ viện tỉnh…có thể áp dụng trực tiếp DDC Việt hoá 14 để phân loại tài liệu. Các thƣ viện lớn có vốn tài liệu trên 20 000 đầu tên sách nhƣ Thƣ viện Quốc gia Việt Nam có thể sử dụng DDC Việt hoá 14 kết hợp với DDC 22 để phân loại tài liệu chính xác và khoa học.

CHƢƠNG 3.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu DDC việt hoá 14 và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)