7. Bố cục của khoá luận
2.3.1. Tình hình sử dụng Khung phân loại DDC tại Việt Nam
DDC là Khung phân loại đƣợc sử dụng rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới (DDC đƣợc hơn 200 000 thƣ viện ở trên 135 quốc gia sử dụng, đƣợc dùng trong thƣ mục quốc gia của hơn 60 nƣớc, đƣợc dịch ra 35 thứ tiếng ). DDC là một trong những Khung phân loại đƣợc quy định cho OCLC, ký hiệu DDC đƣợc in trên phiếu mục lục do Thƣ viện Quốc hội Mỹ thực hiện và nhiều thƣ viện có thể tận dụng CSDL này. DDC hiện là ngôn ngữ định ký hiệu trong các CSDL thƣ mục với mục lục hàng chục triệu biểu ghi mà lớn nhất là OCLC với mục lục liên hợp toàn thế giới. DDC đã bao quát hầu hết các lĩnh vực khoa học và phân chia rất chi tiết, cụ thể các lĩnh vực khoa học đó, giúp cho ngƣời tìm kiếm thông tin và phục vụ thông tin dễ dàng sử dụng trong việc tìm kiếm tài liệu.
Ở Việt Nam, một số thƣ viện đã biết đến và áp dụng DDC theo nhiều cách khác nhau: lƣợc dịch sử dụng nội bộ, dùng trực tiếp ấn bản tiếng Anh hoặc gián tiếp qua ấn bản tiếng Pháp.
Ở miền Bắc, Trung tâm Thông tin – Thƣ viện Đại học Quốc gia Hà Nội là cơ quan đi tiên phong trong việc áp dụng Khung phân loại DDC.
Ở miền Nam, vào những năm 60 của thế kỷ XX, bà Nguyễn Thị cút đã dịch Khung phân loại Dewey rút gọn xuất bản lần thứ 9 để các thƣ viện miền Nam sử dụng trong công tác phân loại tài liệu và tổ chức kho sách. Hiện nay, có thể kể đến một số thƣ viện áp dụng Khung phân loại này: Thƣ viện Đại học nông lâm, Thƣ viện Đại học Đà Lạt, Thƣ viện Đại học Cần Thơ, Đại học Hùng Vƣơng, Đại học Ngoại ngữ tin học, Viện trao đổi văn hoá với Pháp…
Nhƣ vậy, trƣớc khi có bản dịch DDC Việt hoá 14, các cơ quan thông tin – thƣ viện Việt Nam đã sử dụng DDC theo nhiều cách khác nhau để phân loại tài liệu của cơ quan mình. Điều đó dẫn tới việc không thống nhất trong sử dụng DDC và gây khó khăn cho việc chia sẻ thông tin giữa các cơ quan thông tin – thƣ viện cùng sử dụng Khung phân loại DDC.