Xác định chủ đề của tài liệu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu DDC việt hoá 14 và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 49 - 50)

7. Bố cục của khoá luận

2.2.1. Xác định chủ đề của tài liệu

Phân loại một tài liệu phụ thuộc trƣớc hết vào việc xác định chủ đề của tài liệu đang xử lý. Yếu tố then chốt trong việc xác định chủ đề là ý định của tác giả.

+ Nhan đề thƣờng là một đầu mối phát hiện chủ đề, nhƣng không bao giờ là nguồn phân tích duy nhất. Chẳng hạn, Who Moved My Cheese? ( Ai cất dọn pho mát của tôi?) là một tài liệu bàn về cách đối phó với những đổi thay, chứ không phải một cuốn sách về nghệ thuật nấu ăn. Cũng giống nhƣ vậy, một nhan đề có những thuật ngữ cụ thể là tiểu phân mục của một lĩnh vực thì thực sự có thể dùng những thuật ngữ nhƣ vậy một cách tƣợng trƣng để thể hiện đề tài rộng hơn. Ví dụ, nhan đề chứa thuật ngữ nhƣ nhiễm sắc thể, AND, đƣờng xoắn kép, gen, và bộ gen có thể dùng những thuật ngữ này một cách tƣợng trƣng để thể hiện toàn bộ chủ đề di truyền học hoá sinh.

+ Bảng mục lục có thể liệt kê những đề tài chính đƣợc bàn tới trong tài liệu. Đề mục của các chƣơng có thể thay thế khi không có bảng mục lục. Tiểu mục của các chƣơng cũng tỏ ra có ích.

+ Lời nói đầu hay lời giới thiệu thƣờng nói về mục đích của tác giả . Nếu có lời tựa, thì nó thƣờng nêu ra chủ đề của tài liệu và gợi ý về vị trí của tài liệu trong sự phát triển tƣ duy về chủ đề. Bìa bọc của cuốn sách hay tài liệu kèm theo có thể bao gồm một bài tóm tắt về nội dung chủ đề.

+ Bản thân việc xem lƣớt chính văn có thể tiếp tục định hƣớng hoặc khẳng định việc phân tích sơ bộ về chủ đề.

+ Thƣ mục tài liệu tham khảo và mục từ chỉ mục là những nguồn thông tin về chủ đề.

+ Bản sao biên mục từ các cơ quan biên mục tập trung thƣờng có ích vì cung cấp sẵn các đề mục chủ đề, chỉ số phân loại và ghi chú. Một bản sao nhƣ vậy thƣờng xuất hiện trong các dịch vụ trực tuyến và trên mặt trái trang nhan đề của nhiều sách Hoa Kỳ, Ôxtrâylia, Anh, Canađa nhƣ là một bộ phận dữ liệu của Biên mục trong khi xuất bản (CIP). Dữ liệu từ những nguồn này có thể kiểm chứng với cuốn sách đang phân loại vì biểu ghi biên mục dựa vào những thông tin trƣớc lúc xuất bản.

+ Đôi khi cần tham khảơ các nguồn bên ngoài nhƣ các bài điểm sách, tài liệu tra cứu và các chuyên gia về chủ đề để xác định chủ đề của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu DDC việt hoá 14 và khả năng áp dụng ở việt nam (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)