7. Bố cục của khoá luận
2.1.2. Cấu trúc của Khung phân loại DDC Việt hoá 14
Bảng chính của DDC Việt hoá 14 bao gồm 10 lớp cơ bản sau: 000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát
100 Triết học, cận tâm lý và thuyết huyền bí, tâm lý học 200 Tôn giáo
400 Ngôn ngữ
500 Khoa học tự nhiên và toán học 600 Công nghệ ( Khoa học ứng dụng ) 700 Nghệ thuật & Mỹ thuật và trang trí 800 Văn học ( Văn chƣơng ) và tu từ học 900 Lịch sử, địa lý và các ngành phụ trợ
Hệ thống Bảng phụ của DDC Việt hoá 14: bao gồm 4 bảng sau:
+ Bảng 1. Tiểu phân mục chung
Các ký hiệu Tiểu phân mục chung không bao giờ đƣợc dùng độc lập mà đƣợc sử dụng kết hợp với ký hiệu trong bảng chính. Ký hiệu trong bảng Tiểu phân mục chung có dấu gạch ngang đứng trƣớc con số 0:
- 01 Triết học và lý thuyết - 02 Tài liệu hỗn hợp
- 03 Từ điển, bách khoa thƣ, sách tra cứu - 04 Đề tài đặc biệt
- 05 Xuất bản phẩm nhiều kỳ - 06 Các tổ chức và quản lý
- 07 Giáo dục, nghiên cứu, các đề tài liên quan - 08 Lịch sử và mô tả liên quan đến các loại ngƣời - 09 Lịch sử, địa lý, con ngƣời
Sử dụng ký hiệu trong bảng Tiểu phân mục chung khi thêm vào một chỉ số phân loại lấy trong bảng chính bao giờ cũng phải đặt dấu chấm thập phân giữa chữ số thứ ba và thứ tƣ của chỉ số phân loại đầy đủ. Ví dụ:
332.1 Ngân hàng
332.101 Lý thuyết ngân hàng 332.109 Lịch sử ngân hàng 332.12 Ngân hàng thƣơng mại
332.1201 Lý thuyết ngân hàng thƣơng mại 332.1209 Lịch sử ngân hàng thƣơng mại
+ Bảng 2. Khu vực địa lý và con người
Các ký hiệu trong bảng phụ Các khu vực địa lý và con ngƣời không bao giờ đƣợc sử dụng độc lập mà đƣợc dùng kết hợp với ký hiệu trong bảng chính khi có yêu cầu hoặc dùng trực tiếp khi có yêu cầu nhƣ vậy hoặc đƣợc dùng gián tiếp qua ký hiệu 09 ở Bảng 1.
Ví dụ : Thƣ viện công cộng (027.4) Ở Nhật Bản (- 52) → Thƣ viện công cộng ở Nhật Bản (027.452) 385 Giao thông đƣờng sắt Lịch sử giao thông đƣờng sắt ở Nhật Bản
Bảng trợ ký hiệu Các khu vực địa lý và con ngƣời bao gồm các tiểu phân mục:
- 001 – 009 Tiểu phân mục chung
- 1 Khu vực, vùng, địa điểm nói chung; đại dƣơng và biển - 2 Con ngƣời
- 3 Thế giới cổ đại - 4 Châu Âu Tây Âu
- 5 Châu Á Phƣơng Đông Viễn Đông - 6 Châu Phi
- 7 Bắc Mỹ - 8 Nam Mỹ
+ Bảng 3. Tiểu phân mục dành cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể.
Ký hiệu bảng 3 không bao giờ đƣợc sử dụng độc lập, nhƣng có thể sử dụng khi có quy định theo các ghi chú thêm ở dƣới các tiểu phân mục của từng nền văn học thuộc 810 – 890. Các ký hiệu này không bao giờ đƣợc sử dụng cho từng nền văn học nếu không có hƣớng dẫn ghép thêm từ Bảng 3; chỉ số phân loại cho tác phẩm của hoặc về những nền văn học nhƣ vậy kết thúc bằng một ký hiệu ngôn ngữ, ví dụ: Thơ Inukitut 897
Các ký hiệu chính của Bảng 3:
- 01 – 09 [Tiểu phân mục chung; sƣu tập; lịch sử, mô tả, đánh giá phê bình] - 1 Thơ - 2 Kịch - 3 Tiểu thuyết - 4 Tiểu luận - 5 Diễn văn - 6 Thƣ từ
- 7 Văn trào phúng và châm biếm - 8 Tạp văn
Ví dụ:
810 Văn học Việt Nam; 3 Tiểu thuyết; 8 Thời kỳ 1954 – 1975 → Ta có ký hiệu: 813.8 Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975
+ Bảng 4. Bảng tiểu phân mục của từng ngôn ngữ.
Các ký hiệu trong bảng 4 không bao giờ đƣợc dùng độc lập, nhƣng có thể đƣợc sử dụng theo yêu cầu của các ghi chú thêm ở dƣới phân mục của các
ngôn ngữ cụ thể hoặc dùng với chỉ số cơ bản cho từng ngôn ngữ [ đƣợc xác định bằng * nhƣ đã giải thích dƣới 420 - 490]
Các ký hiệu chính của Bảng 4:
- 01- 09 Tiểu phân mục chung
-1 Hệ thống chữ viết, âm vị học, ngữ âm học của dạng chuẩn ngôn ngữ
- 2 Từ nguyên học của dạng chuẩn ngôn ngữ - 3 Từ điển dạng chuẩn ngôn ngữ
- 5 Ngữ pháp dạng chuẩn ngôn ngữ Cú pháp dạng chuẩn ngôn ngữ
- 7 Biến thể mang tính lịch sử và địa lý, biến thể hiện đại không mang tính địa lý
- 8 Cách sử dụng chuẩn của ngôn ngữ (Ngôn ngữ học quy chuẩn) ngôn ngữ học ứng dụng.