7. Bố cục của khoá luận
2.1. Giới thiệu về Khung phân loại DDC Việt hoá 14
2.1.1. Tìến trình tiến tới Việt hoá Khung phân loại DDC rút gọn 14.
Việc lựa chọn Khung phân loại đã từng là vấn đề gây tranh luận ở nhiều nƣớc trên thế giới. Khi các cuộc tranh luận trên thế giới lắng xuống thì ở Việt Nam xảy ra các cuộc tranh luận về việc lựa chọn, sử dụng Khung phân loại sao cho phù hợp để thuận lợi trong việc tìm tin và chia sẻ nguồn lực thông tin. Việc lựa chọn Khung phân loại, dịch, chuyển đổi hay không chuyển đổi từ các Khung phân loại hiện đang dùng sang một khung phân loại khác là vấn đề thời sự đƣợc nhiều ngƣời trong ngành chúng ta quan tâm. Xu thế hiện nay là sử dụng DDC và việc dịch khung phân loại này đƣợc tiến hành khẩn trƣơng và bài bản.
Ở Việt Nam, một số thƣ viện đã biết đến và áp dụng DDC theo nhiều cách thức khác nhau: lƣợc dịch sử dụng nội bộ, dùng trực tiếp ấn bản tiếng Anh hoặc gián tiếp qua ấn bản tiếng Pháp. Ở miền Nam Việt Nam trong những năm 60 của thế kỷ XX, bà Nguyễn Thị Cút đã dịch ấn bản rút gọn lần thứ 9 để các thƣ viện phân loại tài liệu và tổ chức kho sách. Mấy năm gần đây, cũng xuất hiện vài bản lƣợc dịch đang đƣợc sử dụng trong một số thƣ viện đại học.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có ấn bản chính thức nào bằng tiếng Việt đƣợc OCLC ( Trung tâm Thƣ viện tin học hoá trực tuyến Hoa Kỳ ) tổ chức giữ bản quyền cho phép dịch và xuất bản để dùng rộng rãi cho các thƣ viện nƣớc ta. Vấn đề đặt ra là phải có một Khung phân loại chính DDC tiếng
Việt chính thức cho các cơ quan thông tin – thƣ viện Việt Nam sử dụng đồng nhất.
Tháng 3 năm 2000, Vụ thƣ viện - Bộ Văn hoá thông tin đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất “Dịch và nghiên cứu áp dụng Bảng phân loại Dewey vào công tác thƣ viện ở Việt Nam” với kiến nghị dịch DDC làm công cụ phân loại thống nhất cho cả nƣớc để hội nhập với cộng đồng thƣ viện thế giới. Hội thảo kiến nghị dịch bản đầy đủ (ấn bản 21) có cải biến để thích hợp với việc áp dụng vào Việt Nam nhƣng không phá vỡ cấu trúc và luật bản quyền, với nguồn lực chính của Việt Nam.
Sau đó, tháng 9 năm 2001 đã diễn ra Hội thảo về “Hệ thống và Tiêu chuẩn cho Thƣ viện Việt Nam” do Viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne (RMIT) tổ chức tại Hà Nội với sự tài trợ của Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dƣơng (Atlantic Philanthropies Foundation). Hội thảo đã kiến nghị với Chính phủ Việt Nam ra quyết định áp dụng DDC nhƣ một chuẩn nghiệp vụ của Việt Nam, bên cạnh AACR 2 và MARC 21. Nếu DDC đƣợc chấp nhận thì cần tiến hành các bƣớc sau: tìm nguồn tài trợ để dịch một ấn bản rút gọn sang tiếng Việt, phát triển chƣơng trình đào tạo thƣ viện học và thông tin học chính thức. Tại Hội thảo này Bà Joan Mitchell, Tổng biên tập DDC của OCLC đã tham luận và giới thiệu Khung phân loại thập phân Dewey nhƣ một tiêu chuẩn tổ chức tri thức.
Đƣợc phép của Bộ Văn hoá – Thông tin, Giám đốc Thƣ viện Quốc gia Việt Nam đã ký hợp đồng dịch DDC với OCLC. OCLC yêu cầu dịch ấn bản rút gọn trƣớc để phục vụ đông đảo cộng đồng, sau đó mới dịch ấn bản đầy đủ. Năm 2003, Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dƣơng đã tài trợ cho Dự án dịch DDC do Thƣ viện Quốc gia Việt Nam làm chủ Dự án, RMIT tại Việt Nam là cơ quan giám sát dự án. Dự án bắt đầu thực hiện từ tháng 11/2003 và dự kiến kết thúc vào tháng 10/2005.
Sau hơn 2 năm thực hiện dự án dịch thuật và xuất bản, Khung phân loại thập phân rút gọn DDC 14 tiếng Việt đã hoàn thành và ra mắt cộng đồng thông tin - thƣ viện cả nƣớc vào trung tuần tháng 8/2006. Ấn bản tiếng Việt đã cố gắng khắc phục khuynh hƣớng của DDC thiên về thực tiễn các nƣớc Âu Mỹ, cụ thể là chủ đề về phƣơng Đông nói chung và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) nói riêng còn sơ sài chƣa cân xứng với nội dung phong phú, đa dạng (đặc biệt là các đề tài trong lĩnh vực khoa học xã hội) đƣợc đề cập đến trong sƣu tập tài liệu của các thƣ viện Việt Nam, giải quyết những vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị mà một thời đã gây trở ngại cho việc tiếp cận DDC của Việt Nam.
Trong khi chƣa có điều kiện dịch ấn bản đầy đủ DDC 22, để đáp ứng nhu cầu của mọi tầm cỡ thƣ viện Việt Nam, OCLC và phía Việt Nam đã thống nhất chọn và dịch ấn bản rút gọn 14, có chú ý tới việc mở rộng đề tài, bổ sung thêm một số chi tiết liên quan đến Việt Nam lấy từ DDC 22, để dung hoà một phần nào giữa nhu cầu của các thƣ viện quy mô vừa và nhỏ với một số thƣ viện lớn. Để khắc phục một phần khuynh hƣớng thiên về Anh, Mỹ và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phân loại của các thƣ vịên Việt Nam, OCLC và Thƣ viện Quốc hội Hoa Kỳ (Cơ quan biên tập và phát triển DDC) đã chủ trƣơng đƣa vào bản dịch tiếng Việt một số phần mở rộng có liên quan đến lịch sử, địa lý, văn học, ngôn ngữ, các dân tộc ở Việt Nam, các đảng phái chính trị , chủ nghĩa Mác – Lênin. Việc mở rộng đƣợc tiến hành theo 2 cách: lấy nguyên văn từ các phần tƣơng ứng trong ấn bản đầy đủ DDC 22 hoặc dựa vào DDC 22 mà chi tiết hoá các chỉ số phân loại, bổ sung thêm các thông tin đặc thù của Việt Nam vào đề mục (heading) và ghi chú (note). Về nguyên tắc, bản dịch phải trung thành với nguyên bản (kể cả các phần bổ sung và mở rộng đã đƣợc Thƣ viện Quốc hội Hoa Kỳ biên tập và OCLC thông qua).
- Lộ trình và cách thức phải đƣợc tiến hành theo đúng Quy tắc biên tập của Uỷ ban chính sách biên tập Khung phân loại (EPC) và đƣợc sự đồng thuận của biên tập viên hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Các kiến nghị cuối cùng phải đƣợc EPC xem xét và thông qua.
- Nội dung thích nghi và mở rộng phải có căn cứ khoa học, dựa trên các cứ liệu chính thống và đề tài phổ biến trong vốn tài liệu của các thƣ viện Việt Nam (Nguyên tắc đảm bảo về tài liệu).
- Phải đảm bảo tính liên tác (Interoperability), các chỉ số phân loại đƣa vào phần mở rộng phải nhất quán với các chỉ số đã dùng và sẽ dùng trong toàn bộ hệ thống ấn bản rút gọn và đầy đủ của DDC, ý nghĩa nhƣ nhau, nhƣng độ dài ký hiệu có thể khác nhau.
- Cấu trúc của phần thích nghi và mở rộng (kể cả cách diễn đạt các đề mục) phải tƣơng thích với các mục tƣơng ứng trong toàn Khung nói chung và với bố cục các mục liên quan tới các nƣớc trong khu vực nói riêng.
- Khối lƣợng thích nghi và mở rộng phải cân đối với tầm cỡ quy định cho Ấn bản rút gọn.
Quá trình dịch thuật và mở rộng DDC rút gọn 14 đƣợc chính thức thực hiện từ đầu năm 2004. Công tác biên dịch đƣợc kết hợp giữa ngƣời và máy. Phần mềm Pansoft (CHLB Đức) đã cung cấp tiện ích cho việc dịch thuật các bảng chính, bảng phụ, tạo lập và sắp xếp Bảng chỉ mục quan hệ, hỗ trợ phần lớn chế bản theo hình thức nguyên bản tiếng Anh. Bản dịch đã đƣợc biên tập, hiệu đính và đƣợc hội đồng tƣ vấn (bao gồm giám đốc và chuyên gia của nhiều thƣ viện và cơ quan thông tin lớn trong cả nƣớc) thông qua từng phần tại 7 kỳ họp của Hội đồng. Toàn bộ bản thảo đã đƣợc gửi sang Hoa Kỳ tổng duyệt cảc về nội dung và hình thức. Ngày 1/7/2006, chế bản điện tử của ấn bản tiếng Việt đã đƣợc gửi đi in.
Tháng 6/2006, tiến sĩ Julianne Beall, phó Tổng biên tập DDC, thay mặt cho OCLC và Thƣ viện Quốc hội Hoa Kỳ đã chính thức thông báo: EPC đã đánh giá tốt và thông qua bản dịch DDC rút gọn 14, đã công bố những phần thích nghi và sửa đổi trên Web Dewey và bổ sung dần dần những phần này vào nội dung của ấn bản đầy đủ DDC 22. Cũng nhƣ nguyên bản, bản dịch DDC 14 đã bám sát ấn bản đầy đủ DDC và có những tác động ngƣợc trở lại tác phẩm mẹ. Khác với nguyên bản DDC rút gọn 14 tiếng Anh, bản dịch đã có những sửa đổi, chỉnh lý và cập nhật mới nhất dựa trên những quyết định của EPC vừa công bố trên Web Dewey.
Bảng chỉ mục quan hệ (Bảng tra) của DDC 14 đƣợc dịch kết hợp với biên tập lại cho phù hợp với ngôn ngữ Việt Nam nói chung và bảng chữ cái tiếng Việt nói riêng (xếp lại thứ tự của các mục từ, bỏ bớt một số từ đồng nghĩa tiếng Anh, thêm từ đồng nghĩa, tách hoặc nhập mục từ tiếng Anh, thêm các mục từ mới căn cứ vào các phần mở rộng Khung…).
Một số vấn đề nhạy cảm về mặt chính trị đã đƣợc giải quyết trong khi dịch và áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam, ví dụ: không để chủ nghĩa Phát xít cùng cấp với chủ nghĩa Mác – Lê nin, mốc lịch sử 1945 thay cho 1949 trong Bảng chính 900, tên gọi mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, của một số địa danh đƣợc dịch đúng với tên dùng trong tài liệu chính thống của Việt Nam.
2.1.2. Cấu trúc của Khung phân loại DDC Việt hoá 14.
Bảng chính của DDC Việt hoá 14 bao gồm 10 lớp cơ bản sau: 000 Tin học, thông tin và tác phẩm tổng quát
100 Triết học, cận tâm lý và thuyết huyền bí, tâm lý học 200 Tôn giáo
400 Ngôn ngữ
500 Khoa học tự nhiên và toán học 600 Công nghệ ( Khoa học ứng dụng ) 700 Nghệ thuật & Mỹ thuật và trang trí 800 Văn học ( Văn chƣơng ) và tu từ học 900 Lịch sử, địa lý và các ngành phụ trợ
Hệ thống Bảng phụ của DDC Việt hoá 14: bao gồm 4 bảng sau:
+ Bảng 1. Tiểu phân mục chung
Các ký hiệu Tiểu phân mục chung không bao giờ đƣợc dùng độc lập mà đƣợc sử dụng kết hợp với ký hiệu trong bảng chính. Ký hiệu trong bảng Tiểu phân mục chung có dấu gạch ngang đứng trƣớc con số 0:
- 01 Triết học và lý thuyết - 02 Tài liệu hỗn hợp
- 03 Từ điển, bách khoa thƣ, sách tra cứu - 04 Đề tài đặc biệt
- 05 Xuất bản phẩm nhiều kỳ - 06 Các tổ chức và quản lý
- 07 Giáo dục, nghiên cứu, các đề tài liên quan - 08 Lịch sử và mô tả liên quan đến các loại ngƣời - 09 Lịch sử, địa lý, con ngƣời
Sử dụng ký hiệu trong bảng Tiểu phân mục chung khi thêm vào một chỉ số phân loại lấy trong bảng chính bao giờ cũng phải đặt dấu chấm thập phân giữa chữ số thứ ba và thứ tƣ của chỉ số phân loại đầy đủ. Ví dụ:
332.1 Ngân hàng
332.101 Lý thuyết ngân hàng 332.109 Lịch sử ngân hàng 332.12 Ngân hàng thƣơng mại
332.1201 Lý thuyết ngân hàng thƣơng mại 332.1209 Lịch sử ngân hàng thƣơng mại
+ Bảng 2. Khu vực địa lý và con người
Các ký hiệu trong bảng phụ Các khu vực địa lý và con ngƣời không bao giờ đƣợc sử dụng độc lập mà đƣợc dùng kết hợp với ký hiệu trong bảng chính khi có yêu cầu hoặc dùng trực tiếp khi có yêu cầu nhƣ vậy hoặc đƣợc dùng gián tiếp qua ký hiệu 09 ở Bảng 1.
Ví dụ : Thƣ viện công cộng (027.4) Ở Nhật Bản (- 52) → Thƣ viện công cộng ở Nhật Bản (027.452) 385 Giao thông đƣờng sắt Lịch sử giao thông đƣờng sắt ở Nhật Bản
Bảng trợ ký hiệu Các khu vực địa lý và con ngƣời bao gồm các tiểu phân mục:
- 001 – 009 Tiểu phân mục chung
- 1 Khu vực, vùng, địa điểm nói chung; đại dƣơng và biển - 2 Con ngƣời
- 3 Thế giới cổ đại - 4 Châu Âu Tây Âu
- 5 Châu Á Phƣơng Đông Viễn Đông - 6 Châu Phi
- 7 Bắc Mỹ - 8 Nam Mỹ
+ Bảng 3. Tiểu phân mục dành cho từng nền văn học, cho các thể loại văn học cụ thể.
Ký hiệu bảng 3 không bao giờ đƣợc sử dụng độc lập, nhƣng có thể sử dụng khi có quy định theo các ghi chú thêm ở dƣới các tiểu phân mục của từng nền văn học thuộc 810 – 890. Các ký hiệu này không bao giờ đƣợc sử dụng cho từng nền văn học nếu không có hƣớng dẫn ghép thêm từ Bảng 3; chỉ số phân loại cho tác phẩm của hoặc về những nền văn học nhƣ vậy kết thúc bằng một ký hiệu ngôn ngữ, ví dụ: Thơ Inukitut 897
Các ký hiệu chính của Bảng 3:
- 01 – 09 [Tiểu phân mục chung; sƣu tập; lịch sử, mô tả, đánh giá phê bình] - 1 Thơ - 2 Kịch - 3 Tiểu thuyết - 4 Tiểu luận - 5 Diễn văn - 6 Thƣ từ
- 7 Văn trào phúng và châm biếm - 8 Tạp văn
Ví dụ:
810 Văn học Việt Nam; 3 Tiểu thuyết; 8 Thời kỳ 1954 – 1975 → Ta có ký hiệu: 813.8 Tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ 1954 – 1975
+ Bảng 4. Bảng tiểu phân mục của từng ngôn ngữ.
Các ký hiệu trong bảng 4 không bao giờ đƣợc dùng độc lập, nhƣng có thể đƣợc sử dụng theo yêu cầu của các ghi chú thêm ở dƣới phân mục của các
ngôn ngữ cụ thể hoặc dùng với chỉ số cơ bản cho từng ngôn ngữ [ đƣợc xác định bằng * nhƣ đã giải thích dƣới 420 - 490]
Các ký hiệu chính của Bảng 4:
- 01- 09 Tiểu phân mục chung
-1 Hệ thống chữ viết, âm vị học, ngữ âm học của dạng chuẩn ngôn ngữ
- 2 Từ nguyên học của dạng chuẩn ngôn ngữ - 3 Từ điển dạng chuẩn ngôn ngữ
- 5 Ngữ pháp dạng chuẩn ngôn ngữ Cú pháp dạng chuẩn ngôn ngữ
- 7 Biến thể mang tính lịch sử và địa lý, biến thể hiện đại không mang tính địa lý
- 8 Cách sử dụng chuẩn của ngôn ngữ (Ngôn ngữ học quy chuẩn) ngôn ngữ học ứng dụng.
2.1.3. Sự giống và khác nhau giữa Khung phân loại DDC rút gọn 14 và Khung phân loại DDC Việt hoá 14. Khung phân loại DDC Việt hoá 14.
2.1.3.1. Điểm giống nhau.
Khung phân loại DDC Việt hoá 14 là bản dịch của Khung phân loại DDC rút gọn 14 (nguyên bản tiếng Anh) nên về cấu trúc hai Khung này đều giống nhau, đều có hệ thống bảng chính và bảng phụ. Hai Khung này là ấn bản rút gọn của DDC 22 nên tri thức nhân loại đều đƣợc chia thành 10 môn loại chính. Mỗi môn loại chia thành 10 phân mục ( có 100 phân mục ); mỗi phân mục chia thành 10 phân đoạn ( có 1000 phân đoạn ), tiếp tục dùng chữ số thập phân để phân nhánh. Thế giới tri thức đƣợc sắp xếp theo hệ phân cấp từ các chủ đề lớn nhất đến hẹp nhất để biểu thị bằng hệ thống ký hiệu bảng phân loại. Dùng chữ số Ả rập từ 0 – 9 trên mỗi mức của hệ phân cấp này. Mỗi
một con số thêm vào sẽ biểu đạt chi tiết hơn đối với nội dung cuốn sách đặt nó bên cạnh những cuốn sách khác có cùng chủ đề hay cùng chủ đề liên quan. Mỗi số thập phân cung cấp một trật tự tuyến tính cho các chủ đề của toàn bộ thƣ viện.
2.1.3.2. Điểm khác nhau.
Cũng nhƣ nguyên bản, bản dịch DDC Việt hoá 14 đã bám sát ấn bản DDC rút gọn 14. Về cấu trúc, các đề mục vẫn giữ nguyên so với nguyên bản. Tuy nhiên, giữa DDC rút gọn 14 và bản dịch DDC Việt hoá 14 có sự khác nhau. Sự khác nhau thể hiện ở chỗ bản dịch DDC Việt hoá 14 có những thay đổi, bổ sung và mở rộng hơn so với nguyên bản DDC rút gọn 14, cụ thể nhƣ sau:
Về môn loại lịch sử, chỉ số phân loại dành cho Việt Nam là 959.7. Trong DDC rút gọn 14, chỉ có một mục duy nhất 959.704 ( hơi sơ sài ) phản