Đặc điểm kinh tế, xã hội của thị trấn Tiên Yên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 37 - 40)

4.1.2.1.Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ XXI, nhân dân thị trấn nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình, mục tiêu đã đề ra. Từđó đã đạt được những thành quả quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2005 - 2010 của Thị trấn có mức khá, bình quân hàng năm tăng từ 11-13%, đại đa số các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Tổng thu ngân sách trên địa bàn Thị trấn đạt khoảng 16 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.456.800 đồng/tháng.

Cơ cấu kinh tế của Thị trấn đang có bước chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, nhưng hiện tại tỷ trọng kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 60%, tỷ trọng kinh tế tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ là 40%.

Để đạt được những mục tiêutrong chiến lược phát triển kinh tế xã hội những năm tiếp theo, thị trấn cần có những chính sách, biện pháp cụ thể và hiệu quả hơn nhằm phát huy được những thế mạnh riêng của thị trấn, lại nằm ở phụ cận khu kinh tế Vân Đồn có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội.

4.1.2.2.Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Nền kinh tế của xã đã có bước chuyển dần sang kinh tế hàng hoá, tỷ trọng nông nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tăng dần theo chiều hướng tích cực.

Khu vực kinh tế nông nghiệp:

Với đặc thù là một đô thị loại V bao gồm nhiều núi, việc phát triển kinh tế nông nghiệp vẫn luôn được coi trọng và cũng là nhiệm vụ then trốt trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Thị trấn, trong những năm qua và đến năm 2010. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chăn nuôi trong năm 2010 của thị trấn cụ thể như sau:

*. Trồng trọt:

Năm 2010 tổng diện tích gieo trồng của thị trấn đạt 91,0 ha, trong đó cây lương thực là 48,4 ha, cây hoa màu khác là 42,6 ha, sản lượng lương thực đạt 172,2 tấn, trong đó sản lượng thóc đạt 140,76 tấn, ngô đạt 31,5 tấn.

* Chăn nuôi:

Ngành chăn nuôi trong những năm vừa qua gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng ở gia súc. Tuy nhiên ngành chăn nuôi trong Thị trấn vẫn có bước phát triển khá, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn đều tăng về số lượng qua các năm. Đến năm 2010 tổng gia súc gia cầm đạt khoảng 5836 con, trong đó, đàn lợn có 1200 con , đàn gia cầm 4450 con. Hàng năm thường xuyên tổ chức tiêm phòng bệnh dịch cúm gia súc, gia cầm nhằm ngăm chặn bệnh dịch lây lan. Chăn nuôi phát triển đã góp phần làm cải thiện đời sống của nhân dân.

* Ngành lâm nghiệp:

Rừng là thế mạnh của miền núi, sản xuất lâm nghiệp có xu hướng chuyển biến tích cực về tổ chức quản lý và tạo vốn để phát triển trồng rừng, hạn chế về việc khai thác gỗ rừng đầu nguồn, lấy khâu bảo vệ rừng và trồng rừng làm trọng tâm.

Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng của nhà nước, ngoài những diện tích rừng đã được giao, trong thời gian qua một số hộ dân đã đầu tư chuyển đổi cây trồng như cây keo, thông nhựa… Hàng năm thực hiện mô hình nông - lâm kết hợp, phát triển kinh tế vườn đồi. Trong năm 2010 thu nhập từ lâm sản ước đạt 1.125 triệu đồng.

Nghề rừng đã đóng góp phần quan trọng vào thu nhập để cải thiện đời sống của nhân dân trong Thị trấn. Ngoài ra còn thực hiện tốt việc chăm sóc và bảo vệ phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh. Theo số liệu thống kê năm 2010 độ che phủ của rừng đạt khoảng 50%.

* Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản:

Nghề nuôi trồng thuỷ sản trong Thị trấn cũng gặp không ít khó khăn, quỹđất bị giảm dần do quy hoạch phát triển các dự án. Khả năng về kỹ thuật nuôi trồng còn hạn chế, chủ yếu là nuôi quảng canh với số lượng nuôi rất ít. Trong năm sản lượng thuỷ sản ước đạt 265 tấn, trong đó đánh bắt là 260 tấn, nuôi trồng đạt 5,0 tấn.

Khu vực kinh tế công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ của Thị trấn Tiên Yên đang có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân như: Sửa chữa ô tô, xe máy, gia công cơ khí, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng, chất đốt, vận chuyển hành khách, vận chuyển hàng hoá và các dịch vụ thương mại khác. Năm 2010 có 29 cơ sở thu hút hàng trăm lao động, thu nhập bình quân 2,1 triệu đồng/người/tháng với tổng doanh thu ước đạt 10,892 tỷđồng.

Khu vực kinh tế dịch vụ:

Theo nghị quyết đại hội lần thứ XXI của Đảng bộ thị trấn đã xá định “ Dịch vụ là nghành kinh tế mũi nhọn, là thế mạnh của thị trấn. Tập trung phát triển nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ và các hoạt động dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân, phục vụ cho các khu công nghiệp và du lịch”. Quan điểm chỉ đạo và quán triệt sâu sắc trong

toàn đảng bộ và nhân dân, chính quyền tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân tự do lựa chọn các lĩnh vực sản xuất kinh doanh không trái với quy định của pháp luật. Vě vậy những năm qua các ngành dịch vụ phát triển mạnh, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này tăng nhanh cả về số lượng và quy mô sản xuất. Năm 2010 có 398 hộ kinh doanh với doanh thu đạt khoảng 190 tỷđồng.

4.1.2.3. Phát triển dân số và cơ cấu lao động

Dân số:

Dân số toàn Thị trấn tính hết năm 2010 là 7.238 nhân khẩu với 1974 hộ, số người 3,6/ hộ, mật độ dân số 89/ km2

Trong đó : Nam 3763 người chiếm 52% dân số toàn Thị trấn Nữ 3475 người chiếm 48% dân số toàn Thị trấn

Độ tuổi từ 15 tuổi trở xuống là 1882 người bằng 26,0% Độ tuổi từ 16 đến 60 tuổi là 4568 người bằng 63,12% Độ tuổi trên 60 tuổi là 788 người bằng 10,88%

Lao động:

Lao động đang hoạt động trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn Thị trấn tính năm 2010 như sau:

Lao động trong độ tuổi là 4568 người chiếm 63,12% tổng nhân khẩu. Lao động đang làm việc phân theo ngành như sau:

- Lao động nông nghiệp 2917 người chiếm 63,87% tổng lao động

- Lao động công nghiệp, thương mại - dịch vụ : 1288 người chiếm 28,21% Lao động làm trong các cơ quan HCSN (giáo dục, y tế, quản lý nhà nước,…) khoảng 363 người chiếm 7,92% tổng lao động.

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động không ngừng tăng lên, số lao động tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn hiện nay chưa hợp lý.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)