Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến thu nhập và việc làm của ngườ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 52 - 61)

4.3.1.1. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến thu nhập của người dân

Kinh tế mỗi hộ gia đình phát triển hay không phụ thuộc khá nhiều vào khả năng tổ chức, quản lý, bố trí sản xuất của chủ hộ. Chủ hộ là người đưa ra phương hướng, kế hoạch sản xuất. Mỗi chủ hộ có khả năng nhận thức khác nhau và tiếp thu khác nhau về phương thức sản xuất và trình độ sản xuất, điều này phụ thuộc rất lớn vào độ tuổi, giới tính, quan điểm sản xuất và đặc biệt là trình độ văn hóa của mỗi người.

Thông tin cơ bản về các hộđiều tra được thể hiện qua bảng 4.5

Bảng 4.5 Một số thông tin cơ bản về các chủ hộ Chỉ tiêu Cơ cấu (% trong tổng số) 1. Tuổi của chủ hộ - Từ 20 – 40 30 - Từ 40 – 60 58 - Trên 60 12 2. Giới tính của chủ hộ Nam 72 Nữ 28 3. Trình độ văn hóa của chủ hộ - Học hết tiểu học 16 - Học hết THCS 38 - Học THPT 32 - Đã qua đào tạo (TC, CĐ, ĐH,...) 14

Qua tổng hợp từ kết quả điều tra, cho thấy chủ hộ có độ tuổi từ 40 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 58%, ở độ tuổi này các chủ hộ có nhiều kinh nghiệm sản xuất. Tuy nhiên có một số hạn chế là không dễ thay đổi phương thức sản xuất của họ, do họ sợ rủi ro hoặc họđã quen với kinh nghiệm truyền thống đã được tích lũy từ lâu. Số chủ hộ có độ tuổi từ 20 - 40 tuổi chiếm 30%, đây là độ tuổi có khả năng nắm bắt thông tin, kỹ thuật sản xuất mới nhanh nhạy nhất. Tuy nhiên ở độ tuổi này mới có sự tích lũy kinh nghiệm cho nên cần có những chính sách nâng cao nhận thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho những hộ có độ tuổi này để họđầu tư phát triển cho sản xuất.

Ở bảng 4.6 kết quả điều tra thông tin cơ bản về các hộ điều tra cho thấy, về trình độ văn hóa của các chủ hộ tương đối đồng đều, những chủ hộ chi học hết tiểu học phần lớn là người già và người nghèo không có điều kiện học tập. Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để phát triển kinh tế của các hộ.

Bảng 4.6.Thu nhập bình quân của hộ từ 2010-2014 Chỉ tiêu Thu nhập bình quân/hộ/năm (triệu đồng)

Năm 2014 Năm 2010 Năm 2012 Thu nhập So sánh 2010-2014 Thu nhập So sánh 2012-2014 Tổng thu nhập 33,84 23,52 10,32 28,32 4,8 1. Nông nghiệp 13,10 14,18 -1,08 13,7 -0,48 2. Sản xuất TTCN 6,17 3,35 2,80 3,85 0,5 3. KD-DV 11,40 4,42 6,98 8,24 3,82 4. Khác 3,17 1,57 1,60 2,53 0,96

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Qua bảng 4.6 cho ta thấy. sau khi phát triển đô thị, thu nhập của các hộ hầu như đều tăng lên. Từ năm 2010 đến năm 2012 thu nhập bình quân của hộ tăng 13.000nghìn đồng/hộ/ngày, đến năm 2014 thì con số đã tăng lên 28.000nghìn đồng/hộ/ngày. Tỷ lệ đóng góp của các ngành nghề trong tổng thu nhập cũng có sự

thay đổi, thu nhập từ nông nghiệp của các hộ có xu hướng giảm từ 14,18 triệu đồng/hộ /năm xuống 13,10 triệu đồng/hộ/năm tức là giảm 1,08 triệu đồng /năm (2010-2014) . Năm 2014 thu nhập của hộ cao nhất vì sau khi phát triển đô thị các hộđã mạnh dạn đầu tư sản xuất, tiểu thủ công nghiệp. Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ tăng từ 8,24 triệu đồng/hộ/năm lên 11,4 triệu đồng/hộ/năm tức tăng 3,16 triệu đồng /hộ /năm (2012-2014). Đây là những hộ có trình độ, có kinh nghiệm trong kinh doanh, họđã biết cách tận dụng thời cơ và nguồn vốn từ tiền đền bù để chuyển hướng sản xuất. Sự thay đổi việc làm và thu nhập đã góp phần cải thiện đời sống của người dân. Trong 50 hộđược phỏng vấn có 22 hộ chiếm 44% cho rằng đời sống và thu nhập của họ có sự gia tăng đáng kể sau quá trình đô thị hóa. Số hộ có thu nhập giảm có 10 hộ, đây chủ yếu là những hộ sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích nhưđã dùng tiền đền bù để xây dựng nhà cửa, mua sắm xe máy,... hoặc những hộ bị thu hồi đất nhưng không có cơ hội tìm kiếm việc làm mới. Sự thay đổi hoạt động sản xuất của hộ do nhiều nguyên nhân khác nhau cả chủ quan lẫn khách quan. Vì vậy vấn đềđặt ra cho các cấp chính quyền địa phương là cần định hướng để phát triển kinh tế ổn định cho người dân. Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cần được quan tâm. Tập trung phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của địa phương nhằm tạo nhiều việc làm tại chỗ cho lao động địa phương để phát triển kinh tế một cách bền vững.

Chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự thay đổi thu nhập của hộ dựa trên nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có tới 64% số hộ cho là thu nhập của hộ năm 2014 cao hơn so với năm 2010, 14% số hộ cho rằng thu nhập không tăng và 22% số hộ cho rằng thu nhập của hộ giảm đi so với năm 2010. được thể hiện qua bảng 4.7 dưới đây:

Bảng 4.7 Ý kiến của các hộđiều tra về xu hướng thay đổi thu nhập do tác động của đô thị hóa ĐVT: % Diễn giải Ý kiến các hộđiều tra 1. Giảm đi 22 2. Giữ nguyên 14 3. Tăng lên 64 Tổng số 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ).

Như vậy, sau đô thị hoá tổng thu nhập của hộ nông dân năm 2014 cao hơn so với năm 2010. Lý do của hiện tượng này là:

Thứ nhất, do thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng: dịch vụ nhà ở, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng, dịch vụăn uống, photocopy....

Thứ hai, do đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên việc tìm kiếm một công việc làm thêm đối với người nông dân cũng dễ dàng hơn nhiều so với trước kia. Tầng lớp lao động trẻ có xu hướng làm công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy các công ty liên doanh giải quyết tình trạng dôi dư lao động.

Nhìn chung, do tác dộng của đô thị hoá mà thu nhập ở các hộ nông dân có xu hướng tăng lên tuy nhiên nhiều hộ cho rằng thu nhập tăng nhưng giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng lên nhiều nên chi phí cho đời sông sinh hoạt khá đắt đỏ. Ngoài ra ngành thương mại dịch vụ vẫn mang tính chất tự phát. Sản xuất thủ công nghiệp còn ở tình trạng sản xuất nhỏ phân tán, sản xuất hàng hoá phát triển với tốc độ chậm. Nguồn lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp kể cả tầng lớp trẻ vẫn là lao động phổ thông, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hoá nên việc làm vẫn chưa thực sựổn định, mức lương vẫn thấp.

Tóm lại, để đời sống kinh tế xã hội tiếp tục được nâng cao, vượt qua các hạn chế cần tăng cường phát huy các thế mạnh của thành phố nhằm phát triển theo hướng nền sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao

4.3.1.2 Ảnh hưởng của sự phát triển đô thị đến việc làm của người dân

Bảng 4.8. Tình hình nghề nghiệp của hộ trước và sau đô thị hóa

Nghề nghiệp của hộ Năm 2010(%) Năm2014 (%) Tăng (+) Giảm (-) (%) 1. Nông nghiệp 60 38 -22 2. Kinh doanh TM-DV 18 35 17 3. Cán bộ 6 5 -1 4. Khác 4 7 3 5. Hộ kiêm 29 36 7

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Thực tế cho ta thấy kinh tếở thị trấn Tiên Yên luôn có tốc độ tăng trưởng cao liên tục trong nhiều năm và theo xu hướng giảm dần tỷ trọng GDP trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng GDP trong dịch vụ, thương mại và công nghiệp. Điều đó chứng tỏ xu thế phát triển đô thị của thành phốđang chuyển biến theo hướng CNH – HĐH. Trước ĐTH các hộ sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi,... chiếm tới 60% là dựa vào sản suất nông nghiệp, với một cuộc sống không ổn định. Nhưng sau khi bị mất đất, nhận một khoản tiền bồi thường cộng với việc tiếp cận gần hơn với thị trường thì việc sản suất nông nghiệp của các hộđã giảm 22% so với trước phát triển đô thị, chỉ còn 38% các hộ vẫn tiếp tục sản suất nông nghiệp. Điều này cho thấy họ đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, ngành nghề. Một số hộ chuyển hẳn từ sản xuất nông nghiệp sang kinh doanh dịch vụ như: nhà trọ sinh viên, bán tạp phẩm,...chiếm 35% và tăng 17% so với trước phát triển đô thị. Cũng có hộ chỉ chuyển đổi một phần, vừa tiếp tục sản xuất nông nghiệp, vừa kinh doanh thêm. Cơ hội tiếp xúc với thị trường nhiều hơn nên người dân có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời người lao động cũng có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm mới sau khi mất đất sản xuất. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận hộ nông dân do chưa tận dụng được những cơ hội về thị trường do quá trình ĐTH tạo ra đã không thay đổi phương thức sản xuất mà vẫn tiếp tục nghề nghiệp trước đây do đó thu nhập của họ thay đổi không đáng kể.

Tóm lại, do tác động của quá trình ĐTH, số hộ tham gia sản xuất nông nghiệp tại thị trấn giảm đi đáng kể trong những năm qua. Nhưng quá trình ĐTH cũng đã có nhiều tác động tích cực tới đời sống người dân.

Tuy nhiên vấn đề cần đặt ra là thị trấn cần có chính sách trong việc đào tạo hướng nghiệp cho những hộ mất đất mà chưa có giải pháp tốt trong việc chuyển phương thức sản xuất để họ có thể duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh mang lại thu nhập ổn định cho gia đình trong những môi trường công việc mới.

Bảng 4.9 Kết quảđào tạo nghề và giải quyết việc làm

Stt Đơn vị tính Số lượng

1 Đào tạo nghề 96

2 Giải quyết việc làm 135

2 Xuất khẩu lao động 19

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Sau PTĐT vấn đề giải quyết việc làm cho các hộ dân bị mất đất đã được giải quyết. Nhiều người đã có việc làm mới, nâng cao trình độ học vấn cũng như tay nghề khi chuyển sang ngành nghề mới.

4.3.2. Ảnh hưởng của sự phát triển đô thịđến đời sống xã hội của người dân

Các hộ nông dân sau khi nhận được tiền bồi thường từđất hoặc bán đất thì sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: mua sắm vật dụng gia đình, xây dựng nhà cửa, đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp, đầu tư cho việc học tập và nghề nghiệp của con cái, gửi tiết kiệm,… Qua bảng 4.10 và hình 4.2 có thể thấy trong tổng số tiền hộ nhận được từ bồi thường giải phóng mặt bằng, được hộ sử dụng để đầu tư và giành tiết kiệm cho sau này. Trong tổng số tiền để đầu tư, phần lớn là để đầu tư xây dựng: nhà ở, chuồng trại (chiếm 46%) và đầu tư chi phí khác như mua sắm vật dụng gia đình… Một số khác thì dùng để đầu tư kinh doanh phi nông nghiệp (chiếm 21%), học nghề (chiếm 16%), đầu tư sản xuất nông nghiệp (chiếm 12%).

Bảng 4.10 Tình hình sử dụng nguồn tiền bồi thường đất đai của hộ

Chỉ tiêu Giá trị sử dụng (nghìn đồng)

Tổng số tiền bồi thường 50.320.000

Tổng số tiền đầu tư 34.132.520

Tiết kiệm 16.187.480

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Hình 4.1 Cơ cu s dng tin bi thường đất đai ca h

Đầu tư kinh doanh từ nguồn tiền bồi thường của hộ chiếm 12%. Đây thường là những hộ gia đình khá giả, mạnh dạn hơn trong việc chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Họ mở cửa hàng buôn bán, kinh doanh dịch vụ tổng hợp, xây dựng nhà trọ, phòng nghỉ.

Việc sử dụng tiền bán đất vào việc xây dựng nhà cửa, chuồng trại chủ yếu tập trung vào những hộ có thu nhập trung bình hay thấp.

Một số hộ dùng tiền bồi thường hay bán đất để trả nợ, số tiền còn lại họ dùng để làm chi phí đi tìm công việc khác.

Cũng vì lí do trên mà sau khi nhận được tiền bồi thường, nhiều hộ chưa biết sẽ đầu tư như thế nào thì sẽ gửi tiết kiệm. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng dùng tiền bồi thường vào xây dựng nhà cửa và mua sắm vật dụng gia đình. Họ đã không dùng tiền vào đầu tư học nghề, tìm việc làm. Một số hộ khá và hộ trung bình sử dụng tiền bồi thường dành cho học hành và tìm việc cho con cái.

Tóm lại, khi nhận được tiền bồi thường và tiền bán đất, hộ nông dân ít đầu tư trở lại cho sản xuất đất nông nghiệp cũng như học hành, tìm việc làm. Họ thường sử dụng số tiền đó để xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình hay gửi tiết kiệm. Một số hộ khác đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp để chuyển đổi ngành nghề.

Thay đổi thu nhập của hộ: ĐTH có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân, mức độảnh hưởng được thể hiện qua bảng 4.11.

Bảng 4.11. Thay đổi thu nhập của hộ qua quá trình đô thị hóa

Đơn vị tính % Nguồn thu nhập (% trong tổng thu nhập) Nhóm hộ có thu nhập tăng nhanh Nhóm hộ có thu nhập tăng chậm Nhóm hộ có thu nhập giảm 1. Trồng trọt 21,45 0,00 8,99 2. Chăn nuôi 15,55 2,80 5,89 3. Sản xuất TTCN 18,25 12,66 1,32 4. KD-DV 35 31,13 16,63 5. Làm thuê 5 40 49 6. Khác 4,95 13,41 18,17

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Đối với các hộ có thu nhập tăng lên do quá trình phát triển đô thị chủ yếu là do họ sau khi mất đất nông nghiệp đã chuyển sang các hoạt động dịch vụ, kinh doanh, có tới 35% các hộ chuyển sang hoạt động kinh doanh, dịch vụ, 18,25% các hộ chuyển sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp thay cho việc phụ thuộc chủ yếu vào sản xuấ nông nghiệp và t́m kiếm việc làm, chăn nuôi và trồng trọt. Do đó đã giúp các hộ này có thu nhập tăng khá nhanh. Trong khi đó các hộ có thu nhập bị giảm đi do họ chủ yếu tìm việc làm thuê, có tới 40% các hộ sau khi mất đất chủ yếu tập trung vào đi tìm việc làm và trước đây cũng như hiện nay họ chỉ phụ thuộc nhiều vào nguồn thu này trong khi đó trước khi mất đất sản xuất họ còn có thêm nguồn thu từ các

hoạt động sản xuất nông nghiệp mang lại nên sau khi mất đất một phần nguồn thu của gia đình cũng mất đi vì thế mà thu nhập của các hộ này bị giảm sau khi ĐTH.

Bảng 4.12. Tác động của đô thị hóa đến xã hội và môi trường

Lĩnh vực Tác động (% ý kiến) Tốt Như cũ Xấu 1. Cơ sở hạ tầng 67 6 27 2. Dịch vụ NN 80 7 13 3. Tiếp cận thị trường 51 45 4 4. Cơ hội học tập 47 45 8 5. Nhà ở 64 31 5 6. Sức khỏe 41 49 10 7. Môi trường 34 43 23

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra hộ)

Vấn đề chăm sóc sức khoẻ đã được cải thiện đáng kể người dân có nhiều cơ hội hơn khi tiếp cận các dịch vụ y tế, do vậy có 41% ý kiến cho là tốt lên.

Bên cạnh những tác động tích cực, theo người nông dân ĐTH còn gây ra những tác động tiêu cực. Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn và không khí. Nhiều hộ khi xây dựng nhà cửa đã đã gây hư hại nặng đến đường giao thông và hệ thống cống rãnh xung quanh.

Tốc độ ĐTH nhanh làm lượng xe lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều. Vì thế, lượng bụi và khí độc thải ra ngày một nhiều hơn.

Các công trình được xây dựng làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Vì vậy, có đến 27% trong tổng số ý kiến cho rằng môi

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)