Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 64 - 68)

4.4.3.1. Nâng cao nhận thức pháp luật trong quan hệ quản lý sử dụng đất

Có một thực tế là nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật nói chung trong đó có pháp luật đất đai của đại đa số dân cưở nước ta rất thấp kém, trong đó có một bộ phận không nhỏ là cán bộ thuộc bộ máy quản lý Nhà nước. Lý luận sở hữu toàn dân vềđất đai của Nhà nước chưa được nhận thức đúng ở một bộ phận cơ bản các công chức Nhà nước, trong đó có cả công chức lãnh đạo và đại bộ phận nhân dân. Vì vậy, giải pháp về nhận thức là giải pháp vô cùng quan trọng.

* Đối với Nhà nước

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đất đai thành một cuộc vận động mang tính toàn xã hội, bằng cách huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung trong đó có pháp luật đất

đai nó riêng, biến những quy định của pháp luật thành nhận thức của từng thành viên trong xã hội, từ đó tác động tới ý thức tự giác chấp hành pháp luật trong toàn thể nhân dân.

Cần tập trung chỉ đạo và có cơ chế hoạt động cụ thểđể tăng cường chức năng giám sát của Mặt trận Tổ quốc, HĐND các cấp và Thanh tra Nhân dân trong việc tổ chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước vềđất đai.

Có những biện pháp cụ thể để khuyến khích người SDĐ phát huy tính chủ động, sáng tạo trong quản lý SDĐ, SDĐ đúng mục đích, hợp lý và tiết kiệm, khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai trong quá trình ĐTH.

* Đối với người SDĐ

Người SDĐ cần nhận thức đúng đắn đất đai là tài sản vô giá của quốc gia, người SDĐ có trách nhiệm quản lý, khai thác và sử dụng diện tích đất được giao theo đúng diện tích, đúng mục đích sử dụng được giao, đảm bảo đất được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, đạt hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ tài nguyên đất và bảo vệ môi trường.

Người SDĐ cần xác định rõ quyền lợi của họ nằm trong lợi ích SDĐ của cộng đồng, mỗi giải pháp quy hoạch của Nhà nước đều vì lợi ích chung của xã hội trong đó có lợi ích của họ. Người SDĐ cần tự giác bàn giao đất nhanh chóng, khi có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chủ động phối hợp với các chủ đầu tưđược giao đất thực hiện các quyết định thu hồi và giao đất của Nhà nước.

Người SDĐ phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác trong SDĐ do Nhà nước quy định. Có trách nhiệm phát hiện và tham gia với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý và SDĐ.

4.4.3.2. Sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đất đai phù hợp với quá trình đô thị hóa trong điều kiện nền kinh tế thị trường

Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước vềđất đai và cơ chế chính sách về quản lý đất đô thị.

Chỉ đạo kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch SĐĐ, làm cơ sở tổng kết rút kinh nghiệm đánh giá nghiêm túc công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện nội dung này. Đồng thời nghiên cứu để điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ đến năm 2020 của thị trấn.

Nghiên cứu để ban hành văn bản quy định về xử lý các vi phạm trong quản lý SDĐ, trong đó chú ý vấn đề chính sách kinh tếđể xử lý đối với từng dạng vi phạm cụ thể, căn cứ quy hoạch SDĐ và thời điểm vi phạm.

Nghiên cứu và hoàn thiện văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ của Tổ chức Phát triển Quỹ đất, tiến hành sáp nhập các cơ quan: Tổ chức Phát triển Quỹ đất, Ban GPMB,... thành một đầu mối chuyên trách hoạt động theo cơ chếđơn vị sự nghiệp có thu, chức năng đảm nhận vai trò là thị trường quyền SDĐ cấp I.

Tiến hành nghiên cứu đề có quy định rõ ràng về phân cấp quản lý, gắn công tác quản lý đất đai với công tác quản lý đô thị và môi trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, có quy định về chế tài xử lý đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý vi phạm các quy định về quản lý SDĐ, kể cả việc ban hành văn bản không phù hợp quy định của pháp luật có thể bị xử lý cả bằng biện pháp hành chính và biện pháp kinh tế.

4.4.3.3. Điều chỉnh những điểm bất hợp lý và quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất

- Cần xem xét lại quy trình, lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch đô thị, trên cơ sở có sự tham gia của cộng đồng và quyền quyết định của nhà đầu tư, hạn chế sự tập trung quyền lực và ngân sách của Nhà nước vào công tác xây dựng quy hoạch đô thị, chấm dứt tình trạng “quy hoạch treo”, “dự án treo” như hiện nay.

- Cần nghiên cứu để ban hành các tiêu chuẩn, định mức về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các quy phạm cụ thể về đô thị bền vững, để từ đó xây dựng quy trình về chiến lược phát triển đô thị bền vững, làm căn cứ lập đồ án chi tiết các khu đô thị. Có như vậy các nhà chuyên môn, các cơ quan có chức năng lập quy hoạch đô thị và các đơn vị, cá nhân có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện có đủ hành lang pháp lý để thực hiện. Tránh tình trạng chồng chéo trong các quy định của pháp luật, trong khi cả đối tượng xây dựng quy hoạch đô thị và đối tượng điều chỉnh của quy hoạch đô thị đều không biết được họ cần gì? Phải làm gì? Do quá nhiều văn bản của nhiều cơ quan. nhiều cấp cùng tham gia điều chỉnh công tác này.

4.4.3.4. Tăng cường chất lượng và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đối với đất đai

- Nghiên cứu để ban hành văn bản quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức lực lượng của ngành Tài nguyên và Môi trường ở các cấp.

- Tăng cường các trang thiết bị quản lý hiện đại.

- Cần có sự phối hợp giữa Nhà nước với các cơ sở đào tạo, đảm bảo lực lượng cán bộ QLNN vềđất đai có đủ trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý.

Những định hướng và giải pháp trên là kết quả của quá trình tổng kết những bài học kinh nghiệm thu thập qua các tài liệu quản lý đất đai đô thị trong và ngoài nước, trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, đô thị. Với mong muốn đề xuất một số định hướng và giải pháp tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai, giúp Đảng bộ và Chính quyền thị trấn xây dựng được hệ thống cơ chế chính sách phù hợp, quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai vô cùng quý giá, để nguồn tài nguyên này có đóng góp xứng đáng vào quá trình phát triển xây dựng thị trấn.

4.4.3.5. Giải pháp đưa ra cho các hộ nông dân

Tăng cường tập trung đầu tư vốn vào những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nông sản phẩm.

Thay đổi tư duy sản xuất, trong quá trình đầu tư sản xuất các hộ phải xác định phương án sản xuất kinh doanh, tính toán sơ bộ các khoản chi phí đầu tư để xác định lượng vốn cần đầu tư, từ đó xác định vốn vay phù hợp. Tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ nông dân sản xuất giỏi.

Nói tóm lại, các hộ dân cần chủ động, mạnh dạn trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hay thay đổi hướng sản xuất sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của vùng cũng nhưđặc điểm của mỗi hộ. Có vậy việc tập trung đầu tư vốn mới đem lại hiểu quả cao, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho các hộ dân bị mất đất do quá trình ĐTH nói riêng và các hộ nông dân nói chung.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)