Những nghiên cứu về đô thị hóa trên Thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 25 - 28)

Có rất nhiều công trình nghiên cứu về các hình thái đô thị và quá trình ĐTH trên thế giới và khu vực.

Từ cuối thế kỷ XIX, Cerda - kỹ sư người Catalan vẽ quy hoạch thành phố Barcelone, đặt ra thuật ngữ “urbanisacion” (sau này đã có trong tiếng Pháp: “urbanization” – đô thị hoá). Ông tin rằng ĐTH là một kế hoạch và tồn tại nhiều nguyên lý cơ bản chi phối sự kiến thiết một đô thị. Ông cũng ý thức về tầm quan trọng của việc quản lý thành phố một cách toàn diện với sự huy động kế hoạch về nhiều lĩnh vực của quản lý đô thị (Bassan, Michel, 2001) [1]. Trong nửa đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu khoa học đã có những quyết định khác nhau về các mô hình đô thị. năm 1925, nhà xã hội học Ernest Burgess (Mỹ) đã đem ra “mô hình làn sóng điện”. Theo mô hình này thì thành phố chỉ có một trung tâm và 5 vùng đồng tâm. Đặc điểm chung của mô hình đô thị này là tất cả các lĩnh vực đều có xu hướng mở rộng. “Mô hình thành phốđa cực” được hai nhà địa lý Marris và Ullman đưa ra vào năm 1945. Mô hình chủ yếu tính đổi các dạng đô thị mới phát sinh do sự phát triển của phương tiện giao thông (Bassand, Michel, 2001)[1]. Vào năm 1939, “mô hình phát triển theo khu vực” do chuyên gia địa chính Hamer Hoyt đưa ra chủ yếu tính đến các dạng đô thị phát triển với sự hiện đại hoá các quá trình giao thông và nhiều thành phần phát triển theo kiểu khu phố. Có thể nói đây là hệ thống hoàn chỉnh nhất vì nó đã tính đến các trục giao thông lớn.

Có nhiều quan điểm khác nhau trong quá trình phát triển đô thị. Francois Perrous với quan điểm “thuyết kinh tế chủ đạo” hay còn gọi là “thuyết về các cực tăng trưởng”. Ông cho rằng chỉ ở trung tâm đô thị của hai vùng có sự phát triển các ngành công nghiệp, có sức bành chướng mạnh mới có khả năng tăng trưởng lớn nhất. Nông nghiệp trọng tâm đô thịấy là những cực tăng trưởng. Đây chính là quan điểm phát triển đô thị lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của David C. Korkn cần phát triển đô thị lấy con người làm trung tâm. Ông cho rằng “phát triển là một tiến trình quá trình qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng cá nhân và định chế của mình để huy động các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững và được phân phối công bằng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với cuộc sống của họ” (Bassand, Michel, 2001)[1].

Trong nững năm gần đây các ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng đã có những công trình nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam. Đó là các nghiên cứu về “tác động kinh tế xã hội và môi trường của quá trình đô thị hoá đối với các vùng nông thôn xung quanh các đô thị lớn”, nghiên cứu “tri thức, thái độ hành vi ứng xử của cộng đồng đối với vấn đề rác thải, môi trường đô thị…” (Nguyễn Đình Cự, 1997)[6].

Trong 20 năm qua, thực tếđã có khá nhiều nhà nghiên cứu thuộc các cơ quan, tổ chức phi chính phủ, các trường đại học trong và ngoài nước đến tiến hành nghiên cứu các thành phố Việt Nam. Một số chủđề nghiên cứu đã được giới thiệu như: vai trò của xã hội công dân trong quản lý môi trường đô thị, các thành phần tham gia vào quá độ đô thị, vấn đề nghèo đói, di dân, tái định cư và quá trình hội nhập cuộc sống mới ởđô thị.

Nhìn chung, những nghiên cứu chủ yếu tập trung tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Một số nghiên cứu đã phân tích so sánh giữa hai thành phố hoặc với các nước láng giềng. Thế nhưng, cách tiếp cận và cấp độ quan sát của nhiều ngành khiến cho các dữ liệu được nghiên cứu và phổ biến ở Việt Nam bị phân tán.

Phát triển để trở thành nước công nghiệp, các đô thị Việt Nam đang gợi ra nhiều hướng nghiên cứu đòi hỏi các cấp độ quan sát và tiếp cận phân tích khác

nhau. Trong công trình “Đô thị Việt Nam trong thời kỳ quá độ” đã gợi mở nhiều chủ đề rất đáng quan tâm: cần nghiên cứu có hệ thống về quá độ đô thị để làm nổi bật những nét độc đáo của mỗi thành phố như Hà Nội, TP.HCM và các thành phố loại hai như Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế. Các chủ đề nảy sinh trong khuôn khổ các chính sách đô thị, các lĩnh vực quy hoạch, thu hồi đất đai, đền bù và tái định cư; các chính sách trong lĩnh vực nhà ở đô thị cho mục đích xã hội vẫn là những lĩnh vực cần được nghiên cứu sâu hơn, nhất là đối với những tác động của quá độ kinh tế, của tự do hóa thị trường nhà ở và triển vọng về nhu cầu nhà ở của xã hội trong thời kỳđô thị hóa. Môi trường đô thị, di dân và nghèo đói là những chủ đề rất thú vị khi so sánh các vấn đề môi trường với tình trạng di cư và nghèo đói; giao thông đô thị và sự an toàn: phương tiện đi lại, các tệ nạn luôn là vấn đề lớn của người nghèo, người thu nhập thấp và cũng là gánh nặng cho hệ thống y tế.

Những phương pháp này đã cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc hoạch định cuộc sống, kế hoạch và quá trình phát triển đô thị nói trên và cuộc sống, quan hệ phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tháng 11/2004, bộ xây dựng đã tổ chức các hội nghị nhằm trao đổi chiến lược phát triển đô thị gắn với xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam, đây là một chiến lược quan trọng mà Việt Nam đang tích cực triển khai thực hiện (Bộ Xây dựng, 1999)[4].

Phần 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)