Điều kiện tự nhiên của thị trấn Tiên Yên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 32 - 37)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị trấn Tiên Yên là đô thị loại V, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa xã hội của huyện Tiên Yên có vị trí địa lý như sau:

Phía Tây, Bắc giáp xã Yên Than. Phía Đông Nam giáp xã Tiên Lãng. Phía Tây Nam giáp xã Hải Lạng.

Thị trấn Tiên Yên là trung tâm của huyện Tiên Yên có các đường quốc lộ chạy qua như 18A, 18C, 4B, đặc biệt thị trấn còn có giao thông đường thủy. Với vị trí như vậy, Thị trấn có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp, dịch vụ cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Thị trấn có địa hình phần lớn là đồi núi bao quanh, xen kẽ là những dải đồng bằng và thung lũng nhỏ hẹp nằm ở 2 phía sông Tiên Yên và sông Phố Cũ. Địa hình đồi núi có độ cao trung bình 50m-100m. Hướng dốc chính của địa hình từ Tây Bắc hướng về Đông Nam, độ dốc địa hình đồi núi từ 20 -100 . Có vùng đất bằng nhỏ hẹp là đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven sông. Vùng đất thấp nên đa số bị nhiễm mặn. Nhìn chung địa hình của Thị trấn tương đối phức tạp, đồng bằng và đồi núi đan xen chia tách nhau nên ảnh hưởng nhiều cho việc tổ chức, quản lý, giao lưu giữa các khu.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 230C dao động từ 15,20C- 28,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất 34,90C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới trị số 380C. Về mùa đông, nhiệt độ trung bình thấp nhất 13,50C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối tới 50C.

Thị trấn Tiên Yên nằm trong vùng thuộc khí hậu vùng biển nhiệt đới theo khí tương thủy văn bãi cháy một năm có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông khô, lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều tư thámg 5 đến tháng 10.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở mức 2117,9 mm, phân bố không đều trong năm và chia thành 2 mùa:

- Mùa mưa nhiều : Từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm, cao nhất là tháng 7 , tháng 8 đạt khoảng 550,2 mm

- Mùa ít mưa: Từ tháng11 năm trước đến tháng 4 năm sau, có lượng mưa chỉ chiếm 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 chỉ khoảng từ 4,8-27 mm

Độ ẩm không khí trung bình 84%, thường thay đổi theo mùa và các tháng trong năm. Tháng 2, tháng 3 là những tháng có độ ẩm không khí cao nhất tới 85- 92%, những tháng có độẩm thấp là tháng 1, tháng 10, 11 và tháng 12 chỉđạt từ 76 - 82%.

Thường thịnh hành 2 loại gió chính:

- Gió đông nam xuất hiện vào mùa mưa, thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn.

- Gió mùa đông bắc: xuất hiện vào mùa khô, đặc biệt gió đông bắc tràn về thường mang giá rét.

Tốc độ gió trung bình 2,8m/s, tốc độ gió mạnh nhất là 45m/s( khi có bão). Do đặc điểm vị trí địa lý, thị trấn Tiên Yên nằm trong vùng có nhiều đồi núi và đảo án ngữ, do vậy ít bị ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất khi chịu ảnh hưởng của bão là gió cấp 9

Bức xạ nhiệt: Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1490,7 giờ/năm, thuộc loại tương đối cao thích hợp để canh tác 3 vụ trong năm.

Sương muối, sương mù: Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở khu vực đồi núi.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Tiên yên có hai con sông lớn là sông Tiên Yên chảy từ huyện Bình Liêu xuống. Sông Khe Tiên ( sông phố cũ) có nguồn gốc chảy từ Lạng Sơn xuống, do địa hình núi cao và dốc dòng chảy qua địa hình đồi núi có độ dốc lớn nên hàng năm có lũ lớn.

Sông Tiên Yên chảy theo hướng Bắc Nam và Đông Bắc đổ vào vụng Tiên Yên ở cửa sông Tiên Yên, độ dốc lòng sông 0,6%, lưu vực thường có hình nan quạt tạo dòng chảy tập trung nhanh. Độ cao lưu vực phần lớn tập trung hai bên bờ sông, phía đông và tây lưu vực có tới 90% là vùng núi. Rừng đầu nguồn còn nhiều chưa bị chặt pha cho nên lưu vực khá ổn định.

Dòng chảy bình quân nhiều năm đạt tới 461/s km2 Mùa mưa lũ dòng chảy lớn, mùa này dòng chảy đạt tới 81,7% lượng chảy cả năm, lũ lên xuống nhanh kéo dài từ 1- 2 ngày mỗi đợt. Khi có mưa lượng nước dâng cao đột ngột, hết mưa lượng nước lại cạn kiệt ngay, lũ chính vụ thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 10 đỉnh lũ lớn, tập trung nhanh, biên độ lũ trung bình 4m.

Lũ sớm thường xuất hiện vào các tháng 4- 5 gây ra những trận mưa đầu mùa, tổn thất trên lưu vực lớn do vừa chảy qua mùa khô nên đỉnh lũ thường nhỏ, biên độ lũ trên các sông thường đạt khoảng 1m.

Lũ muộn thường xảy ra vào các tháng 10, 11 do các trận mưa cuối mùa, lượng mưa nhỏ nên lũ cũng nhỏ, chủ yếu là lũ đơn nhưng biên độ lũ có thể lớn hơn, thường từ 1,5 – 2,5 m cho nên tổn thất lũ ít hơn.

* Biển:

Thủy triều vùng Tiên Yên là chế độ nhật triều trong một ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống. Các sông nhật triều có biên độ lơn từ 70- 90cm, độ lớn thủy triều vùng Tiên Yên như sau:

Cực đại đạt 480cm Trung bình đạt 340cm Cực tiểu đạt 195cm

Thủy triều mạnh thường xuất hiện ở các tháng 6, tháng7, tháng 8. Khi triều cường phương tiện thủy có thể ra vào các bến ở thị trấn Tiên Yên được như bến Kho 2, bến Châu…

Thủy hóa: Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa, cực đại vào mùa hè, cực tiểu vào mùa đông

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài nguyên đất

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai Thị trấn Tiên Yên được phân thành hai loại đất chính sau.

a. Nhóm đất mặn (M): Diện tích 15,0 ha chiếm 2,1% diện tích tự nhiên. Được hình thành từ những sản phẩm phù sa sông lắng đọng trong môi trường nước do ảnh hưởng của nước mặn ven sông tràn có tổng số muối tan > 25%, có 2 nhóm đất phụ

b. Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 4,5 ha chiếm 0,63% diện tích tự nhiên. Được hình thành từ sản phẩm bồi tụ chủ yếu của các con sông suối là đất có phù sa không được bồi c. Nhóm đất vàng đỏ mặn (F): diện tích 230,0 ha chiếm 32,48% diện tích tự nhiên. - Đất vàng đỏ có diện tích 285,5 ha bằng 25,41% diện tích tự nhiên bao gồm 2 loại; + Đất vàng đỏđá lẫn nông 125,0 ha + Đất vàng đỏđá lẫn sâu 160,5 ha - Đất vàng nhạt: diện tích 55,5 ha có 1 đơn vị là đất vàng nhạt đá sâu

d. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (HV): Diện tích 5,50 ha chiếm 0,8% diện tích tự nhiên. Đất này hình thành chủ yếu trên đá sét và đá cát bột kết.

e. Nhóm đất nhân tác (NT): Diện tích 9,5 ha chiếm 1,34% diện tích tự nhiên. Đất nhân tác hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi tác động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động của việc khai thác.

Tài nguyên nước:

Thị trấn Tiên Yên nằm trong vùng có lượng mưa lớn trong năm, địa hình dốc, các sông suối nhỏ và ngắn, nước từ trên núi cao chảy xuống sông và đổ ra vùng Tiên Yên ở cửa sông Tiên Yên.

- Nguồn nước mặt chủ yếu hiện nay của Thị trấn được lấy từ hai con sông, đây là nguồn nước ngọt cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra các hệ thống kênh mương, ao hồ, suối nhỏ khác nằm rải rác trong địa bàn cũng được tận dụng để lấy nước

- Nguồn nước ngầm: Ngoài nguồn nước mặt, ở thị trấn trữ lượng nước ngầm cũng khá lớn. Chất lượng nước tốt, có thể khai thác nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng ở độ sâu 30-50m.

Tóm lại: Nguồn nước của thị trấn có trữ lượng tương đối có khả năng đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá.

Tài nguyên rừng:

Thị trấn có 360,05 ha rừng, chiếm 50,84% diện tích đất tự nhiên, trong đó chủ yếu là đất có rừng trồng sản xuất.

Ngoài những loại cây thân gỗ ra ở Thị trấn còn có nhiều loại hệđộng, thực vật sống xen kẽ với cây rừng tạo ra những sản phẩm dược liệu và lâm sản quý…

Tài nguyên nhân văn:

Thị trấn Tiên Yên là đô thị loại V, nhân dân có truyền thống lịch sử lâu đời trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có nền văn hoá phong phú mang đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và mang sắc thái riêng của Tiên Yên. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quan tâm của Nhà nước, nhân dân trên địa bàn Thị trấn đoàn kết, tiếp thu những khoa học, công nghệ mới áp dụng vào sản xuất, xoá đói giảm nghèo xây dựng quê hương từng bước phát triển giàu mạnh, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần cho nhân dân.

4.1.1.6. Cảnh quan môi trường

Khu vực thị trấn Tiên Yên có cảnh quan khá đẹp kết hợp với đồi núi, nước và cây xanh, thung lũng tạo thành vùng cảnh quan riêng có hai triền đồi phía đông, tây, trước mặt là dòng sông chảy nối giữa 2 con sông Tiên Yên chảy ra vụng Tiên Yên, tạo cảnh sắc núi non, sông nước và rừng cây.

Khu vực này có điều kiện môi trường tốt, khí hậu trong lành, không bị ảnh hưởng bởi các nguồn ô nhiễm xung quanh, mùa hè gió Nam và Đông Nam đưa luồng không khí mắt từ vụng Tiên Yên vào qua luồng cửa sông Tiên Yên, Thị trấn mang đặc trưng cơ bản của vùng miền núi ven sông, chủ yếu dân cư sống tập trung ở khu trung tâm và bám theo các trục đường quốc lộ và đường chính đô thị.

Cảnh quan và môi trường vùng này rất thích hợp cho phát triển lâm viên và khu đô thị ven sông. Đã có những ngôi biệt thựđẹp, xây dựng nhà cao tầng khang trang được mọc lên. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhất là các tuyến đường liên khu, tổ dân phố đã được bê tông hoá, hệ thống điện đường được lắp đặt đã tạo thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao; sản xuất đã được áp dụng nhiều các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong trồng trọt và chăn nuôi. Đểđảm bảo được chủ trương đường lối phát triển nền kinh tế toàn diện, bền vững cần kết hợp giữa bảo vệ môi trường với trồng rừng và bảo vệ rừng, chống xói mòn, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN THỊ TRẤN TIÊN YÊN, HUYỆN TIÊN YÊN, TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 2014 (Trang 32 - 37)