Đời sống của động thực vật sống trên Trái Đất

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 27 - 29)

5. Các bước thực hiện

3.1.5. Đời sống của động thực vật sống trên Trái Đất

3.1.5.1. Đối với động vật

Nhịp sinh học của động vật thay đổi. Hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn nên chim có thể sẽ không có sâu mà bắt. Do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào thời gian mà lượng thức ăn dồi dào. Chỉ những loài điều chỉnh được nhịp sinh học để bắt nhịp với chu kỳ sinh sản của cây cối mới có cơ hội duy trì nòi giống và truyền thông tin di truyền cho thế hệ sau.

Bên cạnh đó, động vật di cư lên đồi núi ngày càng nhiều. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nhiều loài động vật đã di chuyển lên những vị trí cao hơn để sinh sống, có lẽ là do những thay đổi khí hậu ở môi trường. Tiêu biểu cho sự thay đổi vị trí sống là chuột, sóc chuột và sóc.

Bắc cực rộng hơn 30 triệu km2, chiếm 1/6 diện tích Trái Đất, băng ở Bắc cực tan nhanh đã cướp đi nơi cư ngụ và sinh trưởng của nhiều loài động vật như gấu Bắc cực, tuần lộc, nai tuyết, hải mã, hải cẩu, chim cánh cụt… Nguy cơ một số loài chim và gấu Bắc cực có nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng nóng lên của khí hậu nếu không kiểm soát được, có thể đẩy 72% loài chim trên hành tinh đến sự tuyệt chủng.

Tình trạng thay đổi khí hậu tác động tới hành vi của chim di cư, loài chim rất nhạy với sự thay đổi khí hậu, bằng chứng là một số loài di cư đã không còn bản năng thay đổi nơi sống nữa. Và số lượng nhiều loài chim này đang giảm đi ở châu Âu và Mỹ do nguồn thức ăn của chúng biến mất bởi tình trạng nóng lên của khí hậu. Nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, những vùng đất ẩm ướt ở bờ biển Địa Trung Hải – nơi sinh sống của đa số các loài chim di cư – sẽ trở nên khô hạn vào năm 2080. Đồng thời nó cũng sẽ hủy diệt nhiều điểm đến khác của chim di cư, khiến chúng có ít sự lựa chọn hơn. Đối với những loài chim sống ở đảo và núi sẽ chẳng còn chỗ nào để tránh rét. Chẳng hạn loài đại bàng sống trong các khu bảo tồn Tây Ban Nha sẽ không còn nơi sinh sống trong vài năm tới đây.

3.1.5.2. Đối với thực vật

Tại lục địa Bắc Mỹ, rất nhiều thực vật bị ảnh hưởng bởi Trái Đất nóng lên. Loài Manzanita bất tử ở miền Tây Bắc Mỹ đang dần khô héo, xương rồng cũng chuyển sang

màu vàng úa. Mùa đông năm 2005 ấm áp lạ thường ở Canada và miền Bắc nước Mỹ, khiến các loài sâu hại sinh trưởng mạnh, hàng triệu hecta rừng bị chúng phá hoại.

Sự bùng nổ thực vật ở Bắc cực là một minh chứng cho sự nóng lên của Trái Đất. Tại Bắc cực, thực vật thường bị vùi dưới lớp băng trong phần lớn thời gian của năm. Giờ đây, dãy băng tan chảy sớm hơn vào mùa xuân, chính vì thế đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng. Theo các nhà khoa học thì nồng độ của sắc tố Chlorophill (được tạo ra trong quá trình quang hợp của thực vật) ở Bắc cực nay cao hơn nhiều so với trước. Điều này chứng tỏ số lượng thực vật ở đây ngày càng tăng lên.

Tảo có hại lợi dụng sự nóng lên toàn cầu phát triển mạnh. Chúng ta vẫn thường thấy lớp ván màu xanh lửng lơ trên mặt nước ao hồ chứa, đó chính là tảo lam xanh Cyanobacteria, tảo lam xanh đặc biệt ưa chuộng thời tiết khắc nghiệt đi kèm sự nóng lên toàn cầu. Chúng có ở mọi nơi và rất khó để loại bỏ.

Hình 3.4: Hình ảnh tảo lam xanh

Loại tảo này có liên quan đến rất nhiều bệnh da liễu, thần kinh, tiêu hóa và bệnh gan nguy hiểm chết người. Mặc dù tảo lam xanh phổ biến hơn ở các nước đang phát triển nhưng nó cũng đang sinh sôi ở các vùng nước quan trọng trên toàn thế giới; trong đó có hồ Victoria (châu Phi), biển Bantic, hồ Erie, vịnh Hồ Lớn, hồ Okeechobee (Florida) và cả ở hồ chứa nước chính của Raleigh (bắc Carolina). Đó là vấn đề mang tính toàn cầu, thời tiết ấm hơn cũng khiến tảo lam xanh có mùa phát triển dài hơn. Do đó chúng có thể phát triển ở các vùng nước phía Bắc mà trước đây chúng không thể tồn tại được vì quá lạnh. Cá và các loài sống dưới nước khác cũng như thực vật có rất ít cơ hội sống sót đối với

Cyanobacteria. Chúng quá nhiều nên che phủ cả bề mặt hồ nước, chắn ánh sáng của các loài cây sống dưới nước vốn là thức ăn của cá. Những con cá thường tránh Cyanbacteria vì thế mà chúng không có thức ăn. Khi Cyanobacteria chết, chúng chìm xuống đáy hồ. Khi bị phân hủy lại khiến nguồn ôxi suy giảm nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)