Các biện pháp của Việt Nam đối với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 52)

5. Các bước thực hiện

5.3. Các biện pháp của Việt Nam đối với biến đổi khí hậu

5.3.1. Giảm lƣợng khí thải đối với hiệu ứng nhà kính

Để giảm lượng khí CO2 thải ra từ các phương tiện giao thông thì chúng ta phải tính toán đến việc giảm phương tiện giao thông cá nhân thay vào đó là các phương tiện công cộng, thay thế nhiên liệu xăng dầu bằng các nguồn nhiên liệu khác sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn.

Chính phủ Việt Nam còn triển khai các dự án về sản xuất điện năng không thải CO2 đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2015 ở Ninh Thuận. Đầu tháng 10/2008, tỉnh Ninh Thuận đã cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50 MW. Đây là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Để giảm lượng khí CH4, N2O thì ngành nông nghiệp của chúng ta cần phải có giải pháp chăn nuôi hiệu quả hơn như việc thu lấy phân gia súc, gia cầm đem ủ, vừa có thể sử dụng khí sinh ra từ quá trình ủ đó để phát điện hay đun nấu, hạn chế sử dụng phân vô cơ.

5.3.2. Sự dụng nguồn năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng

Để tiết kiệm điện năng, ngành xây dựng và kiến trúc phải đưa ra các giải pháp thiết kế, xây dựng nhà, công sở xanh, tận dụng tối đa năng lượng gió, ánh sáng Mặt Trời thay vì sử dụng đèn điện và máy lạnh… Bên cạnh đó, chúng ta cần thúc đẩy các chương trình nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng sạch vốn rất dồi dào ở nước ta như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, thủy điện …

Hình 5.3: Pin Mặt Trời

Hình 5.4: Năng lượng gió tại Lagi, Bình Thuận

Từng cá nhân, từng tập thể, từng ban ngành, trong mọi hành động của mình phải có ý thức bảo vệ môi trường thì chủ trương này mới thành công.

5.3.3. Nâng cao nhận thức con ngƣời

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu về nguy cơ, hậu quả của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khi đã hiểu rõ người dân sẽ không hoang mang và tích cực tham gia thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ, của địa phương nhằm làm giảm nhẹ cũng như thích ứng với Biến đổi khí hậu.

5.3.4. Sống chung với lũ

Trước đây Hà Lan xây dựng đê nhưng hiện nay họ đang có phướng pháp tiếp cận mới là thích nghi, sống chung với lũ, với nước ngập. Cách tiếp cận này giống mô hình “sống chung với lũ” mà người dân Đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng nhiều năm đang chứng minh hiệu quả rất lớn.

Hình 5.5: Nhà sàn sống chung với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long

(tỉnh Đồng Tháp)

5.3.5. Nâng cấp đê

Bộ NN&PTNT đang thực hiện các dự án nâng cấp đê biển từ Quãng Ngãi đế Kiên Giang, quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng Sông Cửu Long, quy hoạch chống ngập úng cho Cần Thơ, xây dựng chương trình nâng cấp đê sông, tổ chức nghiên cứu các giống lúa chịu mặn và ngập theo đề xuất của chuyên gia quốc tế.

5.3.6. Nghiên cứu các loại giống chịu hạn, chịu mặn

Muốn giữ được diện tích và sản lượng lương thực nhất thiết phải có giống chịu hạn, chịu mặn tốt. Chính vì vậy đây được xem là nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu của các nhà khoa học nông nghiệp trong thời gian tới. Những vùng bị nhiễm mặn không sản xuất lúa được thì không nên miễn cưỡng vì năng xuất sẽ rất thấp. Thay vào đó nuôi - trồng những loại cây, những loài vật phù hợp. Để bù đắp sản lượng lúa bị giảm phải có những bộ giống năng suất cao gấp đôi, gấp ba lần hiện nay (trung bình hiện nay 3 – 6 tấn/ha/vụ).

5.3.7. Khôi phục rừng phòng hộ ven biển

Tiến sĩ Klaus Schmitt – cố vấn trưởng dự án Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển Sóc Trăng – cho rằng một trong những biện pháp ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu là khôi phục rừng ngập mặn ven biển. Hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bị biến mất khá lớn. Điều này làm gia tăng mức độ thiệt hại khi nước biển dâng. Ông quả quyết “Chỉ cần đầu tư 1,1 triệu USD cho việc khôi phục rừng ngập mặn sẽ tiết kiệm 7,3 triệu USD cho việc bảo quản đê. Ngoài ra nếu để 1 ha rừng ngập mặn bị mất thì chúng ta mỗi năm sẽ mất thêm 1,08 tấn cá”. Đề xuất này được lãnh đạo các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long tán thành vì có thể làm ngay.

5.3.8. Tuyên truyền và bảo vệ tài nguyên rừng

Chúng ta cũng nên rà soát lại những công trình phát triển liên quan tới diện tích rừng hiện có, thúc đẩy mạnh hơn việc trồng và bảo vệ rừng, vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định; sử dụng hợp lí đất đai, củng cố và quản lí tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường tiết kiệm năng lượng; làm tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu.

5.3.9. Bảo vệ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long

Tại diễn đàn biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất tổ chức tại Cần Thơ, các nhà khoa học trong và ngoài nước quả quyết nếu nước biển dâng thêm 1m nữa thì sẽ có khoảng 12.300 km2, tức 32% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long chìm trong nước, trong đó có gần 10.000 km2

đất sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Cứ mỗi 3 tháng một lần, riêng vùng hạ lưu của lưu vực sông Mekong là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam đã cung cấp cho thế giới 1,5 triệu tấn gạo và 1 triệu tấn thủy, hải sản. Vì vậy, các vấn đề về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở lưu vực sông Mê Kông trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong khu vực hết sức quan tâm.

5.3.10. Nuôi tôm càng xanh – thích ứng với biến đổi khí hậu

Mấy năm nay, Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai tại tỉnh Bến Tre mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa, nhằm thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp người nuôi tăng thu nhập. Bến Tre có hệ thống sông ngòi chằn chịt, nguồn nước cung cấp dồi dào và có hơn 50.000ha trồng dừa, trong đó khoảng 15.000ha mặt nước từ vườn dừa. Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời

áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý. Bên cạnh đó, tôm càng xanh dễ chăm sóc, ít phát sinh dịch bệnh, không kén môi trường nước, không kén “nơi ở”, ao nuôi hay mương dừa, có thể để nuôi tự nhiên, ta chỉ cần theo dõi lượng thức ăn cung cấp cho tôm bằng vó, đăng để nắm quá trình sing trưởng, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn. Việc nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa sẽ tận dụng được nguồn cá tạp ở địa phương làm thức ăn, ít sử dụng thuốc hóa học nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thế ở ấp Vinh Xương, xã Vang Qưới Đông (Bình Đại) cho biết hiệu quả rất khá, 1 ha trồng dừa nuôi tôm càng xanh mỗi năm thu hơn 200 triệu đồng. Gia

đình ông bắt đầu triển khai với 5 hộ, 5.000 m2 tại xã vào năm 2009, nhanh chóng thành

công, nay có trên 25 hộ với diện tích 30.000 m2. Từ thành công đó, năm 2013, việc thả

nuôi đã được mở rộng sang ấp Xương Thới 3, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú), ban đầu có 7

hộ, nay tăng lên 30 hộ. Các hộ nuôi tôm ở ấp Xương Thới 3, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú)

đã thành lập Câu lạc bộ do ông Nguyễn Văn Đoàn làm Chủ nhiệm, Câu lạc bộ phát hiện ra, con tôm càng xanh vốn sống trong nước ngọt nhưng khả năng thích ứng đến độ mặn 4‰, rất phù hợp với vùng đất này.

Hình 5.6: Thu hoạch tôm càng xanh tại xã Thới Thạnh (Thạnh Phú)

Mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong vườn dừa thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nhưng để đạt được hiệu quả cao, người dân cần tổ chức sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật. Mô hình này sẽ sớm được nhân rộng ở các vùng lân cận, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương.

5.3.11. Liên kết để ứng phó

Muốn ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng cần phải có sự điều hành thống nhất của Chính phủ (trong mối liên kết với các quốc gia trong khu vực), các địa phương cần làm theo sự điều hành đó một cách đồng bộ.

5.3.12. Kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế

Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước tích cực giúp đỡ bảo vệ vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại các diễn đàn biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính Phủ Đan Mạch, Chính phủ Úc và các tổ chức phi chính phủ đã cam kết tiếp tục hỗ trợ kinh phí cũng như nhân lực bằng cách cử chuyên gia sang giúp Việt Nam.

Chương trình UN-REDD (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc tại các nước đang phát triển) đang triển khai những hoạt động đầu tiên tại Việt Nam. Chính phủ Na - Uy đã cam kết tài trợ 4,5 triệu đô la cho dự án kéo dài 20 tháng này. Đây là một nguồn tài chính đáng kể từ các nước phát triển có thể giúp giảm phát thải và hỗ trợ các chính sách vì người nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ sinh thái thiết yếu. Chương trình hỗ trợ các nước xây dựng năng lực để giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng đồng thời chuẩn bị thực hiện một cơ chế REDD tương lai trong bối cảnh khí hậu sau năm 2012. Chương trình toàn cầu chính thức khởi động từ tháng 9/2008 với tổng số tiền tài trợ 51,7 triệu đô la Mỹ và đến tháng 11/2009 đã có 9 nước tham gia. Việt Nam là quốc gia đầu tiên được chọn thí điểm thực hiện chương trình UN-REDD. Báo cáo tại COP 13 của UNFCCC khẳng định Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trước đó, báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo những nguy cơ thiệt hại nặng nề do mực nước biển dâng cao đối với Việt Nam. Vì lý do đó, chương trình UN-REDD đã bắt đầu được triển khai từ tháng 9/2009 tại hai địa bàn thí điểm là huyện Lâm Hà và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng bằng công việc cụ thể là tham vấn người dân. Giai đoạn II của chương trình được ký kết tại Hà Tĩnh.

Hình 5.7: Toàn cảnh lễ lý kết chương trình UN – REED giai đoạn II tại Hà Tĩnh

(01/10/2014)

Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức cuộc họp về “Dự án tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam”. Dự án nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đề ra những kế hoạch, biện pháp để giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với năng lực của Việt Nam, được thực hiện từ tháng 5/2011- 2/2014. Nguồn vốn được Chính phủ Nhật Bản tài trợ theo nguồn hỗ trợ chính thức là trên 3 triệu USD.

Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, theo đó, ngày 23/8/2012, tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia tổ chức lễ công bố các dự án do Australia tài trợ cho Việt Nam. Với khoản viện trợ 15 triệu AUD trong 2,5 năm, chương trình hỗ trợ của Australia sẽ giúp Việt Nam ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi hiện tượng nước biển dâng, xâm nhiễm mặn và lụt lội đã và đang ảnh hưởng đến những người dân nơi đây. Chương trình hỗ trợ của Australia tại Việt Nam sẽ giúp tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý cũng như nông dân trồng lúa nhằm giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng sản lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung. Đồng thời, chương trình

cũng xác định các bước đi thực tiễn trong việc thích ứng với kiến đổi khí hậu từ kinh nghiệm và kiến thức địa phương.

Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng ưu tiên giúp Việt Nam đối phó biến đổi khí hậu, Đại sứ John Nielsen cho biết, Đan Mạch sẽ giải ngân lên tới 100 triệu USD nhằm hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam. Trong đó Đan Mạch sẽ dành tỷ lệ lớn đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực biến đổi khí hậu 25%, lĩnh vực chủ chốt tiếp theo là đầu tư nước sạch với tỷ lệ 15%, kế đến đó là lĩnh vực tăng trưởng xanh 20%, số còn lại sẽ được đầu tư ở các dự án khác. Hỗ trợ của Đan Mạch chủ yếu tập trung vào phát triển những cộng đồng nghèo ở ba miền của đất nước, đặc biệt là tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Lai Châu, Điện Biên, Bến Tre và Quãng Nam.

Phần KẾT LUẬN

Hiệu ứng nhà kính đang ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta, nó trở thành một hiểm họa toàn cầu. Từ một hiện tượng Vật lí, hiệu ứng nhà kính đã dẫn đến một hệ quả khủng khiếp, gây ra sự biến đổi xấu khí hậu trên Trái Đất, đánh thức sự lo lắng của cả nhân loại, mọi quốc gia, mọi châu lục trên thế giới. Với đề tài này, qua quá trình thực hiện, em đã nghiên cứu được những nội dung sau:

- Thứ nhất, ta thấy hiệu ứng nhà kính đã làm cho không khí của Trái Đất nóng lên do các bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thu và bức xạ ngược trở lại vào khí quyển các bức xạ có bước sóng dài để các khí nhà kính hấp thu, làm cho không khí nóng lên, băng tan chảy, mực nước biển ngày càng dâng cao. Tuy nhiên hiệu ứng nhà kính không hẳn là chỉ có những tác động tiêu cực, nếu không có hiệu ứng nhà kính nhiệt độ Trái Đất sẽ chỉ là 15 – 16oC, một nhiệt độ mà không phải bất kỳ loài sinh vật nào cũng có thể thích nghi được, nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ Trái Đất ấm lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật thích nghi và sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó phần này trình bày những mức độ ảnh hưởng khác nhau của các loại khí nhà kính đối với sự nóng lên toàn cầu.

- Thứ hai, nói về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do chính những hoạt động hằng ngày của chúng ta làm sản sinh nhiều thêm các khí nhà kính, gây mất cân bằng nhiệt cho Trái Đất - là nguyên nhân chính làm cho Trái Đất nóng lên. Và thực trạng hiện nay, các khí nhà kính như CO2, CH4, CFC, O3, NOx… ngày càng gia tăng do những hoạt động của con người như các hoạt động vẫn diễn ra hằng ngày, đặc biệt là những hoạt động đốt nhiên liệu, công nghiệp, giao thông vận tải…và một số nguồn ô nhiễm tự nhiên khác.

- Thứ ba, hiệu ứng nhà kính tác động mạnh mẽ đến môi trường và sức khỏe cộng

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)