Mái nhà xanh làm giảm sự nóng lên toàn cầu

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 37 - 39)

5. Các bước thực hiện

4.4. Mái nhà xanh làm giảm sự nóng lên toàn cầu

Qua kiểm chứng đã tiến hành tại nhiều nơi cho thấy mô hình này mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Lợi ích trực tiếp là giúp tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà, theo nghiên cứu của Sonne và Jeffray (2006), so với mái nhà truyền thống thì các mái nhà xanh có thể làm giảm nhiệt độ trung bình tối đa từ 130˚F (54˚C) xuống còn 93˚F (33˚C) tại Florida. Một nghiên cứu tiến hành tại Chicago cũng chỉ ra rằng, tính trung bình nếu các tòa nhà tại đây đều lắp đặt mô hình mái nhà xanh thì hàng năm sẽ tiết kiệm chi phí điện cho điều

hòa là 100 triệu USD. Thảm thực vật nếu được bố trí khoa học có thể giữ lại đến 75% lượng nước mưa rơi xuống mái nhà, sau đó dần dần trả lại khí quyển thông qua quá trình ngưng tụ và bay hơi tự nhiên. Đồng thời, các chất gây ô nhiễm trong nước mưa sẽ được giữ lại ở lớp đất, điều này đặc biệt có ý nghĩa, góp phần giảm áp lực đối với các đô thị có hệ thống thoát nước chung như hiện nay.

Hình 4.4: Mái nhà xanh

Mô hình “Mái nhà xanh” còn là giải pháp có hiêu quả cao trong việc hấp thụ các chất bụi, lọc khí độc làm trong lành môi trường không khí và quan trọng là khả năng hấp thụ khí CO2, một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, đây chính là một chức năng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường của hệ thống thực vật chống lại hiện tượng “Biến đổi khí hậu”:

- Lọc các chất độc hại ở không khí: một nóc nhà có trồng cây xanh không chỉ hấp thu nhiệt độ, có xu hướng giảm sự biến đổi nhiệt độ mà còn lọc các lớp không khí truyền qua nó. Ví dụ: 1m2 mái trồng cỏ có thể lọc được 0,2kg chất độc hại từ không khí trong 1 năm.

- Thảm thực vật trên mái nhà xanh còn giúp giảm thiểu bụi bẩn và ô nhiễm vì khả năng lọc bụi, khói khỏi không khí và sự hấp thụ Nitrat và chất gây ô nhiễm của đất. Kết quả là công việc lau bộ lọc của máy điều hòa không cần phải làm thường xuyên vì không khi xung quanh trong lành hơn.

- Trao đổi Cacbon dioxide và Oxygen: trong quá trình quang hợp thì cây xanh hấp thụ nước, Cacbon và ánh sáng Mặt Trời để tạo ra Oxy và Gluco điều hòa nhiệt độ.

- Tác động đến nhiệt độ chung của đô thị.

- Cách ly công trình: giải pháp xanh hóa nóc nhà cao tầng được sử dụng để cách ly cho các tòa nhà. Việc tạo bóng mát xung quanh bề mặt bên ngoài cao ốc đã được chứng minh là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng các biện pháp cách ly bên trong. “Mái

nhà xanh” cách ly nhiệt độ công trình bằng cách ngăn cản nhiệt độ truyền qua nó. Chức

năng cách ly này đạt hiệu quả cao nhất khi ta sử dụng đất trồng là một loại đất tơi xốp, độ ẩm cao và cây trồng là loại cây có tán rộng.

- Tạo nên một Vi Khí Hậu (Micro climate): trồng cây xanh trên nóc các tòa nhà tác động đến sự thu và tỏa nhiệt của công trình. Các cây trồng trên mái giúp giảm nhiệt độ mái nhà, qua đó giảm nhiệt độ chung của thành phố nó cũng tác động đến độ ấm, chất lượng không khí và phản xạ hơi nóng ra ngoài môi trường xung quanh. Nên kết hợp với các công trình xanh khác, mô hình này sẽ đóng vai trò trong việc thay đổi khí hậu của toàn thành phố.

Trong một ngày mùa hè, nhiệt độ của nóc tòa nhà cao ốc làm bằng bê tông có thể tăng từ 25oC lên đến 60 – 80oC. Nếu thay thế bê tông bằng lớp cỏ thì nhiệt độ của mái không vượt quá 25o

C.

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)