Thả vôi xuống biển để hạ nhiệt độ Trái Đất

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 32 - 33)

5. Các bước thực hiện

4.1. Thả vôi xuống biển để hạ nhiệt độ Trái Đất

Để giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính do con người thải ra (chủ yếu là CO2), ổn định nhiệt độ Trái Đất, một số nhà khoa học đề nghị thả vôi xuống biển ở một số vùng nhiều đá vôi hoặc có nắng quanh năm.

Ý tưởng đầu tiên về việc giảm lượng khí cacbon rất đơn giản. Đó là cho vôi (canxi oxit CaO) xuống đại dương, để tạo phản ứng với khí cacbonnic nhằm tạo ra canxi bicacbonat Ca(HCO3)2 kết tủa thành đá vôi. Ý tưởng này nghe qua thì rất thú vị và có hiệu quả, nhưng cần phải xem xét lại nhiều thứ và vấp phải nhiều khó khăn.

Trước tiên muốn sản xuất vôi thì phải nung đá vôi ở nhiệt độ cao, nhưng bản thân việc này cũng tạo ra khí CO2. Nếu năng lượng được sử dụng là dầu, thì mục tiêu giảm lượng khí CO2 sẽ trở nên khó khăn hơn.

Lý do về kinh tế cũng cản trở khả năng thực hiện ý tưởng này. So sánh giữa chi phí sản xuất vôi và chi phí dành cho việc giảm khí CO2, và tính đến yếu tố hiệu quả hiện tại của việc đổ vôi xuống đại dương, thì giải pháp chống lại sự nóng lên của khí hậu Trái Đất này dường như chưa được thuyết phục lắm.

Một số nhà khoa học đã đề nghị thả vôi xuống biển ở một số vùng nhiều đá vôi, hoặc có nắng quanh năm. Vùng đất thuộc đồng bằng Nullarbor, Australia có vỉa đá vôi có thể tích 10.000km2, nơi nhận được năng lượng Mặt Trời lên đến 20 triệu Jun/m2 là hoàn toàn lý tưởng. Như vậy có thể dùng năng lượng Mặt Trời để nung nóng đá vôi. Hoặc cũng có thể sử dụng khí Metan bởi vì theo tính toán thì việc nung vôi sẽ thải ra ít khí CO2 hơn khả năng vôi hấp thụ khí này dưới biển.

Theo Klaus Lackner, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Columbia, ý tưởng này khả thi nếu biết thực hiện đúng cách, lượng khí CO2 thải ra không quá nhiều và giá cả hợp lý. Chẳng hạn, chi phí giảm khí CO2 theo cách này rẻ hơn so với giải pháp xử lí khí CO2 do xuất công nghiệp thải ra. Nếu đầu tư thêm năng lượng, thì khí CO2 còn có thể dùng trong sản xuất hydro cacbua.

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)