Diện tích đất đai bị thu hẹp

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 48)

5. Các bước thực hiện

5.2.2. Diện tích đất đai bị thu hẹp

Theo kịch bản nước biển dâng lên 1m thì lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư trú của 23% số dân và thu hẹp đất canh tác nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng do vùng đồng bằng của ta thấp và chúng ta có bờ biển dài và có hệ thống sông ngòi chằng chịt do đó nếu nước biển dâng lên thì chắc chắn một điều là mực nước ở các sông sẽ dâng lên. Theo đánh giá của Jeremy Carew-Reid – Giám đốc Trung tâm quốc tế về Quản Lý môi trường (ICEM), 10 tỉnh bị ngập nước nặng nhất theo kịch bản nước biển dâng 1m như sau:

Bảng 5.1: 10 tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất: tỷ lệ ngập nước theo kịch bản nước biển dâng 1m Tỉnh Tổng diện tích (km2) Diện tích bị ngập (km2) % bị ngập Bến Tre Long An Trà Vinh Sóc Trăng Tp.Hồ Chí Minh Vĩnh Long Bạc Liêu Tiền Giang Kiên Giang Cần Thơ 2,257 4,389 2,234 3,259 2,003 1,526 2,475 2,397 6,224 3,062 1,131 2,169 1,021 1,425 862 606 692 783 1,757 758 50.1 49.4 45.7 43.7 43.0 39.7 38.9 32.7 28.2 24.7 Tổng 29,827 11,474 38.5

Hình 5.1: Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng Sông Hồng

(Nguồn: ICEM)

Theo dự báo, nhiều vùng thuộc Đồng bằng Sông Hồng như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình sẽ chìm ngập từ 2 – 4m trong vòng 100 năm tới.

Hình 5.2: Bản đồ các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng Sông Cửu

Long (Nguồn ICEM)

Theo dự báo, nhiều vùng thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cà Mau… sẽ ngập chìm từ 2 – 4m trong vòng 100 năm tới.

5.2.3. Sản lƣợng lƣơng thực bị giảm

Trong vòng 100 năm nữa (theo kịch bản nước biển dâng), nếu thế giới không tích cực có giải pháp hạn chế hiệu ứng nhà kính và nhiệt độ tăng thêm 2oC thì chắc chắn ở Việt Nam nước biển sẽ dâng lên chừng 1m. Trong trường hợp này, 3/4 Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long sẽ bị ngập, sản lượng lương thực của chúng ta sẽ bị mất ít nhất 10% và khoảng 10% dân số Việt Nam sẽ mất công ăn việc làm.

Chúng ta có bờ biển dài 3260 km, 28 tỉnh thành phố giáp biển, mỗi năm xuất khẩu chừng 5 triệu tấn gạo, vài triệu tấn hải sản, hạt điều, cà phê … nuôi một phần nhân loại. Nước biển dâng chúng ta phải cắt phần xuất khẩu này. Tuy nhiên thêm một vấn đề nữa đó là hạn hán sẽ xảy ra do hiện tượng Trái Đất nóng dần dẫn đến tình trạng thiếu nước tưới tiêu, nhiều vùng của nước ta dễ bị sa mạc hóa và nhiều vùng đất trở nên khô cằn không trồng trọt được, người nông dân mất đi phương tiện sản xuất.

Như vậy, sản lượng lương thực tại các đồng bằng sẽ giảm đi một cách đáng kể kéo theo đó là tình trạng thiếu lương thực không chỉ ở nước ta mà còn ảnh hưởng đến thế giới do nước ta là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn của thế giới.

5.2.4. Ảnh hƣởng đến biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học

Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và điều kiện tự nhiên Việt Nam, dự báo hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh đến hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng dọc bờ biển và hệ sinh thái rừng trong cả nước. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, Tp.Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Nam Định.

Hai vùng đồng bằng và ven biển nước ta, trong đó có rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất giàu về các loài sinh vật là những vùng dễ tổn thương nhất. Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão sẽ làm thay đổi thành phần vùng trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của rừng ngập mặn và các loài sinh vật trong đó. Khi mực nước biển dâng cao, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào đất liền, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh hưởng nguồn nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt và trồng trọt của nhiều vùng. Nước ta có 36 khu bảo tồn, trong đó có tám vườn quốc gia, 11 khu dự trữ thiên nhiên sẽ bị ngập.

Hệ sinh thái biển dễ vị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống của nhiều sinh vật biển, lá chắn chống xói mòn bờ biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nguồn nước bị ô nhiễm phù sa và cả hóa chất nông nghiệp từ cửa sông đổ vào. Nhiệt độ tăng cao làm nguồn thủy, hải sản bị phân tán. Các loài cá nhiệt đới (kém giá trị kinh tế trừ cá ngừ) tăng lên, các loài cá cận nhiệt đới (giá trị kinh tế cao) giảm.

Các thay đổi diễn ra sẽ đe dọa sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài vật, các hệ sinh thái. Biến đổi khí hậu cùng với hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, xói mòn và sạt lỡ đất sẽ thúc đẩy sự suy thoái nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới không còn nguyên vẹn, tăng nguy nguy cơ diệt chủng của động, thực vật, làm mất đi các nguồn gen quý hiếm, những loại dịch mới có thể phát sinh. Biến đổi khí hậu làm tăng một số nguy cơ với người bệnh, thay đổi nhịp sinh học của con người. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trái Đất nóng lên có thể sẽ làm hơn 150 nghìn người chết và năm triệu người mắc các chứng bệnh khác nhau. Con số đó có thể tăng gấp 2 lần vào năm 2030.

5.2.5. Ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến khu vực sông Mê Kông

Nước biển dâng sẽ khiến khoảng 11% diện tích đất Việt Nam bị ngập và 9 triệu dân sẽ tái định cư. Đó là một thảm họa cho Việt Nam theo cảnh báo của quốc tế.

Có nhiều yếu tố cho thấy biến đổi khí hậu sẽ đặc biệt gây ảnh hưởng nặng nề ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất. Sẽ có đến 11% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng thiệt hại ít nhất 10% GDP. Hàng triệu người Việt Nam sẽ rơi vào đói nghèo. Đó là thảm kịch cho quốc gia.

Những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu không còn là những cảnh báo mơ hồ. Cuộc sống của hàng triệu con người khu vực Đông Nam Á đang gắn liền với những con sông bắt nguồn từ Hymalaya như sông MêKong, sông Hồng, sông Irrawaddy… Tình trạng băng tan nhanh chóng trên dãy Hymalaya sẽ làm thay đổi lưu lượng các dòng sông. Trong 2 – 3 thập niên nữa băng trên đỉnh Hymalaya sẽ biến mất, đó là một thảm kịch ghê gớm: đầu tiên sẽ là mưa lũ dữ dội sau đó là khô hạn triền miên. Những vùng duyên hải, nhất là những vùng đồng bằng đông dân cư như vùng ven sông MêKong và sông Hồng sẽ bị ngập lụt khi nước biển dâng. Ở Việt Nam, 72% dân số sống nhờ vào nông nghiệp thấy viễn cảnh 5000 km2 vùng châu thổ sông Hồng và 20.000 km2 vùng châu thổ MêKong –

tức 42% diện tích đất trồng trọt – bị nước biển đe dọa nguy hiển tới mức nào. Điều đó có nghĩa 4,2 triệu ha đất trồng lúa cùng diện tích hoa màu sẽ bị mất trắng.

Cuối năm 2008, các chuyên gia của Oxfam (Mỹ) đã điều tra đời sống dân chúng tại Bến Tre và Quãng Trị. Và họ nhận thấy người dân đều thừa nhận khí hậu đã thay đổi trong 20 – 30 năm gần đây khiến cuộc sống mưu sinh của họ thêm khó khăn.

5.3. CÁC BIỆN PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5.3.1. Giảm lƣợng khí thải đối với hiệu ứng nhà kính 5.3.1. Giảm lƣợng khí thải đối với hiệu ứng nhà kính

Để giảm lượng khí CO2 thải ra từ các phương tiện giao thông thì chúng ta phải tính toán đến việc giảm phương tiện giao thông cá nhân thay vào đó là các phương tiện công cộng, thay thế nhiên liệu xăng dầu bằng các nguồn nhiên liệu khác sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn.

Chính phủ Việt Nam còn triển khai các dự án về sản xuất điện năng không thải CO2 đó là dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam sẽ được khởi công xây dựng vào năm 2015 ở Ninh Thuận. Đầu tháng 10/2008, tỉnh Ninh Thuận đã cấp phép đầu tư xây dựng nhà máy điện chạy bằng sức gió có công suất 50 MW. Đây là những bước ứng dụng công nghệ năng lượng mới phù hợp với điều kiện của Việt Nam mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn, không gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Để giảm lượng khí CH4, N2O thì ngành nông nghiệp của chúng ta cần phải có giải pháp chăn nuôi hiệu quả hơn như việc thu lấy phân gia súc, gia cầm đem ủ, vừa có thể sử dụng khí sinh ra từ quá trình ủ đó để phát điện hay đun nấu, hạn chế sử dụng phân vô cơ.

5.3.2. Sự dụng nguồn năng lƣợng thân thiện với môi trƣờng

Để tiết kiệm điện năng, ngành xây dựng và kiến trúc phải đưa ra các giải pháp thiết kế, xây dựng nhà, công sở xanh, tận dụng tối đa năng lượng gió, ánh sáng Mặt Trời thay vì sử dụng đèn điện và máy lạnh… Bên cạnh đó, chúng ta cần thúc đẩy các chương trình nghiên cứu và ứng dụng các nguồn năng lượng sạch vốn rất dồi dào ở nước ta như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, thủy điện …

Hình 5.3: Pin Mặt Trời

Hình 5.4: Năng lượng gió tại Lagi, Bình Thuận

Từng cá nhân, từng tập thể, từng ban ngành, trong mọi hành động của mình phải có ý thức bảo vệ môi trường thì chủ trương này mới thành công.

5.3.3. Nâng cao nhận thức con ngƣời

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải tuyên truyền sâu rộng để mọi người hiểu về nguy cơ, hậu quả của Biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Khi đã hiểu rõ người dân sẽ không hoang mang và tích cực tham gia thực hiện các chương trình hành động của Chính phủ, của địa phương nhằm làm giảm nhẹ cũng như thích ứng với Biến đổi khí hậu.

5.3.4. Sống chung với lũ

Trước đây Hà Lan xây dựng đê nhưng hiện nay họ đang có phướng pháp tiếp cận mới là thích nghi, sống chung với lũ, với nước ngập. Cách tiếp cận này giống mô hình “sống chung với lũ” mà người dân Đồng bằng Sông Cửu Long áp dụng nhiều năm đang chứng minh hiệu quả rất lớn.

Hình 5.5: Nhà sàn sống chung với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long

(tỉnh Đồng Tháp)

5.3.5. Nâng cấp đê

Bộ NN&PTNT đang thực hiện các dự án nâng cấp đê biển từ Quãng Ngãi đế Kiên Giang, quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng Sông Cửu Long, quy hoạch chống ngập úng cho Cần Thơ, xây dựng chương trình nâng cấp đê sông, tổ chức nghiên cứu các giống lúa chịu mặn và ngập theo đề xuất của chuyên gia quốc tế.

5.3.6. Nghiên cứu các loại giống chịu hạn, chịu mặn

Muốn giữ được diện tích và sản lượng lương thực nhất thiết phải có giống chịu hạn, chịu mặn tốt. Chính vì vậy đây được xem là nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu của các nhà khoa học nông nghiệp trong thời gian tới. Những vùng bị nhiễm mặn không sản xuất lúa được thì không nên miễn cưỡng vì năng xuất sẽ rất thấp. Thay vào đó nuôi - trồng những loại cây, những loài vật phù hợp. Để bù đắp sản lượng lúa bị giảm phải có những bộ giống năng suất cao gấp đôi, gấp ba lần hiện nay (trung bình hiện nay 3 – 6 tấn/ha/vụ).

5.3.7. Khôi phục rừng phòng hộ ven biển

Tiến sĩ Klaus Schmitt – cố vấn trưởng dự án Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển Sóc Trăng – cho rằng một trong những biện pháp ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu là khôi phục rừng ngập mặn ven biển. Hiện nay diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long bị biến mất khá lớn. Điều này làm gia tăng mức độ thiệt hại khi nước biển dâng. Ông quả quyết “Chỉ cần đầu tư 1,1 triệu USD cho việc khôi phục rừng ngập mặn sẽ tiết kiệm 7,3 triệu USD cho việc bảo quản đê. Ngoài ra nếu để 1 ha rừng ngập mặn bị mất thì chúng ta mỗi năm sẽ mất thêm 1,08 tấn cá”. Đề xuất này được lãnh đạo các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long tán thành vì có thể làm ngay.

5.3.8. Tuyên truyền và bảo vệ tài nguyên rừng

Chúng ta cũng nên rà soát lại những công trình phát triển liên quan tới diện tích rừng hiện có, thúc đẩy mạnh hơn việc trồng và bảo vệ rừng, vì các loài sinh vật chỉ có thể chống đỡ được với những sự biến đổi về môi trường khi sinh sống trong một hệ sinh thái ổn định; sử dụng hợp lí đất đai, củng cố và quản lí tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, tăng cường tiết kiệm năng lượng; làm tốt công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của tầng lớp nhân dân về thảm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu.

5.3.9. Bảo vệ vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long

Tại diễn đàn biến đổi khí hậu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ nhất tổ chức tại Cần Thơ, các nhà khoa học trong và ngoài nước quả quyết nếu nước biển dâng thêm 1m nữa thì sẽ có khoảng 12.300 km2, tức 32% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long chìm trong nước, trong đó có gần 10.000 km2

đất sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản. Cứ mỗi 3 tháng một lần, riêng vùng hạ lưu của lưu vực sông Mekong là khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long của Việt Nam đã cung cấp cho thế giới 1,5 triệu tấn gạo và 1 triệu tấn thủy, hải sản. Vì vậy, các vấn đề về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở lưu vực sông Mê Kông trong bối cảnh biến đổi khí hậu đã được cộng đồng quốc tế và các quốc gia trong khu vực hết sức quan tâm.

5.3.10. Nuôi tôm càng xanh – thích ứng với biến đổi khí hậu

Mấy năm nay, Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai tại tỉnh Bến Tre mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa, nhằm thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp người nuôi tăng thu nhập. Bến Tre có hệ thống sông ngòi chằn chịt, nguồn nước cung cấp dồi dào và có hơn 50.000ha trồng dừa, trong đó khoảng 15.000ha mặt nước từ vườn dừa. Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời

áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý. Bên cạnh đó, tôm càng xanh dễ chăm sóc, ít phát sinh dịch bệnh, không kén môi trường nước, không kén “nơi ở”, ao nuôi hay mương dừa, có thể để nuôi tự nhiên, ta chỉ cần theo dõi lượng thức ăn cung cấp cho tôm bằng vó, đăng để nắm quá trình sing trưởng, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn. Việc nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa sẽ tận dụng được nguồn cá tạp ở địa phương làm thức ăn, ít sử dụng thuốc hóa học nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thế ở ấp Vinh Xương, xã Vang Qưới Đông (Bình Đại) cho biết hiệu quả rất khá, 1 ha trồng dừa nuôi tôm càng xanh mỗi năm thu hơn 200 triệu đồng. Gia

đình ông bắt đầu triển khai với 5 hộ, 5.000 m2 tại xã vào năm 2009, nhanh chóng thành

công, nay có trên 25 hộ với diện tích 30.000 m2. Từ thành công đó, năm 2013, việc thả

nuôi đã được mở rộng sang ấp Xương Thới 3, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú), ban đầu có 7

hộ, nay tăng lên 30 hộ. Các hộ nuôi tôm ở ấp Xương Thới 3, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú)

đã thành lập Câu lạc bộ do ông Nguyễn Văn Đoàn làm Chủ nhiệm, Câu lạc bộ phát hiện ra, con tôm càng xanh vốn sống trong nước ngọt nhưng khả năng thích ứng đến độ mặn

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)