5. Các bước thực hiện
5.3.12. Kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế
Chính phủ Việt Nam đã kêu gọi các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước tích cực giúp đỡ bảo vệ vựa lúa Đồng bằng Sông Cửu Long. Tại các diễn đàn biến đổi khí hậu, Ngân hàng Thế Giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Chính Phủ Đan Mạch, Chính phủ Úc và các tổ chức phi chính phủ đã cam kết tiếp tục hỗ trợ kinh phí cũng như nhân lực bằng cách cử chuyên gia sang giúp Việt Nam.
Chương trình UN-REDD (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng của Liên Hợp Quốc tại các nước đang phát triển) đang triển khai những hoạt động đầu tiên tại Việt Nam. Chính phủ Na - Uy đã cam kết tài trợ 4,5 triệu đô la cho dự án kéo dài 20 tháng này. Đây là một nguồn tài chính đáng kể từ các nước phát triển có thể giúp giảm phát thải và hỗ trợ các chính sách vì người nghèo, bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì các dịch vụ sinh thái thiết yếu. Chương trình hỗ trợ các nước xây dựng năng lực để giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng đồng thời chuẩn bị thực hiện một cơ chế REDD tương lai trong bối cảnh khí hậu sau năm 2012. Chương trình toàn cầu chính thức khởi động từ tháng 9/2008 với tổng số tiền tài trợ 51,7 triệu đô la Mỹ và đến tháng 11/2009 đã có 9 nước tham gia. Việt Nam là quốc gia đầu tiên được chọn thí điểm thực hiện chương trình UN-REDD. Báo cáo tại COP 13 của UNFCCC khẳng định Việt Nam là một trong năm nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Trước đó, báo cáo của Ngân hàng thế giới cũng cảnh báo những nguy cơ thiệt hại nặng nề do mực nước biển dâng cao đối với Việt Nam. Vì lý do đó, chương trình UN-REDD đã bắt đầu được triển khai từ tháng 9/2009 tại hai địa bàn thí điểm là huyện Lâm Hà và Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng bằng công việc cụ thể là tham vấn người dân. Giai đoạn II của chương trình được ký kết tại Hà Tĩnh.
Hình 5.7: Toàn cảnh lễ lý kết chương trình UN – REED giai đoạn II tại Hà Tĩnh
(01/10/2014)
Ngày 10/4/2012, tại Hà Nội, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cùng Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp tổ chức cuộc họp về “Dự án tăng cường năng lực kiểm kê quốc gia khí nhà kính tại Việt Nam”. Dự án nhằm giúp Chính phủ Việt Nam đề ra những kế hoạch, biện pháp để giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với năng lực của Việt Nam, được thực hiện từ tháng 5/2011- 2/2014. Nguồn vốn được Chính phủ Nhật Bản tài trợ theo nguồn hỗ trợ chính thức là trên 3 triệu USD.
Australia hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu, theo đó, ngày 23/8/2012, tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia tổ chức lễ công bố các dự án do Australia tài trợ cho Việt Nam. Với khoản viện trợ 15 triệu AUD trong 2,5 năm, chương trình hỗ trợ của Australia sẽ giúp Việt Nam ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu và giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi hiện tượng nước biển dâng, xâm nhiễm mặn và lụt lội đã và đang ảnh hưởng đến những người dân nơi đây. Chương trình hỗ trợ của Australia tại Việt Nam sẽ giúp tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý cũng như nông dân trồng lúa nhằm giảm phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tăng sản lượng lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực miền Trung. Đồng thời, chương trình
cũng xác định các bước đi thực tiễn trong việc thích ứng với kiến đổi khí hậu từ kinh nghiệm và kiến thức địa phương.
Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng ưu tiên giúp Việt Nam đối phó biến đổi khí hậu, Đại sứ John Nielsen cho biết, Đan Mạch sẽ giải ngân lên tới 100 triệu USD nhằm hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại cho Việt Nam. Trong đó Đan Mạch sẽ dành tỷ lệ lớn đầu tư nhiều nhất trong lĩnh vực biến đổi khí hậu 25%, lĩnh vực chủ chốt tiếp theo là đầu tư nước sạch với tỷ lệ 15%, kế đến đó là lĩnh vực tăng trưởng xanh 20%, số còn lại sẽ được đầu tư ở các dự án khác. Hỗ trợ của Đan Mạch chủ yếu tập trung vào phát triển những cộng đồng nghèo ở ba miền của đất nước, đặc biệt là tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Lai Châu, Điện Biên, Bến Tre và Quãng Nam.
Phần KẾT LUẬN
Hiệu ứng nhà kính đang ngày càng có ảnh hưởng sâu sắc đến chúng ta, nó trở thành một hiểm họa toàn cầu. Từ một hiện tượng Vật lí, hiệu ứng nhà kính đã dẫn đến một hệ quả khủng khiếp, gây ra sự biến đổi xấu khí hậu trên Trái Đất, đánh thức sự lo lắng của cả nhân loại, mọi quốc gia, mọi châu lục trên thế giới. Với đề tài này, qua quá trình thực hiện, em đã nghiên cứu được những nội dung sau:
- Thứ nhất, ta thấy hiệu ứng nhà kính đã làm cho không khí của Trái Đất nóng lên do các bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thu và bức xạ ngược trở lại vào khí quyển các bức xạ có bước sóng dài để các khí nhà kính hấp thu, làm cho không khí nóng lên, băng tan chảy, mực nước biển ngày càng dâng cao. Tuy nhiên hiệu ứng nhà kính không hẳn là chỉ có những tác động tiêu cực, nếu không có hiệu ứng nhà kính nhiệt độ Trái Đất sẽ chỉ là 15 – 16oC, một nhiệt độ mà không phải bất kỳ loài sinh vật nào cũng có thể thích nghi được, nhờ có hiệu ứng nhà kính mà nhiệt độ Trái Đất ấm lên, tạo điều kiện thích hợp cho các sinh vật thích nghi và sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó phần này trình bày những mức độ ảnh hưởng khác nhau của các loại khí nhà kính đối với sự nóng lên toàn cầu.
- Thứ hai, nói về nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính là do chính những hoạt động hằng ngày của chúng ta làm sản sinh nhiều thêm các khí nhà kính, gây mất cân bằng nhiệt cho Trái Đất - là nguyên nhân chính làm cho Trái Đất nóng lên. Và thực trạng hiện nay, các khí nhà kính như CO2, CH4, CFC, O3, NOx… ngày càng gia tăng do những hoạt động của con người như các hoạt động vẫn diễn ra hằng ngày, đặc biệt là những hoạt động đốt nhiên liệu, công nghiệp, giao thông vận tải…và một số nguồn ô nhiễm tự nhiên khác.
- Thứ ba, hiệu ứng nhà kính tác động mạnh mẽ đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, khí hậu toàn cầu nóng lên, dẫn đến hiện tượng băng tan, sự di cư của các động vật, sự thay đổi nhịp sinh học, biến đổi môi trường sống… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và hoạt động của toàn nhân loại.
- Thứ tư là một số biện pháp để chúng ta chung tay hạn chế sự gia tăng của các loại khí nhà kính trên, bằng các biện pháp như sử dụng hợp lý hơn các nguồn năng lượng, tìm ra những nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng sạch trong tự nhiên, đồng thời tìm các biện pháp để hạn chế và loại bỏ hàm lượng dư thừa của các khí nhà kính trong khí quyển. Ngày nay, với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các nhà khoa học đã nghiên cứu đưa
ra các biện pháp thật sự thiết thực như: cây nhân tạo, công nghệ thu giữ CO2, vật liệu nhựa mới có giá thành rẻ hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong công nghệ thu khí Cacbon để giảm khí thải CO2…mở ra nhiều hy vọng cho nhân loại.
- Thứ năm, trên những cơ sở trên, em liên hệ với tình hình tại Việt Nam. Mặc dù Việt Nam phát thải khí nhà kính rất thấp nhưng lại chịu ảnh hưởng sâu sắc và rất dễ bị tổn thương trước tình hình khí hậu hiện nay, đặc biệt là với tình trạng nước biển ngày càng dâng cao hiện nay, nhiều khu vực ở Đồng bằng sông Cửu Long được dự đoán sẽ bị ngập trong thời gian gần đây. Trước tình hình đó chính phủ Việt Nam cũng đã có những biện pháp đối phó như: nâng cấp hệ thống đê, nâng cao trình độ nhận thức của con người, khôi phục và bảo vệ tài nguyên rừng…và quan trọng hơn hết là kêu gọi sự ủng hộ của quốc tế.
Để thực hiện được đề tài này em có khá nhiều thuận lợi, vì đây là một vấn đề nóng bỏng đang được xã hội quan tâm, nguồn tài liệu khá đầy đủ và phong phú trên các phương tiện báo đài, mạng internet… Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn trong việc chọn lựa nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình, chỉ thu thập dữ liệu theo phương pháp tham khảo và nghiên cứu chỉ dựa trên những mặt lý thuyết mà không thể kiểm nghiệm bằng thực tế.
Trong tương lai, nếu có cơ hội em sẽ tham quan những công nghệ hiện đại, tham quan những cây nhân tạo và các cơ sở công nghệ thu giữ CO2. Đồng thời em sẽ đến tham quan nhà máy điện gió Bình Thuận, Bạc Liêu, tham quan rừng phòng hộ ven biển Sóc Trăng để viết nên những tài liệu có tính thuyết phục cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Đăng Nghĩa. Năng lượng xanh. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Năm 2012
2. Nguyễn Ngọc. Điện gió. Nhà xuất bản Lao Động. Năm 2012 3. Tài nguyên năng lượng_Final.pdf
4. http://www.baomoi.com/ 5. http://biendoikhihau.gov.vn/ 6. http://giaoducmoitruong-giz-baclieu.com/ 7. http://i.doc.vn/ 8. http://www.khoahoc.com.vn/ 9. http://kttvttb.vn/ 10. http://kenhsinhvien.net/topic/hieu-ung-nha-kinh-nhung-tac-dong-la.1311/ 11. http://luanvan.co/luan-van/hieu-ung-nha-kinh-anh-huong-cua-hieu-ung-nha- kinh-den-su-bien-doi-khi-hau-va-su-nong-len-toan-cau-629/ 12. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/ 13. http://www.thoitiet.net/ 14. http://www.tinhte.vn/members/babybungbu.104818/ 15. http://violet.vn/ 16. http://vietbao.vn/
17. http://vnexpress.net/Giảm hiệu ứng nhà kính bằng màu trắng 18. http://vecmoitruong.com/
19. http://vi.wikipedia.org/