5. Các bước thực hiện
4.5. Giảm hiệu ứng nhà kính bằng màu trắng
Nếu màu trắng thay thế màu tối trên những mái nhà, vỉa hè, đường xá của 100 thành phố lớn nhất thế giới, lượng khí gây hiệu ứng nhà kính có thể giảm tới 44 tỷ tấn. Theo báo các chuyên gia tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley (Mỹ), con số này lớn hơn lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà toàn nhân loại thải ra trong một năm. Biện pháp nói trên cũng làm giảm tốc độ tăng lượng khí Cacbon dioxide (CO2), hiện chiếm khoảng 75% trong tổng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính.
Lý do khiến màu trắng làm giảm tình trạng nóng lên của khí hậu rất đơn giản: màu trắng phản chiếu ánh nắng Mặt Trời nhiều hơn màu đen và các màu sẫm. Hashem Akbari, một nhà vật lý tại Trung tâm thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley, giải thích rằng một mái nhà màu trắng có diện tích 10 m2
có thể làm giảm 1 tấn CO2. Ở những nước có khí hậu nóng ẩm, mái nhà màu trắng còn giúp làm giảm tới 20% chi phí sử dụng máy điều hòa nhiệt độ trong những tháng nóng nực.
Hình 4.5: Những ngôi nhà được phủ màu trắng nhằm giảm hiệu ứng nhà kính tại Mỹ
Trên toàn thế giới, mái nhà chiếm khoảng 25% diện tích của đa số thành phố, còn vỉa hè chiếm khoảng 35%. Ngay cả khi lượng khí thải do nền công nghiệp thải ra hiện nay không giảm, việc phủ màu trắng cho mái nhà và vỉa hè có thể làm giảm một lượng khí gây hiệu ứng nhà kính mà nhân loại đã thải ra trong 10 năm.
Về mặt kinh tế, các nhà khoa học ước tính mái nhà và đường xá màu trắng có thể giảm hàng trăm tỷ USD mỗi năm dành cho nỗ lực giảm khí thải CO2. Ngoài việc giảm hiệu ứng nhà kính và chi phí sử dụng máy điều hòa, mái nhà và đường xá màu trắng còn mang đến lợi ích thứ ba: chúng có thể làm giảm nhiệt độ của bầu không khí đi vài độ C. Điều này sẽ làm giảm đáng kể sương khói.
4.6. NGĂN CHẶN SỰ NÓNG LÊN TOÀN CẦU BẰNG GƢƠNG
Gương vũ trụ: thay vì cố gắng chặn đứng tia sáng mặt trời ở bầu khí quyển, chúng ta còn có thể ngăn chặn từ bên ngoài vũ trụ. Một vài nhà khoa học nói rằng một tấm gương lớn hay những chiếc đĩa phản chiếu sẽ bay quanh quỹ đạo Trái Đất để làm chệch hướng tia Mặt Trời và hình thành những khu vực bóng râm có diện tích khoảng 170.000 km2. Hàng nghìn tỷ mảnh gương có thể được bắn lên độ cao 1.700.000 km ngoài Trái Đất bằng một khẩu pháo lớn với nòng pháo có đường kính 0,97 km. Khẩu đại bác này có thể chứa được gấp 100 lần sức mạnh của các loại vũ khí thông thường và cần một khu đất rộng để thử nghiệm. Mặc dù còn nhiều thách thức, chi phí ước tính khá cao 350.000 tỷ USD, nhưng tiến sỹ Angel rất tự hào về kế hoạch này.
Gương phản xạ ánh sáng Mặt Trời trên sa mạc. Trái Đất có thể tự phản xạ được khoảng 30% ánh sáng Mặt Trời, thậm chí những vùng được bao phủ bởi tuyết hay băng có thể phản xạ được tới 90%. Tuy nhiên, băng trên Trái Đất đang tan chảy với tốc độ rất nhanh khiến khả năng phản xạ ánh sáng mặt trời của Trái Đất bị yếu đi đáng kể. Để đối phó với vấn đề này, các nhà khoa học cho rằng chúng ta nên sử dụng những tấm gương khổng lồ đặt ở sa mạc Sahara để phản chiếu lại ánh sáng Mặt Trời. Dự án này ước tính mất khoảng 20 triệu bảng và mất 10 năm để thực hiện.
4.7. GIẢM NẠN TÀN PHÁ RỪNG
Rừng, đặc biệt là những khu rừng nhiệt đới giống như những bức màn ngăn khí thải Cacbon độc hại. Nếu những bức màn này bị chọc thủng khí Cacbon cứ thế đó mà tràn ra ngoài không khí. Ít nhất 32.400 hecta rừng biến mất mỗi ngày. Nạn phá rừng phải chịu trách nhiệm cho khoảng 20% khí thải Cacbon toàn cầu.
Một cách để giảm tốc độ phá rừng đó là trả tiền cho những nước nghèo hơn để họ chăm sóc, giữ gìn những khu rừng nhiệt đới. Tháng 6/2007, ngân hàng thế giới bắt đầu tăng 250 triệu USD cho một quỹ hỗ trợ các dự án chống chặt phá rừng. Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Indonesia, nước có lượng khí thải Cacbon lớn thứ 3 thế giới, ý tưởng ấy sẽ được tiếp thêm động lực vì nguyên nhân chính là vì tốc độ chặt phá rừng tăng nhanh đến chóng mặt.
4.8. NGĂN CHẶN KHÍ THẢI CACBON
Nếu như con người muốn có chút hy vọng về việc ngăn chặn hậu quả nguy hiểm nhất do sự thay đổi khí hậu gây ra thì cần phải kiên quyết giảm lượng khí thải Cacbon xuống tới 80% so với mức năm 1991 vào giữa thế kỷ 21.
Việc ngăn chặn hoặc giảm mạnh lượng khí Cacbon thải ra ngoài môi trường sẽ tốn nhiều tiền của và sẽ đặt gánh nặng lên vai người tiêu dùng. Nguyên nhân là vì nguyên liệu và điện năng cũng sẽ tăng giá, cho đến khi tìm được một nguồn năng lượng khác đủ sức thay thế.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarokozy đã công bố kế hoạch đánh thuế khí thải Cacbon cho tất cả các loại phương tiện giao thông nhằm ngăn chặn hiệu ứng nhà kính toàn cầu. Kế hoạch này sẽ được công bố chi tiết và ban hành thành dự luật mới. Theo đó, việc đánh thuế Cacbon sẽ được áp dụng đối với những phương tiện sử dụng các loại năng lượng hóa thạch (xăng, dầu, gas, than) ở mức 17 euro (25 USD) mỗi tấn Cacbon thải ra môi
trường. Báo Le Monde nhận định, kế hoạch này có thể giúp cắt giảm 70% lượng khí thải hàng năm tại Pháp và bổ sung ngân sách nhà nước khoảng 4,3 tỷ euro.
4.9. GIẢM GIA TĂNG DÂN SỐ
Sinh đẻ có kế hoạch, giảm gia tăng dân số là vấn đề quan trọng hơn cả trong việc bảo vệ môi trường hiện nay. Trong giai đoạn 2010 – 2050 dân số thế giới sẽ bùng nổ, hạn chế gia tăng dân số thì lượng CO2 phát tán sẽ giảm, nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu theo đó cũng giảm theo, thế giới không phải lo lắng về vấn đề môi trường, việc làm…
Việc sử dụng các phương pháp tránh thai vừa rẻ tiền lại vừa có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát tán khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
4.10. ÔTÔ CHẠY BẰNG ĐIỆN
Xe chạy bằng điện sử dụng ắc quy có thể sạc được, chỉ cần nối với nguồn điện. Loại xe này mang đặc điểm của hai loại phương tiện: xe thông thường chạy bằng điện và xe chạy bằng điện sạc pin. Có động cơ đốt cháy bên trong và bộ ắc quy. Ngoài những loại xe đã có mặt trên thị trường, chủ yếu là xe con. Sắp tới sẽ có những mẫu xe dành cho xe tải dùng để chở hàng hóa, chở khách chuyên dụng, xe bus trường học, xe gắn máy và các phương tiện dùng trong quân sự.
Loại xe này có thể giảm được nạn ô nhiễm môi trường và tình trạng phụ thuộc vào xăng dầu, giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Loại xe này không sử dụng nguyên liệu đốt cháy, nếu bộ ắc quy được nạp điện từ những nguồn năng lượng có thể tái sinh. Tuy nhiên, hệ thống chuyển đổi trong loại xe này còn khá hiếm và đắt tiền, các nhà sản xuất ô tô hàng đầu đang miệt mài thiết kế những mẫu mã riêng của họ.
4.11. CÔNG NGHỆ THU GIỮ KHÍ THẢI
Các chuyên gia nghiên cứu và phát triển công nghệ thu giữ khí thải Cacbon (CCS) Canada cho rằng trong những năm tới đây nước này sẽ có nguồn thu khổng lồ nhờ sản xuất công nghệ CCS cho các nước trên thế giới phục vụ cho mục tiêu bảo vệ môi trường.
Quy trình CCS hoàn chỉnh bao gồm bốn bước cơ bản: 1/ Thu CO2 từ nhà máy điện hoặc các nguồn tập trung khác. 2/ Vận chuyển CO2 đến địa điểm lưu giữ thích hợp.
3/ Bơm CO2 vào các kho chứa ngầm.
4/ Giám sát quá trình bơm khí CO2 và đảm bảo CO2 được cô lập hoàn toàn.
CO2 sau khi bị cô lập sẽ được lưu trữ trong các hệ địa chất. Có ba dạng thành địa chất chính được xem xét cho việc lưu trữ CO2: (1) các bể chứa dầu khí đã cạn kiệt; (2) các kho chứa nước mặn sâu; và (3) các vỉa than không thể khai thác. Trong kỹ thuật này, CO2 cô đặc sẽ được bơm xuống đất vào các thành hệ đá xốp, các bể chứa dầu đã cạn kiệt hoặc các kho nước mặn sâu… Khi bơm CO2 sâu xuống 800m vào một kho chứa như vậy, áp lực khiến CO2 trở thành một chất lỏng tương đối đặc, do vậy ít có khả năng xâm nhập ra ngoài thành địa chất.
Thế giới cần phải đầu tư xây dựng 100 dự án thu giữ khí thải lớn tới năm 2020, khoảng 850 dự án tới năm 2030 và 3400 dự án tới năm 2050. Theo dự kiến tới năm 2050 sẽ cắt giảm được 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của mức khí thải năm 2005, công nghệ CCS được phát triển thành công và áp dụng rộng rãi sẽ giúp giảm rất nhiều chi phí cho các dự án này. Công nghệ thu và giữ khí Cacbon được dánh giá là “chìa khóa” giúp ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
4.12. VẬT LIỆU NHỰA MỚI GIÚP GIẢM HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
Một nhóm các nhà khoa học của trường đại học Texas (Mỹ) đã chế tạo thành công một loại vật liệu nhựa mới giống da thật mang tên TR có khả năng phân tách Cacbon dioxide từ khí tự nhiên và giúp giảm thiểu khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
Công nghệ mới này có thể ứng dụng để phân tách khí tự nhiên từ rác thải đang phân hủy và lọc các chất cặn bẩn trong nước.
Vật liệu nhựa TR cho phép Cacbon dioxide và những phân tử nhỏ khác đi qua những cái lỗ nhỏ giống như đồng hồ cát nhưng giữ phân tử chính của khí tự nhiên là Metan ở lại. Nhựa TR có khả năng chịu được nhiệt độ lên đến 316oC và thực sự đã hoạt động tốt hơn ở nhiệt độ cao. Với khả năng chịu nhiệt như vậy, vật liệu mới này sẽ là chọn lựa lý tưởng đối với các nhà máy điện, nơi đòi hỏi phải có nhiệt độ cao để phân tách khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ khí tự nhiên.
Để ngăn không cho ống dẫn khí bị rỉ sét, khí tự nhiên được dẫn trong các đường ống có thể chỉ được phép chứa 2% Cacbon dioxide. Tuy nhiên, khi được khai thác và đưa ra khỏi mặt đất, nó thường có hàm lượng Cacbon dioxide cao hơn nhiều. Vì vậy, cần phải có một bước phụ là lọc bớt lượng Cacbon dioxide dư thừa ra khỏi khí tự nhiên.
Theo nhóm nghiên cứu, vật liệu nhựa mới phát minh của họ có tính lọc nhanh hơn vật liệu lọc truyền thống gấp 100 lần và hiệu quả hơn gấp 4 lần. Nhờ vậy, các nhà máy xử lý khí sẽ tiết kiệm được 500 lần không gian để lắp đặt thiết bị lọc.
Cacbon dioxide là thủ phạm gây ra tình trạng Trái Đất ấm lên. Vì thế, nếu vật liệu nhựa mới được đưa vào sử dụng thì nó sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
4.13. CÂY NHÂN TẠO GIÚP LÀM SẠCH KHÔNG KHÍ
Chúng ta đều biết cây xanh có vai trò quan trọng như thế nào đối với môi trường sống của con người. Ngoài việc cung cấp oxy để duy trì sự sống, cây xanh còn hấp thụ khí CO2 do các hoạt động của con người gây ra. Tuy nhiên, trong những đô thị hiện đại ngày nay, diện tích dành cho cây xanh đã bị xâm phạm nghiêm trọng để sử dụng cho các mục đích công nghiệp. Trước tình hình này, một ý tưởng "trồng" một loại cây nhân tạo đảm nhiệm vai trò giống như cây xanh thật đã được đưa ra ở Boston, Mỹ.
Nằm trong khuôn khổ dự án SHIFTboston với mục đích tái tạo một môi trường mới, năng động và trong lành cho thành phố Boston, văn phòng thiết kế Influx có trụ sở tại Paris đã nghĩ ra ý tưởng Treepods - cây nhân tạo hút khí CO2. Treepods sử dụng công nghệ hút CO2 được phát triển bởi giáo sư Klaus Lackner thuộc đại học Columbia, giúp hấp thụ hiệu quả lượng khí CO2 có trong không khí. Độc đáo ở chỗ, công nghệ của giáo sư Klaus được lấy cảm hứng từ chính cô con gái đang học lớp 8 của ông với dự án trích lọc CO2 từ không khí bằng một máy bơm cá và năng lượng pin.
Hình 4.7: Cây nhân tạo giúp lọc sạch không khí tại Singapore
Treepods được cấu tạo từ nhựa alkaline, có tác dụng phản ứng với không khí và tách lọc CO2. Khi đã hấp thụ đủ, gặp nước, chất nhựa này sẽ thải CO2 vào nước. Influx cho biết Treepods sẽ rất thân thiện với môi trường do được chế tạo bởi các loại nhựa đã tái chế và có khả năng tái chế, ví dụ như loại nhựa sử dụng cho bình nước suối. Năng lượng để vận hành Treepods cũng xanh không kém, với các tấm thu ánh sáng Mặt Trời ở mặt trên của cây. Không những thế, nhóm thiết kế còn đi xa hơn với ý định tận dụng các trò chơi trẻ em có thể chơi bên dưới như bập bênh để sản xuất điện, tích trữ và sử dụng cho Treepods.
Chƣơng 5: VIỆT NAM VÀ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
5.1. VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM
Vấn đề Trái Đất đang ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính là vấn đề toàn cầu nên cần phải có hành động ứng phó với nó, dựa trên cùng chia sẽ một viễn cảnh chung về các mục tiêu dài hạn và nhất trí chung về những khuôn khổ cơ bản, nhằm thúc đẩy nhanh chóng hành động trong thập niên tới. Hành động ứng phó với việc Trái Đất đang dần ấm lên thì chúng ta phải xây dựng những cách tiếp cận với sự ủng hộ của các bên, ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế.
Ở Việt Nam, theo số liệu quan trắc, trong khoảng 50 năm (1951 – 2000), nhiệt độ trung bình đã tăng 0,7oC. Cụ thể nhiệt độ trung bình năm 2007 ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh đếu cao hơn nhiệt độ trung bình của thập niên 1931- 1940 là 0,8 – 1,3oC và cao hơn thập niên 1991 – 2000 là 0,4 – 0,5o
C. Mực nước biển 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông, Hòn Đẩu đã tăng lên khoảng 20cm (phù hợp với xu thế toàn cầu).
Theo dự đoán, dự báo Việt Nam những năm tới như sau: - Nhiệt độ trung bình có thể tăng 3oC vào năm 2100.
- Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng (0% - 10%) vào mùa mưa và giảm (0% - 5%) vào mùa khô.
- Mực nước biển trung bình có thể dâng lên 1m vào năm 2100.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (2007) Việt Nam là một trong số nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của hiệu ứng nhà kính và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Cửu Long bị chìm ngập nhiều nhất. Nếu nước biển dâng 1m sẽ có 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất khoảng 10% GDP, nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 25% GDP.
Việt Nam là nước đang phát triển, phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ở mức độ còn thấp, nhưng lại chịu nhiều tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính gây ra. Để ứng phó, Chính phủ Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều hoạt động như: xây dựng thể chế, xây dựng Chương trình, Mục tiêu quốc gia, giao nhiệm vụ điều phối các hoạt động ứng phó hiệu ứng nhà kính cho các bộ/ngành. Đồng thời, Việt Nam mở rộng nhiều kênh thông tin về biến đổi khí hậu trong cộng đồng và phối hợp, hợp tác với các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ trên nhiều lĩnh vực về biến đổi khí hậu.
Nhà nước và nhiều địa phương đã phối hợp với các nhà tài trợ lập cơ chế khuyến khích sử dụng và phát triển năng lượng tái tạo như:
- Năng lượng khí sinh học: biogas, phế thải nông nghiệp ở nông thôn.