Nuôi tôm càng xanh – thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 55 - 57)

5. Các bước thực hiện

5.3.10. Nuôi tôm càng xanh – thích ứng với biến đổi khí hậu

Mấy năm nay, Trường Đại học Cần Thơ đã triển khai tại tỉnh Bến Tre mô hình nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa, nhằm thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng sản phẩm, giúp người nuôi tăng thu nhập. Bến Tre có hệ thống sông ngòi chằn chịt, nguồn nước cung cấp dồi dào và có hơn 50.000ha trồng dừa, trong đó khoảng 15.000ha mặt nước từ vườn dừa. Nếu tận dụng mặt nước sẵn có từ vườn dừa, đồng thời

áp dụng cải tiến một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý. Bên cạnh đó, tôm càng xanh dễ chăm sóc, ít phát sinh dịch bệnh, không kén môi trường nước, không kén “nơi ở”, ao nuôi hay mương dừa, có thể để nuôi tự nhiên, ta chỉ cần theo dõi lượng thức ăn cung cấp cho tôm bằng vó, đăng để nắm quá trình sing trưởng, chăm sóc tốt thì hàng năm chúng ta sẽ có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn. Việc nuôi tôm càng xanh trong vườn dừa sẽ tận dụng được nguồn cá tạp ở địa phương làm thức ăn, ít sử dụng thuốc hóa học nên đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Nguyễn Văn Thế ở ấp Vinh Xương, xã Vang Qưới Đông (Bình Đại) cho biết hiệu quả rất khá, 1 ha trồng dừa nuôi tôm càng xanh mỗi năm thu hơn 200 triệu đồng. Gia

đình ông bắt đầu triển khai với 5 hộ, 5.000 m2 tại xã vào năm 2009, nhanh chóng thành

công, nay có trên 25 hộ với diện tích 30.000 m2. Từ thành công đó, năm 2013, việc thả

nuôi đã được mở rộng sang ấp Xương Thới 3, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú), ban đầu có 7

hộ, nay tăng lên 30 hộ. Các hộ nuôi tôm ở ấp Xương Thới 3, xã Thới Thạnh (Thạnh Phú)

đã thành lập Câu lạc bộ do ông Nguyễn Văn Đoàn làm Chủ nhiệm, Câu lạc bộ phát hiện ra, con tôm càng xanh vốn sống trong nước ngọt nhưng khả năng thích ứng đến độ mặn 4‰, rất phù hợp với vùng đất này.

Hình 5.6: Thu hoạch tôm càng xanh tại xã Thới Thạnh (Thạnh Phú)

Mô hình nuôi tôm càng xanh xen trong vườn dừa thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Nhưng để đạt được hiệu quả cao, người dân cần tổ chức sản xuất theo đúng quy trình kỹ thuật. Mô hình này sẽ sớm được nhân rộng ở các vùng lân cận, góp phần tăng thu nhập đáng kể và giải quyết một lượng lao động tại địa phương.

Một phần của tài liệu bản tóm tắt đối phó với hiệu ứng nhà kính (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)