sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng
Thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng đạt được một số ưu điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, quán triệt Nghị quyết Trung ương 2 Khóa 8 của Đảng “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” (24-12-1996) vào công tác giáo dục, từ đó Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng đã quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nhà trường, từng bước khắc phục tình trạng thiên về “dạy chữ” lơi lỏng “dạy người”. Đội ngũ giảng viên của nhà trường cùng các tổ chức Phòng, Ban, Khoa như: Phòng công tác sinh viên, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên… ngày càng có ý thức sâu sắc hơn về việc giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Thứ hai, Phòng Công tác sinh viên nhà trường giữ vai trò quan trọng trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Phòng đã đề ra kế hoạch hoạt động ngay từ năm học, trong đó có những hoạt động như: kiểm tra, nhắc nhở tình hình thực hiện nội quy học tập, nội quy sinh hoạt của sinh viên; ổn định nề nếp trật tự, kỷ cương, kỷ luật trong nhà trường ngay đầu năm học; họp mặt sinh viên ở nội trú và ngoại trú; phối hợp với Đoàn trường, Hội sinh viên và quản lý sinh viên của các Khoa đào tạo thăm hỏi và kiểm tra sinh viên ngoại trú; tổ chức đối thoại giữa sinh viên với lãnh đạo của Khoa và Nhà trường. Bên cạnh đó, Phòng công tác sinh viên còn tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên như: phối hợp tổ chức tuần sinh hoạt “công dân học sinh sinh viên” đầu năm, đầu khóa, báo cáo thời sự, học tập Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước…
Thứ ba, đội ngũ giảng viên của nhà trường đóng vai trò rất lớn trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Phần lớn, giảng viên là những thầy cô yêu nghề, có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có năng lực và phẩm chất xứng đáng là tấm gương sáng cho sinh viên học tập. Giảng viên chủ nhiệm thường xuyên phối hợp chặt chẽ với giảng viên bộ môn, ban cán sự lớp và bí thư chi đoàn nhằm nắm bắt được tình hình chung của lớp, kịp thời đề ra những biện pháp để chấn
chỉnh các biểu hiện lơ là trong học tập và những lệch lạc trong sinh hoạt, trong lối sống của sinh viên. Sự quan tâm kịp thời của giảng viên chủ nhiệm có tác dụng tích cực góp phần định hướng nhân cách cho sinh viên.
Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy các môn thuộc Bộ môn Lý luận chính trị: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Triết học, Đạo đức học trong nhà trường cũng góp phần to lớn trong việc bồi dưỡng, giáo dục sinh viên lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, lý tưởng cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Qua đó khơi dậy khát vọng sống có ích cho cộng đồng, cho đất nước trong mỗi sinh viên.
Thứ tư, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền ở địa phương cũng như Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển nhân cách sinh viên. Trong đó, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên nhằm hình thành những thế hệ sinh viên mới có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng hiệu quả cao nhất của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa địa phương, khu vực được đặc biệt coi trọng.
Xét riêng vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên, kết quả điều tra cho thấy, 52.5% sinh viên cho rằng, nhận thức, học tập từ môi trường xã hôi; 13.5% cho rằng, tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên và Hội Liên hiệp thanh niên; 19% Điều kiện kinh tế gia đình; 15.5% cho rằng thuộc về truyền thống văn hóa dân tộc.
Từ các kết quả nêu trên, có thể nhận thấy, nhân tố có vai trò quyết định đối với việc trở thành người có đạo đức, có văn hóa của sinh viên tại Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng là môi trường xã hội, bởi lẽ đó là nơi mà sinh viên sống, hoạt động, tham gia và chịu sự chi phối của những quan hệ xã hội
đa dạng, nhân tố quan trọng là vai trò hoạt động của các tổ chức, đoàn thể nhà trường, bởi vì đây cũng chính là nơi mà sinh viên trải qua một khoảng thời gian khá dài để học tập, rèn luyện. Do vậy, các hoạt động tăng cường, bồi dưỡng, phổ biến cho sinh viên tại đây tri thức, hiểu biết về các chuẩn mực đạo đức, quy định pháp luật, giá trị thẩm mỹ, nhân văn là rất cần thiết để giúp họ trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt.
Đại đa số sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng cho rằng, một người sống có đạo đức là phải tôn trọng và tuân thủ các giá trị đạo đức và pháp luật; chủ động thực hiện những hành vi đẹp trong lối sống; tôn trọng bản thân và người khác (chiếm 10.5%). Trong các giá trị vừa nêu, có giá trị cụ thể, gần gũi, thiết thực, có giá trị khá lý tưởng. Có 24% ý kiến tôn trọng và tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và pháp luật; 12% ý kiến cho rằng chủ động thực hiện những hành vi đẹp trong lối sống và 6% ý kiến cho rằng tôn trọng bản thân và người khác.
Chúng tôi cho rằng, kết quả này đặt ra một vấn đề là khẩn trương xây dựng và ban hành qui chế, chuẩn mực đạo đức, lối sống, pháp luật cho sinh viên nhà trường của Ban giám hiệu, các Phòng, Ban, Khoa trong việc định hướng, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên nơi đây.
Thứ năm, việc tuyên truyền, giáo dục, tổ chức các phong trào, các chương trình hành động cho sinh viên của các chi đoàn, liên chi đoàn và đoàn trường là những đóng góp tích cực, sáng tạo trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên.
Trong những năm gần đây, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhà trường tập hợp rộng rãi sinh viên tham gia vào các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, các loại hình câu lạc bộ, các trung tâm sáng tạo, các chương trình, dự án,… nhằm thu hút và tạo điều kiện cho sinh viên tham gia học tập, nghiên cứu khoa học, qua đó khơi dậy ý chí, nghị lực vươn lên của sinh viên.
Sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng luôn phát huy tích cực tính xã hội của sinh viên trong việc tham gia các phong trào của Đoàn - Hội ngày càng thể hiện rõ nét, là nét đẹp đáng trân trọng trong cơ chế thị trường đầy những biến động như hiện nay.
Nhu cầu tự khẳng định và khát vọng của sinh viên được sống, được cống hiến thông qua các hoạt động xã hội đã thực sự lôi cuốn sự tham gia tự giác của sinh viên, dấy lên phong trào tình nguyện trong sinh viên trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, gây được ấn tượng tốt và sâu trong xã hội.
Mức độ của sinh viên tại đây tham gia các sinh hoạt đoàn thể như các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, kết quả điều tra cho thấy, có 63.5% ý kiến sinh viên cho rằng thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt đoàn thể, có 36.5% ý kiến sinh viên cho rằng thường xuyên tham gia, 0% ý kiến cho là không bao giờ.
Trong số các hoạt động văn hóa được địa phương, nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên tổ chức thực hiện có ý nghĩa giáo dục nhất là: lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử (39.5%); mùa hè xanh (15.5%); văn nghệ (10.5%); hội thi (12%); cắm trại (9.5%); triển lãm nghệ thuật (7.5%); du khảo (5.5%).
So sánh các hoạt động văn hóa do Nhà trường, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức thực hiện hiệu quả nhất và có ý nghĩa giáo dục nhất là: văn nghệ và lễ hội truyền thống văn hóa, lịch sử. Theo chúng tôi, nhà trường cũng như các Khoa đào tạo cần chú trọng đầu tư, phát huy hơn nữa các hoạt động văn hóa này nhằm cuốn hút ngày càng đông đảo sinh viên quan tâm.
Tuy nhiên, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường còn tồn tại một số hạn chế là giáo dục chưa theo kịp với xu hướng phát triển, còn bị động; thiếu tính sáng tạo. Bên cạnh đó sinh viên dù còn đang học tập nhưng một bộ phận có xu hướng ngày càng tự do, không muốn chịu sự quản lý, có những trường hợp liều lĩnh, manh động, bất chấp hậu quả...
Kết luận chương 1
Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng cho thấy, hiện nay đạo đức của một bộ phận sinh viên xuống cấp một cách đáng báo động do ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, đạo đức của sinh viên trong những năm gần đây có chiều hướng xuống dốc, sinh viên có đạo đức khá, giỏi giảm, sinh viên có đạo đức yếu, kém tăng. Việc giáo dục đạo đức cho sinh viên đã được các trường quan tâm, chú ý nhưng kết quả chưa cao, nội dung giáo dục đạo đức chưa phong phú, đa dạng. Phương thức tuyên truyền, giáo dục còn chưa sâu, việc các em tiếp thu kiến thức về đạo đức qua báo, đài rất thấp. Trước thực trạng trên, đòi hỏi các trường học cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên, để sinh viên trở thành những công dân tốt, có ý thức pháp luật, có tinh thần đoàn kết, gương mẫu trong lao động, sản xuất, đấu tranh ngăn ngừa, phòng chống mặt trái của kinh tế thị trường.
Nghiên cứu để tìm ra những phương hướng giải pháp hợp lý, tích cực và hiệu quả để đạt mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng nói riêng và sinh viên cả nước nói riêng là một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết.
Chương 2