Phát huy tối đa vai trò các môn Lý luận Chính trị trong quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 80 - 90)

trình giáo dục đạo đức cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay

Việc giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị trong các trường cao đẳng cả nước nói chung, ở Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng nói riêng có mục tiêu là bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, bồi dưỡng

thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, xây dựng và củng cố lòng tin vững chắc cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào tiền đồ tươi sáng của chủ nghĩa xã hội, góp phần quan trọng vào việc đào tạo một đội ngũ trí thức mới xã hội chủ nghĩa của nước ta. Các môn khoa học lý luận Chính trị trên cơ sở của thế giới quan khoa học sẽ giúp sinh viên ra sức phấn đấu, hướng mọi suy nghĩ và hành động vào thực hiện các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường. Đây là những môn học có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chiến lược đào tạo toàn diện của giáo dục - đào tạo trong nhà trường Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong công tác giảng dạy và học tập các môn lý luận Chính trị, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định như chấm dứt được tình trạng thầy đọc, trò ghi, sinh viên đã có khả năng ghi chép tóm tắt bài giảng của thầy. Một số giảng viên đã đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực hoá quá trình học tập của sinh viên. Hình thức kiểm tra, đánh giá đã có những thay đổi rõ rệt, đánh giá chính xác hơn kiến thức của sinh viên, hạn chế được phần lớn hiện tượng quay cóp trong thi cử. Đồng thời, tài liệu phục vụ cho việc học tập các môn lý luận Chính trị đã được quan tâm, chú ý. Chất lượng đội ngũ giảng dạy cũng đã được nâng lên một bước. Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy cũng đã được cải thiện đáng kể. Các hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên về các môn lý luận Chính trị có nét khởi sắc và mang diện mạo mới về nội dung và hình thức tổ chức.

Qua khảo sát một số môn thuộc Bộ môn Lý luận Chính trị Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, tổng hợp chung về xếp loại bốn năm học gần đây cụ thể như sau:

Bảng đánh giá xếp loại các môn thuộc Bộ môn Lý luận Chính trị

Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng

Năm học Giỏi (%) Khá (%) Trung bình (%) Yếu kém (%) 2008- 2009 7,2 61,8 29,2 2,8 2009- 2010 8.1 65,9 23,9 2,1 2011- 2012 10,6 70,2 17,0 2,2

Nguồn: Bộ môn Lý luận Chính trị

Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng Với đội ngũ giảng viên các môn Lý luận Chính trị có kiến thức chuyên môn tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tâm huyết với nghề nghiệp, các giáo viên, giảng viên đã thường xuyên cập nhật thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ trong dạy học, tự học để nâng cao kiến thức, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu của nhà trường và của người học, vì vậy, đã khơi dậy tính sáng tạo và ham học của học sinh, sinh viên. Học sinh, sinh viên say mê và hào hứng học tập môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, kết quả học tập của học sinh, sinh viên càng được nâng cao trên 80% khá, giỏi.

Trong các môn học khoa học lý luận Mác- Lênin có đến 82% sinh viên cho rằng môn Tư tưởng Hồ Chí minh giữ vai trò quan trọng và có tác động trực tiếp đến việc hình thành nhân cách của mình. Cuộc đời và sự nghiệp Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá cho chúng ta học tập và noi theo. Một

trong những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh là về đạo đức. Tấm gương đạo đức vĩ đại của Người đã có tác động sâu sắc đến việc rèn luyện và tu dưỡng đạo đức của thế hệ trẻ trong nhà trường, chính Người là tấm gương sáng về tự học và sáng tạo để cho mọi thế hệ noi theo.

Tiếp tục kiên định lập trường chính tri tư tưởng trên, Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá X (từ 5/7 đến 14/7/2007) đã thông qua nghị quyết về công tác tư tưởng, lý luận và báo trí trước yêu cầu mới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Nghị quyết đã khẳng định rằng: Trước những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của P20 năm đổi mới, đại đa số cán bộ đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước, vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước; Lòng yêu nước, ý thức tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, tính năng động, chủ động, sáng tạo, trí tiến thủ của con người Việt Nam được phát huy và nâng cao, trở thành sức mạnh nội sinh của cả dân tộc trong thời kỳ mới.

Đồng thời Nghị quyết hội nghị trung ương 5, khoá X cũng chỉ ra rằng, tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức và lối sống trong bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa được khắc phục có hiệu quả , cụ thể là: Nhận thức mơ hồ về mục tiêu xã hội chủ nghĩa, tách rời độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân tộc và giai cấp, kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; Sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa gắn với sự biến chất về đạo đức, lối sống; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, mức hưởng thụ văn hoá được nâng cao nhưng văn hoá, tư tưởng, đạo đức lối sống lại có biểu hiện xuống cấp, tệ nạn xã hội gia tăng. Thực trạng trên không chỉ tồn tại bên ngoài xã hội mà nó đã lan rộng, thâm nhập vào lớp trẻ học đường, nhất là trong tầng lớp học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng-bộ phận nhạy bén nhất của thế hệ trẻ. Những sự kiện gây xôn xao dư luận xã hội gần đây đã minh chứng cho điều đó. Vì thế trong nhiệm vụ và giải pháp của công

tác lý luận, tư tưởng và báo chí, nghị quyết nêu rõ: Phải đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân và nhất là thế hệ trẻ; Tổ chức thực hiện rộng khắp, có chiều sâu, thiết thực, hiệu quả cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với xây dựng, chỉnh đốn đảng và cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, chống suy thoái về tư tưởng đạo đức,chính trị, lối sống; Nghiên cứu, xây dựng và truyền bá rộng rãi những chuẩn giá trị mới của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đấu tranh chống lai căng, bắt trước, lệ thuộc nước ngoài; Kiên quyết đấu tranh bảo vệ lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Tất cả những quan điểm chỉ đạo trên cho chúng ta thấy rõ Đảng và nhà nước ta đã và đang kiên định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Vì thế, việc kiên trì truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn xã hội nói chung và trong các trường đại học, cao đẳng nói riêng là hết sức cần thiết và cần được quan tâm đúng mức. Việc truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học và cao đẳng cần phải thực hiện một cách kiên trì, liên tục và đồng bộ.

Những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và chính phủ tới việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh, sinh viên, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã có những chuyển biến tích cực. Quyết định 494 (24/6/2002) của Thủ tướng chính phủ về một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác- Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để tăng

cường vai trò của các môn học này đối với việc giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức cho học sinh, sinh viên.

Bối cảnh chung trên đây cũng được phản ánh tương đối rõ nét trong việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng. Xuất phát từ nhu cầu phát triển của trường trong giai đoạn mới, Đảng uỷ, Ban giám hiệu đã xác định lại mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh nhà riêng và các tỉnh phía nam chung. Do đó việc giảng dạy các môn khoa học Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng cần phải được củng cố và hoàn thiện lại nhằm trang bị cơ sở lý luận để định hướng và hình thành những phẩm chất chính trị, đạo đức cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật tương lai, để các em sau này có đủ khả năng, trình độ định hướng đúng đắn hoạt động chuyên môn của mình: Làm gì và phục vụ ai?

Việc tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học sinh, sinh viên đòi hỏi phải có những nỗ lực của nhiều hình thức giáo dục khác nhau, phải có sự kết hợp của nhiều tổ chức xã hội . Ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh để trang bị cho học sinh sinh viên cơ sở khoa học, giúp họ nhận thức và đánh giá đúng những biến động trong xã hội và giữ vững được lập trường tư tưởng chính trị của mình thì hoạt động phong phú của các tổ chức xã hội khác như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên, cũng góp phần củng cố lập trường chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Do đó, việc kết hợp giảng dạy các môn khoa học Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh với hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong việc hình thành lập trường chính tri, tư tưởng cho học sinh, sinh viên theo lý tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam. Chỉ khi học sinh, sinh viên được trang bị tri thức chính trị thông qua quá trình học tập và nghiên cứu các môn khoa học Mác-Lê

nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với việc hình thành và củng cố lập trường tư tưởng, chính trị thông qua hoạt động thực tiễn trong các tổ chức chính trị xã hội thì ở họ bản lĩnh chính trị mới được hình thành, giúp họ giữ được định hướng chính trị, tư tưởng và phẩm chất đạo đức trong hoạt động chuyên môn của mình trước mọi biến động và cám dỗ của xã hội.

Kết luận chương 2

Thế hệ trẻ là lực lượng quan trọng của mỗi dân tộc. Sự chăm lo tốt cho thế hệ trẻ là sự bảo đảm cho tương lai phát triển bền vững và tươi sáng của xã hội. Chính vì vậy, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm chăm lo tới việc giáo dục bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người viết: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Quán triệt quan điểm đó, Đảng ta rất quan tâm đến việc xây dựng nguồn lực con người Việt Nam, nhất là nguồn nhân lực trẻ tuổi. Để đáp lại niềm tin yêu đó, các thế hệ trẻ Việt Nam cần phải không ngừng phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện, một lớp thanh niên mới đã hình thành, khẳng định vai trò, vị trí của mình trong xã hội. Tuy nhiên bước vào thời kỳ đổi mới, dưới sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề toàn cầu hoá và xu thế hội nhập, một bộ phận thế hệ trẻ của chúng ta đã có những biểu hiện xuống cấp về mặt đạo đức.

Thiết nghĩ, tuổi trẻ nhất là học sinh, sinh viên nhiệm vụ trọng tâm là học tập tốt và rèn luyện tu dưỡng đạo đức. Bởi đạo đức do đấu tranh bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Đây phải xem là việc làm thường xuyên, tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, sống chân thành, trung thực, yêu thương con người, có lòng nhân ái trong quan hệ với con người và cộng đồng, có hành vi ứng xử có văn hóa. Trách nhiệm của xã hội là phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện những chuẩn mực đạo

đức tiến bộ góp phần khắc phục sự suy thoái về đạo đức trong xã hội nói chung và trong trường học nói riêng. Có như vậy nó mới nuôi dưỡng và phát triển con người mới.

Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay bao gồm: nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nhà trường; giáo dục đạo đức là quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ và nhẫn nại; phát huy ý thức tự giáo dục, tự rèn luyện của sinh viên; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên; đổi mới toàn diện, đồng bộ về nội dung, hình thức trong giáo dục đạo đức cho sinh viên; xây dựng các khu vui chơi giải trí lành mạnh cho sinh viên; tổ chức tốt các hoạt động tư vấn, tham vấn trong nhà trường cho sinh viên; giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua giải pháp làm gương; giáo dục đạo đức cho sinh viên thông qua môn học những Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin và giải pháp tổ chức tốt các phong trào hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường trong giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Việc thực hiện đồng bộ và toàn diện các giải pháp trên là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng trong giai đoạn hiện nay.

C. KẾT LUẬN

Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Ở nước ta, mục tiêu của nhà trường là đào tạo ra những con người phát triển toàn diện. Do đó, công tác giáo dục đạo đức sinh viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng hiện nay.

Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bên cạnh việc thường xuyên tạo mọi điều kiện, cơ hội tốt nhất để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật, nắm bắt công nghệ mới - tiên tiến, hiện đại, cần phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đào tạo nói chung, công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho sinh viên nói riêng. Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa sẽ phát triển như thế nào, có vị thế trên trường quốc tế ra sao, nền văn hóa truyền thống của ta sẽ được kế thừa bổ sung và phát triển như thế nào, phụ thuộc rất nhiều vào lớp trẻ hiện nay, trong đó có sinh viên.

Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 80 - 90)