Đổi mới toàn diện, đồng bộ nội dung, hình thức công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nhà trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 64 - 68)

dục đạo đức cho sinh viên nhà trường

Đối với sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng ở độ tuổi mà tâm sinh lý mới vừa phát triển, các em thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình... ; trong khi đó các kiến thức về hiểu biết xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến phạm tội, vi phạm pháp luật hoặc vi phạm nội quy nhà trường.

Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, đóng ở trung tâm của thành phố tỉnh lỵ; nhưng phần lớn sinh viên đế từ các huyện trong tỉnh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các em sống xa nhà, ít được sự quan tâm trực tiếp của gia đình. Hiện nay, sinh viên đi học ở trọ chiếm 78%, ở nhà chiếm 12.5%, ở nhà người thân 9.5%, phần đong các em ở xa nhà nên ban đầu chưa thích nghi với hoàn cảnh mới. Yếu tố lứa tuổi và sự thay đổi hoàn cảnh sống sẽ dẫn đến các em dễ sa ngã rơi vào các tệ nạn xã hội. Vì thế, các em cần phải được giáo dục đạo đức một cách toàn diện và kịp thời.

Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua giữa các tập thể và cá nhân nhằm tạo sự chuyễn biến sâu rộng cả về nhận thức và hành động mới góp phần hạn chế và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực ở sinh viên. Phải làm tốt công tác xếp loại và đánh giá rèn luyện các lớp hành tuần. Công tác thi đua phải chính xác, công tâm, kích thích được phong trào. Vừa đánh giá, vừa thể nghiệm và dần hoàn chỉnh các tiêu chí thi đua.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của các vi phạm, các tệ nạn; phổ biến tuyên truyền pháp luật (luật giáo dục, luật giao thông đường bộ, ...);

tổ chức học tập, quán triệt cho sinh viên về nội quy của nhà trường vào đầu năm học, vào giờ chào cờ đầu tuần và giờ sinh hoạt lớp.

Tăng cường vai trò của Đoàn trường trong hệ thống tổ chức của mình để giáo dục đoàn viên thanh niên. Đoàn trường phải đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá học đường; cần có kiểm tra tổng kết đánh giá cụ thể.

Tăng cường công tác kiểm tra của Ban nền nếp để phát hiện vụ việc và xử lý kịp thời; nếu buông lỏng kiểm tra, không cập nhật được tình hình, không đánh giá đúng đối tượng thì vô tình dung túng cho sinh viên vi phạm.

Tăng cường công tác tự quản của các tập thể lớp, chi đoàn thông qua vai trò có vấn của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm

không phải lúc nào cũng theo sát từng học sinh mà phải thông qua mạng lưới cộng tác viên để nắm tình hình. Chỉ thông qua tập thể và giáo dục bằng tập thể, giáo dục bằng dư luận, giáo dục cảm hoá bằng tình bạn sẻ có tác dụng tích cực giúp học sinh điều chỉnh hành vi của mình.

Đề cao vai trò trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm; bởi vì giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt nhà trường chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động của lớp; chỉ có giáo viên chủ nhiệm là cầu nối tin cậy nhất với nhà trường và phụ huynh. Vì vậy giáo viên chủ nhiệm vừa đề cao trách nhiệm, vừa có tình thương, bao dung độ lượng và nghiêm minh, công bằng; vừa có tính chủ động sáng tạo để giáo dục sinh viên nhất là đối tượng chậm tiến. giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch giáo dục học sinh, hàng tuần, hàng tháng phải có nhận xét, đánh giá xếp loại cụ thể về từng mặt cho từng sinh viên, chỉ cho mỗi sinh viên thấy được từng mặt mạnh mặt yếu và có khen chê kịp thời; không nên có định kiến hẹp hòi với học học sinh; nếu định kiến hẹp hòi dể làm cho các em mất niềm tin, bi quan, chán nản.

Tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Văn nghệ, thể dục thể thao, ngoại khoá, các câu lạc bộ đố vui để học, sẽ cuốn hút nhiều học sinh tham gia; bởi vì lứa tuổi của các em rất hiếu động, thích hoạt động, thích giao tiếp, giao lưu; nếu chúng ta không tổ chức các hoạt động cho học sinh thì các em sẻ tìm đến nơi chốn khác để vui chơi và dễ bị các phần tử xấu lôi kéo vào con đường hư hỏng, phạm tội. Thông qua các hoạt động này sẻ giúp cho sinh viên nâng cao nhận thức, lớn khôn thêm cả thể xác lẫn tâm hồn để vững tin bước vào đời. Trong hoạt động này cần lưu ý kết hợp hài hoà giữa: " Học mà chơi, Chơi mà học " theo đúng định hướng giáo dục.

Các cơ quan chức năng như Công an thành phố Sóc Trăng và Công an các phường trên địa bàn trong những năm vừa qua đã cộng tác phối hợp với nhà trường làm tốt công tác giáo dục sinh viên: điều tra, cung cấp thông tin,

thông báo tình hình học sinh vi phạm, quản lý giáo dục sinh viên; nên đã góp phần ngăn chặn và làm giảm các vụ việc xảy ra ở sinh viên. Trong thời gian tới nhà trường mong muốn các cơ quan chức năng và cộng đồng xã hội tiếp tục quan tâm giúp đỡ nhà trường nhiều hơn nữa để góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức sinh viên.

Các trường học cao đẳng trên địa bàn, cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục đạo đức sinh viên; bởi vì học sinh có mối quan hệ trên địa bàn, mối quan hệ liên trường và những mối quan hệ khác nên dễ tụ tập, lôi kéo theo nhóm chính thức và không chính thức để đánh nhau hoặc có những vi phạm khác. Các trường cần phải thông tin sớm, kịp thời các vụ việc có liên quan; cùng phối hợp xử lý, không bao che dấu giếm khuyết điểm học sinh vi phạm.

Nên thành lập Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh trường và các Chi hội cha mẹ học sinh lớp, để làm tốt công tác phối hợp giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Hội cha mẹ học sinh vừa là chủ thể tiến hành giáo dục con em ở gia đình đồng thời cũng phải chịu một phần trách nhiệm về quá trình giáo dục ở nhà trường. Ông bà, cha mẹ phải mẫu mực, làm gương cho con cái noi theo. Phụ huynh phải luôn luôn quan tâm theo dõi thường xuyên con em mình, không nên phó mặc cho nhà trường. Cần phải phê phán quan niệm của một số ít phụ huynh khoán trắng việc giáo dục đạo đức học sinh cho nhà trường. Xã hội hoá công tác giáo dục không thể hiểu phiến diện ở mặt đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, tiền bạc mà phải thực sự tham gia vào quá trình giáo dục con em.

Việc xử lý kỷ luật sinh viên là việc bất đắc dĩ, trong chúng ta không ai muốn; nhưng vì kỷ cương nghiêm minh của nhà trường nên phải thi hành kỷ luật sinh viên; việc thi hành kỷ luật cũng là cần thiết để vừa xử lý vi phạm, vừa răn đe nhắc nhở những em khác, vừa phòng ngừa các biểu hịên xấu có thể

xảy ra. Bên cạnh đó cần có sự khen thưởng động viên những tập thể và các nhân tiêu tiểu về các mặt; đồng thời cũng biểu dương những sinh viên vi phạm có tiến bộ và xét cho ra khỏi danh sách học sinh chậm tiến. Nếu tập thể lớp, chi đoàn, thầy cô giáo chủ nhiệm và phụ huynh biết động viên khích lệ thì nhiều em chậm tiến sẻ cố gắng vươn lên. Công tác này ở cấp độ lớp nên làm thường xuyên hàng tuần, hàng tháng.

Nếu mọi thành viên trong nhà trường và tất cả các bậc phụ huynh cũng như các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể trong xã hội đều thấy rõ được tầm quan trọng và lợi ích của công tác giáo dục đạo đức học sinh trong sự nghiệp trồng người, biết đề cao trách nhiệm, biết đồng lòng đồng sức phối hợp hành động vì mục tiêu chung sẻ đem lại nhiều thành tích hơn nữa cho nhà trường, sẻ có nhiều con ngoan trò giỏi, xã hội cũng bớt đi trẻ em hư hỏng, cuộc sống sẻ tốt đẹp và lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 64 - 68)