Tổ chức tốt các phong trào hoạt động của Đoàn, Hội trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nhà trường

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 68 - 74)

công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nhà trường

Những tổ chức đại biểu cho lợi ích của sinh viên, Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên có nhiệm vụ chủ yếu là tham gia vào việc giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, niềm tin cách mạng, tuyên truyền tư tưởng chính trị, định hướng và vận động sinh viên thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh. Trong thời gian qua, những nỗ lực của Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên nhà trường trong việc tập hợp, tổ chức sinh viên là rất lớn (khoảng hơn 90% sinh viên của Trường tham gia), với nhiều hình thức tổ chức và hoạt động đa dạng, sáng tạo. Ngày nay trong các tổ chức thanh niên, thì Đoàn, Hội đóng vai trò nòng cốt và là một trong những yếu tố tác động có giá trị định hướng quan trọng đối với quá trình xã hội hóa nhân cách và xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay. Song, để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh

viên, ngoài việc tiếp tục củng cố và phát huy các thành tựu đã đạt được, Đoàn và Hội cần thực hiện những giải pháp có tính định hướng sau:

Trước hết, cần tăng cường công tác tập hợp sinh viên. Tập hợp đối tượng cần được giáo dục là điều kiện đầu tiên cần phải có trong công tác giáo dục. không tập hợp được sinh viên thì Đoàn, Hội không thể triển khai các hoạt động giáo dục của mình. Hiện nay còn một bộ phận sinh viên không tham gia sinh hoạt Đoàn, Hội cho thấy tập hợp là khâu yếu nhất trong toàn bộ các hoạt động của Đoàn, Hội của nhà trường trong thời gian qua. Điều này đồng nghĩa với việc có một bộ phận sinh viên không nhận được sự định hướng giáo dục của Đoàn, Hội. Để khắc phục hạn chế trên, ngoài việc đổi mới nội dung, hình thức hoạt động cho thiết thực, phù hợp thì tổ chức Đoàn, Hội cần quan tâm nắm bắt và hỗ trợ kịp thời những nhu cầu chính đáng của sinh niên như: giới thiệu chỗ trọ, chỗ thực tập tốt nghiệp, việc làm, cho vay tiền đóng học phí, trợ cấp khó khăn, tạo sân chơi lành mạnh bổ ích, tư vấn các vấn đề sinh vên quan tâm.

Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội vững mạnh làm trung tâm đoàn kết, tập hợp, vận động, giáo dục sinh viên. Các cán bộ Đoàn, Hội cần nâng cao phẩm chất, năng lực hoạt động của mình, gắn bó mật thiết với sinh viên; thường xuyên nghiên cứu, nắm vững tình hình, dự báo diễn biến về tư tưởng, thái độ chính trị, đạo đức, lối sống của sinh viên và chủ động đề xuất các giải pháp khả thi để giáo dục, rèn luyện, định hướng sự phát triển nhân cách cho sinh viên.

Để tổ chức tốt các hoạt động của Đoàn và Hội, thì Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng cần tập trung chú ý các vấn đề sau:

Trước hết, Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên cần xác định rõ đặc điểm, đối tượng của đơn vị mình để có nội dung, biện pháp giáo dục cho sát thực, hiệu quả.

Ngay từ đầu năm học, Đoàn và Hội cần bám sát chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học của Đoàn, Hội cấp trên; đồng thời căn cứ tình hình thực tế của đơn vị mình để xây dựng chương trình hoạt động cụ thể, rõ ràng đối với từng đối tượng sinh viên. Kế hoạch xây dựng cần bảo đảm tính cụ thể, chi tiết, có dự tính thời gian thực hiện để vừa thuận lợi khi dự trù kinh phí cho Đoàn và Hội hoạt động, vừa có công tác chuẩn bị chu đáo, vừa tạo tâm trạng háo hức, chờ đón của sinh viên. Các hoạt động dự kiến tổ chức cần mang màu sắc thanh niên, phù hợp bản tính sôi nổi, thích khám phá của lứa tuổi mới trưởng thành.

Công tác tuyên truyền có thể thực hiện bằng nhiều cách, nhưng hiệu quả trực tiếp đến đoàn viên, thanh niên nhất là việc sử dụng hệ thống phát thanh; hệ thống bảng tin của trường, khoa; bản tin viết của giới trẻ;... Hiện nay, hầu hết các khoa trong trường đều đã có hệ thống bản tin, nhưng một số Liên chi Đoàn chưa biết cách tận dụng hiệu quả của phương tiện này để tuyên truyền các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội; nêu gương người tốt, việc tốt; tổ chức các chương trình văn hoá, văn nghệ giúp sinh viên giao lưu, gần gũi nhau hơn... Đây là phương tiện tuyên truyền trực tiếp, có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên mà lại không tốn kém.

Đối với lứa tuổi sinh viên, không chỉ nói suông mà lời nói phải đi đôi với việc làm mới tạo được niềm tin và tình cảm ở họ. Do đó, tổ chức Đoàn, Hội trong toàn trường cần tăng cường triển khai các hoạt động có ý nghĩa giáo dục đoàn viên, thanh niên như: thăm hỏi, tặng quà các đối tượng chính sách, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng... qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên. Đoàn, Hội nên chủ động đề xuất đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên để vừa thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên, vừa nâng cáo ý thức tự giác lao động của các bạn trẻ. Sau khi tổ chức các phong trào, cần kịp thời biểu dương, khen thưởng các đoàn viên, thanh niên có ý thức, đạo đức tốt, có

hành động dũng cảm, trung thực. Đồng thời kịp thời nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật đối với những đoàn viên, thanh niên vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật.

Để có thể làm được những điều này, Đoàn, Hội cần có sự phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu nhà trường, Đoàn thanh niên địa phương... Các cán bộ Đoàn trường dù là chuyên trách hay kiêm nhiệm phải là những thầy giáo, cô giáo trẻ, nhiệt huyết, trách nhiệm, sinh viên phải gương mẫu, học giỏi, năng nổ, sẵn sàng cống hiến cho tổ chức Đoàn, Hội.

Trong bối cảnh hiện nay, muốn cho sự nghiệp giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung và sinh viên Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng nói riêng có hiệu quả thì một trong những giải pháp mang tính chiến lược là phải tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ về nội dung và hình thức trong giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên. Vì vậy, nhà trường cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

Cần chú trọng cả việc dạy “chữ” lẫn dạy “người”. Nhiệm vụ của nhà trường không chỉ dạy học, trang bị cho sinh viên những tri thức khoa học mà còn rèn luyện cho sinh viên về đạo đức, lối sống, nếp sống có văn hóa, đào tạo sinh viên trở thành những con người toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Tập thể sư phạm nhà trường từ Đảng ủy, Ban Giám hiệu, thầy cô chủ nhiệm, giảng viên bộ môn cho đến các phòng, ban chức năng, các tổ chức đoàn thể phải cùng chung mục đích, hành động để rèn luyện sinh viên trở thành con người có văn hóa. Kết hợp giữa học chính khóa với hoạt động ngoại khóa, lồng ghép việc giáo dục đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật trong các môn học, khuyến khích, biểu dương sinh viên làm việc tốt hoặc có nghĩa cử cao đẹp.

Nội dung, chương trình giáo dục phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, phù hợp với những yêu cầu xã hội đặt ra đối với sinh viên. Chương trình, kế hoạch phải thiết thực và mang tính khả thi cao, không nên đặt những

chương trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tay . Hình thức giáo dục cần phong phú, đa dạng, hấp dẫn, sinh động và khi triển khai thực hiện phải đảm bảo tính sâu rộng, đều khắp, thường xuyên, liên tục, cần khắc phục hiện tượng “chết non”, “chết yểu” hoặc “đầu voi đuôi chuột” của phong trào.

Cần phải có biện pháp khắc phục quan niệm phân biệt “môn chính”, “môn phụ” rất phổ biến hiện nay ở các cấp học, bậc học. Cần phải đầu tư nâng cao chất lượng các môn giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên. Hiện nay, những môn học này vừa thiếu, vừa có chất lượng rất thấp. Những môn học này nhằm giúp cho sinh viên nâng cao năng lực hội nhập với xã hội hiện đại, giúp họ có đủ hành trang văn hóa để bước vào đời, giúp họ có bản lĩnh để vượt qua những khủng hoảng không thể tránh khỏi trong cuộc đời.

Một trong những giải pháp hết sức quan trọng vừa góp phần nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo, vừa góp phần giảm thiểu áp lực học đường chính là phải đổi mới cách thi cử, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá ngoài việc đo lường mức độ nắm vững kiến thức và kỹ năng của người học mà còn phải đánh giá được năng lực, sở trường, cái hay, cái giỏi của người học. Cách đánh giá này khuyến khích người học phát huy năng lực ưu trội, sở trường, cái giỏi, cái tốt của bản thân, đồng thời gián tiếp giúp họ nhận thức sở đoản, điểm yếu, mặt không giỏi, không tốt của mình để tự mình tu bổ, sửa đổi, bổ sung.

Xây dựng đội ngũ các nhà sư phạm vừa có năng lực vừa có phẩm chất trong sáng, mẫu mực, yêu nghề, yêu thương sinh viên và tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Kiên quyết xử lý buộc thôi việc hoặc đình chỉ công tác giảng dạy đối với những giảng viên dính vào tiêu cực mua bán điểm số nhằm làm lành mạnh môi trường giáo dục. Trong hành vi của thầy, cô giáo cũng đều phải định hướng cho sự phát triển nhân cách của sinh viên, phải là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, cần quan tâm, tạo điều kiện và có hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh

viên như: tổ chức hội thi, hội diễn văn nghệ, thi đấu thể dục, thể thao, các cuộc thi tìm hiểu truyền thống cách mạng, các hoạt động xã hội nhân đạo, từ thiện.

Sinh viên với nhiều đối tượng khác nhau, do vậy mỗi đối tượng cần phải có những nội dung, hình thức giáo dục đạo đức khác nhau. Muốn vậy, cần thực hiện nguyên tắc kết hợp trong giáo dục đạo đức cho sinh viên đó là kết hợp chặt chẽ học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn.

Trong giáo dục, Hồ Chí Minh đòi hỏi cả người dạy lẫn người học phải quán triệt phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Xuất phát từ mục đích của nền giáo dục cách mạng là đào tạo ra những công dân có các phẩm chất và năng lực cần thiết để “phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân làm cho dân giàu nước mạnh” mà Hồ Chí Minh quan niệm giáo dục không thể dừng lại ở việc truyền đạt tri thức mà phải tiến tới hình thành năng lực thực hành cho người học. Nghĩa là người học phải có khả năng vận dụng những tri thức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống. Theo Hồ Chí Minh, học là để hành. Còn hành là điều kiện để củng cố, nâng cao kiến thức được tiếp thu, rèn luyện kỹ năng và hình thành những phẩm chất cần có của người lao động mới. Học và hành là hai khâu của quá trình nhận thức, gắn bó khắng khít với nhau. “Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy” [12, tr.50]. Thực hiện phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Một trong những yếu kém của công tác giáo dục cả nước nói chung và của Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng nói riêng thời gian qua là học đi đôi với hành còn rất hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả giáo dục chưa tương xứng với khả năng hiện có.

Thực tiễn phương châm học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng, nên bắt đầu từ việc xây dựng một chương trình “tổ

chức giáo dục ngoài giờ lên lớp” với các yêu cầu và nội dung nhất định nhằm củng cố nhận thức, hình thành niềm tin, rèn luyện hành vi, kỹ năng, thói quen ứng xử có văn hóa phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: giao lưu dã ngoại, tham quan du lịch, các hoạt động xã hội từ thiện, mùa hè xanh, đền ơn đáp nghĩa…Các hoạt động này giúp sinh viên liên hệ thực tiễn, tránh được sự nặng nề, thụ động của phương pháp giáo dục truyền thống.

Trong môi trường thực tiễn, sinh viên có dịp thực hành các bài giảng đạo đức trên lớp thông qua hành vi của mình. Nhờ đó, giảng viên có thể phát hiện và kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và hành động của sinh viên. Hơn nữa, chính những hoạt động thực tiễn thiết thực sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự giáo dục của sinh viên, giúp quá trình hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ở sinh viên nhanh hơn, phong phú và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng cộng đồng sóc trăng trong giai đoạn hiện nay luận văn (Trang 68 - 74)