Vốn ngân sách

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố gây chậm trễ tiến độ và vượt chi phí các dự án y tế, giáo dục tại long an giai đoạn thi công (Trang 30 - 32)

Vốn là toàn bộ giá trị của đầu tƣ để tạo ra các sản phẩm nhằm mục tiêu thu nhập trong tƣơng lai. Các nguồn lực đƣợc sử dụng cho hoạt động đầu tƣ đƣợc gọi là vốn đầu tƣ, nếu quy đổi ra thành tiền thì vốn đầu tƣ là toàn bộ chi phí đầu tƣ.

Bất kỳ một quá trình tăng trƣởng hoặc phát triển kinh tế nào muốn tiến hành đƣợc đều phải có VĐT, VĐT là nhân tố quyết định để kết hợp các yếu tố trong sản xuất kinh doanh. Nó trở thành yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với tất cả các dự án đầu tƣ cho việc phát triển kinh tế đất nƣớc.

Nghị định số 385-HĐBT ngày 07/11/1990 của hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính Phủ) về việc sửa đổi, bổ sung thay thế điều lệ quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản đã ban hành theo Nghị định số 232-CP ngày 06/06/1981 khái niệm “Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi

phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán”.

Theo nghĩa chung nhất thì VĐT XDCB bao gồm: chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tƣ, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác theo một dự án nhất định.

Các nguồn lực thuộc quyền sở hữu và chi phối toàn diện của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng cho hoạt động đầu tƣ XDCB đƣợc gọi là VĐT XDCB từ NSNN.

NSNN với tƣ cách là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nƣớc tham gia huy động và phân phối VĐT thông qua hoạt động thu, chi ngân sách.

Căn cứ vào phạm vi, tính chất và hình thức thu cụ thể, VĐT XDCB từ NSNN đƣợc hình thành từ các nguồn sau:

- Nguồn vốn thu trong nƣớc (thuế, phí, lệ phí, các khoản thu từ bán, cho thuê tài sản, tài nguyên của đất nƣớc…và các khoản thu khác).

- Nguồn vốn từ nƣớc ngoài (vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nguồn viện trợ phi Chính phủ).

Phân cấp quản lý ngân sách chia VĐT XDCB từ NSNN gồm:

- VĐT XDCB của ngân sách trung ƣơng đƣợc hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ƣơng nhằm đầu tƣ vào các dự án phục vụ cho lợi ích quốc gia. Nguồn vốn này đƣợc giao cho các bộ, ngành quản lý sử dụng.

- VĐT XDCB của ngân sách địa phƣơng đƣợc hình thành từ các khoản thu ngân sách địa phƣơng nhằm đầu tƣ vào các dự án phục vụ cho lợi ích của từng địa phƣơng đó. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc giao cho các cấp chính quyền địa phƣơng (tỉnh, huyện, xã) quản lý thực hiện.

Mức độ kế hoạch hoá, VĐT từ NSNN đƣợc phân thành:

- VĐT xây dựng tập trung: nguồn vốn này đƣợc hình thành theo kế hoạch với tổng mức vốn và cơ cấu vốn do Thủ tƣớng Chính phủ quyết định giao cho từng bộ, ngành và từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng.

- VĐT XDCB từ nguồn thu đƣợc để lại theo Nghị quyết của Quốc hội: thu từ thuế nông nghiệp, thu bán, cho thuê nhà của Nhà nƣớc, thu cấp đất, chuyển quyền sử dụng đất…

- VĐT XDCB theo chƣơng trình quốc gia.

- VĐT XDCB thuộc NSNN nhƣng đƣợc để lại tại đơn vị để đầu tƣ tăng cƣờng cơ sở vật chất nhƣ: truyền hình, thu học phí….

- Nguồn VĐT XDCB từ NSNN phần lớn đƣợc sử dụng để đầu tƣ cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có vốn đầu tƣ lớn, có tác dụng chung cho nền KT - XH mà các thành phần kinh tế khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tƣ. Nguồn vốn cấp phát không hoàn lại này từ NSNN có tính chất bao cấp nên dễ bị thất thoát, lãng phí, đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ. Tuy nhiên, trong nguồn vốn NSNN thì phải loại nguồn vốn không đƣợc đƣa vào kế hoạch và cấp phát theo kế hoạch của Nhà nƣớc (vốn để lại tại đơn vị), khả năng quản lý, kiểm soát của Nhà nƣớc gặp khó khăn hơn. Vốn ngoài nƣớc thƣờng phụ thuộc vào điều kiện nhà tài trợ đặt ra, cũng làm cho việc quản lý bị

chi phối. Đối với viện trợ không hoàn lại thƣờng do phía nƣớc ngoài điều hành nên giá thành cao.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố gây chậm trễ tiến độ và vượt chi phí các dự án y tế, giáo dục tại long an giai đoạn thi công (Trang 30 - 32)