Đặc điểm của mô đun

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 51)

Mô đun Đo lường điện là môn học cơ sở của hệ Cao đẳng nghề của ngành Điện công nghiệp, có các đặc điểm sau:

- Tính cụ thể: biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối

tượng cụ thể (cấu tạo của các Ampe mét, Vôn mét, Oát mét, Công tơđiện …), những tri thức này học sinh có thể trực tiếp tri giác được ngay trên các mô hình trực quan hoặc vật thật.

- Tính trừu tượng: Thể hiện qua các khái niệm, các nguyên lý như:

nguyên lý tạo ra mômen quay, sự biến đổi của đại lượng đo thành dòng điện đi vào cuộn dây cơ cấu, sự biến thiên của mômen quay theo sự thay đổi của từ trường… Để tiếp thu được tri thức này đòi hỏi phải có sự tư duy, hình dung, tưởng tượng.

- Tính thực tiễn: Đây là bản chất vốn có của kỹ thuật nói chung và môn

Đo lường điện nói riêng vì đối tượng nghiên cứu và mục đích nghiên cứu xuất phát từ hoạt động thực tiễn của con người và nhu cầu của con người. Trong mô đun Đo lường điện, tính thực tiễn thể hiện ở nhu cầu xác định các thông số của mạch điện để sử dụng hợp lý các thiết bịđiện và cuối cùng thể hiện ở khả năng sử dụng thành thạo các loại thiết bị đo lường điện vào việc đo lường các đại lượng điện cụ thể trong nghề nghiệp chuyên môn.

- Tính tổng hợp: Mô đun được xây dựng trên nguyên tắc kỹ thuật tổng hợp, kết hợp kiến thức của nhiều môn khoa học khác nhau như: toán học, vật lý, vẽ kỹ

thuật, kỹ thuật điện, máy điện …

Tính tổng hợp cũng được thể hiện ở chỗ mô đun là môn học kỹ thuật ứng dụng, bao gồm lý thuyết và thực hành gắn kết với nhau, với thời lượng 30 tiết lý thuyết và 45 giờ học thực hành.

Với những đặc điểm trên mô đun này đòi hỏi trong giảng dạy cần phải xác

định rõ những cơ sở khoa học, những hiện tượng kỹ thuật, những giải pháp kỹ thuật từ đó đưa ra được phương pháp giảng dạy hợp lý, xác định rõ mục tiêu và các nội

dung trọng tâm. Mặt khác, với tính thực tiễn của môn học và với cấu trúc lý thuyết gắn với thực hành như trên, mô đun này thuận lợi cho việc dạy học theo NLTH.

2.4.6 . Đội ngũ giáo viên

Nhưđã trình bày ở trên Khoa Điện – Điện tử có tổng số 15 cán bộ giáo viên cơ hữa trong đó có 08 giáo viên trình độ thạc sĩ, còn lại đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kỹ thuật. Đa phần giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần đoàn kết cao. Đội ngũ giáo viên từng bước đảm nhận tốt công tác đào tạo của nhà trường nói chung và của khoa Điện – Điện tử nói riêng, cụ thể các giờ

giảng của khoa luôn đạt chất lượng cao, hàng năm đều có giáo viên đạt giáo viên dạy nghề giỏi cấp Thành phố và đã có 01 giáo viên đạt giáo viên dạy nghề giỏi cấp toàn quốc. Với trình độ tin học của các giáo viên đang tham gia giảng dạy trong khoa đều đạt chuẩn. Giáo viên tham gia giảng dạy thực hành của khoa đều có kinh nghiệm, tâm huyết với nghề nghiệp và có bằng nghề bậc 4 trở lên.

Những yếu tố trên là những cơ sở và điều kiện thuận lợi cho việc dạy học theo tiếp cận NLTH.

2.4.7. Trình độ hc sinh- sinh viên

Học sinh – Sinh viên được tuyển sinh hàng năm đều có chất lượng tương đối cao (tốt nghiệp phổ thông trung học). Mặt bằng học sinh- sinh viên đều có động lực học tập tốt và có ý thức nghề nghiệp, ngay từ ngày đầu học tập (đầu khóa học nhà trường có các buổi tư vấn nghề, đối thoại với học sinh- sinh viên …). Trong các giờ

học thực hành, học sinh- sinh viên đều hăng hái tham gia với ý thức cao và luôn tìm tòi nghiên cứu đã từng bước tạo ra sản phẩm có thểứng dụng trong đời sống.

Trước khi tham gia học thực hành tại xưởng điện, HS/SV đều được trang bị

về các kiến thức lý thuyết chuyên ngành, kiến thức tin học đại cương.

2.4.8. Cơ s vt cht và phương tin dy hc

Được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, của Bộ và định hướng của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, trong thời gian qua Khoa Điện - Điện tử đã từng bước

được đầu tư về trang thiết bị dạy học (năm 2008 Khoa Điện - Điện tử đã được đầu tư 01 phòng thực hành PLC, 01 phòng thực hành điện tử cơ bản và 01 phòng thực

hành kỹ thuật số; năm 2010 được đầu tư 01 phòng thực hành Điện khí nén, 01 phòng lắp đặt hệ thống điện, 01 phòng kỹ thuật số, 01 phòng thực hành về cảm biến và vi điều khiển; năm 2011 được đầu tư 01 phòng Điện tử công suất, 01 phòng thực hành điện lạnh). Năm 2013 nghề Điện công nghiệp được công nhận là nghề trọng

điểm của trường trọng điểm nên theo lộ trình của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Đào tạo các nghề trọng điểm thì nghề Điện công nghiệp tiếp tục được Bộ

LĐTBXH đầu tư về trang thiết bị nhằm đáp ứng đủ thiết bị theo danh mục thiết bị

dạy nghề tối thiểu theo Quyết định của TCDN- Bộ LĐTBXH ban hành.

Với số lượng phòng học thực hành và trang thiết bị dạy học của ngành Điện công nghiệp tại Khoa Điện – Điện tửđã được trang bị tương đối hiện đại và đầy đủ

bởi vậy giảng viên rất có điều kiện để soạn bài giảng theo tiếp cận NLTH.

2.5. Tình hình dạy học mô đun Đo lường điện tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội học Lao động- Xã hội

Đểđào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì trong quá trình đào tạo nghề nói chung cần phải có sự đổi mới, đặc biệt là phương pháp dạy học. Để có những cơ sở cho việc vận dụng PPDH theo tiếp cận NLTH vào dạy học các môn học nói chung và mô đun Đo lường điện nói riêng tại Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 15 giáo viên và 5 cán bộ quản lý với mẫu phiếu số 1 (xem phụ lục 2).

Phiếu số 1: Dành cho Cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý 20 phiếu (xem phụ lục). Phiếu số 2: Dành cho giáo viên bộ môn đo lường điện 04 phiếu (xem tại phụ lục).

Qua điều tra khảo sát, tác giảđã thu được kết quả trên các mặt như sau:

2.5.1. Thc trng nhn thc ca giáo viên vđổi mi phương pháp dy hc

- Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nhưở bảng 2.3.

Bảng 2.3: Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH

Đối tượng khảo sát

Mức độđánh giá và tỷ lệ (%)

Rất quan

trọng Quan trọng Ít quan trọng quan trKhông ọng SL % SL % SL % SL %

Giáo viên (15 người) 12 80% 03 20% 0 0 0 0

Cán bộ quản lý (05 người) 03 60% 02 40% 0 0 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Giáo viên Cán bộ QL Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Hình 2.1 Biểu đồ nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lý về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH

Nhn xét: Như vậy qua kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi cán bộ quản lý và giáo viên của trường cho thấy rằng đa số các cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy

được tầm quan trọng của của việc đổi mới PPDH do đó việc áp dụng dạy học mô

đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là rất phù hợp và có tính khả thi.

2.5.2. Thc trng v mc độ s dng các phương pháp và k thut dy hc

Để tìm hiểu thực trạng về mức độ sử dụng các PPDH hiện nay trong quá trình giảng dạy của giáo viên và mức độ đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp của các trang thiết bị dạy học hiện nay tại trường, Tác giả đã tiến hành khảo sát 06 GV đã và đang giảng dạy mô đun Đo lường điện của trường về nhận thức và mức độ sử dụng các phương pháp. Mẫu phiếu số 2 ( xem phụ lục).

Kết quảđiều tra được thể hiện ở bảng 2.4.

TT Phương pháp dạy học Thxuyên ường thoThỉảnh ng thKhông ực hiện 1 Phương pháp thuyết trình 06/06 100% 0 0 2 Phương pháp trực quan 02/06 33% 04/06 67% 0 3 Phương pháp đàm thoại gợi mở 03/06 50% 03/06 50% 0 4 Phương pháp nêu vấn đề 0 06/06 100% 0 5 Phương pháp dạy học thảo luận theo nhóm 0 02/06 33% 04/06 67%

6 Phương pháp angorit hoá 0 0 06/06

100%

7 Phương pháp chương trình hoá 0 0 06/06

100% 8 Phương pháp dự án 0 0 06/06 100% 9 Phương pháp mô phỏng 0 06/06 100% 0 10 Ứng dụng công nghệ thông tin

trong dạy học 04/06 67% 02/06 33% 0 11 Dạy học theo năng lực thực hiện 0 0 06/06 100% Biểu đồ thể hiện về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học 0 20 40 60 80 100 PPTT PPTQ PPĐT PPNVĐ PP TLN Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện

0 20 40 60 80 100 PP AGR PP CTH PP DA PPMP Ứng dụng CNTT NLTH Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học

Nhn xét: Kết quả điều tra khảo sát cho thấy đa số các giáo viên thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình để lên lớp, các phương pháp dạy học tích cực như Phương pháp trực quan, Phương pháp đàm thoại gợi mở, Phương pháp nêu vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…. các giáo viên chưa áp dụng thường xuyên, thậm chí không thực hiện (Phương pháp angorit hoá, Phương pháp dự án, Phương pháp chương trình hoá, Phương pháp mô phỏng) điều đó chứng tỏ

rằng các giáo viên vẫn chưa thực sự quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học mặc dù đã xác định việc đó là rất quan trọng.

Đặc biệt là tất cả GV đều chưa thực hiện dạy học theo tiếp cận NLTH. Mỗi bài học đều được dạy hết tất cả các nội dung lý thuyết ở lớp có khi kéo dài hàng tuần, sau khi kết thúc phần lý thuyết thì học sinh xuống xưởng để học thực hành, trước khi học thực hành GV thường phải nhắc lại lý thuyết vì HS đã quên. Do vậy, lãng phí thời gian và chất lượng dạy học không cao.

2.6. Khả năng áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH theo tiếp cận năng lực thực hiện nghiệp ở Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH theo tiếp cận năng lực thực hiện

Như tác giả đã trình bày ở trên, để có thể dạy học theo tiếp cận NLTH cần phải có đủ các điều kiện như: cấu trúc nội dung chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện, giáo viên được bồi dưỡng về dạy học theo NLTH và phải có đầy đủ các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức các hoạt động dạy và học.

Vì vậy để đánh giá khả năng áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện tại Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH theo tiếp cận NLTH cần căn cứ vào các điều kiện nêu trên.

Để dạy học mô đun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH theo tiếp cận NLTH đang có những khó khăn và thuận lợi sau đây:

2.6.1. Nhng khó khăn

- Chương trình mô đun Đo lường điện ở Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH

được biên soạn theo chương trình khung của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, Bộ LĐTB&XH cũng chưa có những hướng dẫn chi tiết về việc dạy học theo mô đun và NLTH cho các trường. Một mặt khác, chương trình mô đun Đo lường điện được cấu trúc thành các bài học, nhiều bài có thời lượng quá lớn, 28 - 33 tiết mỗi bài, nội dung chưa được cấu trúc theo NLTH mà phần lý thuyết và thực hành còn tách rời nhau. Do vậy, dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành rất khó khăn.

- Trong kế hoạch dạy học, việc giảng dạy mô đun này vẫn duy trì ở 2 phần lý thuyết và thực hành riêng biệt, thời gian học lý thuyết và thực hành xa nhau nên không thể thực hiện được việc dạy học theo NLTH dẫn đến chất lượng học tập chưa cao. Hiện tại giáo viên trong trường đang gặp khó khăn trong việc dạy học chương trình mới của Bộ LĐTB&XH theo NLTH.

Do vậy, để dạy học theo NLTH cần cấu trúc lại nội dung môn học này theo NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy mô đun Đo lường điện của trường hiện nay hầu hết là các giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế, GV chưa được bồi dưỡng về phương pháp dạy học theo NLTH nên gặp khó khăn trong việc soạn giáo án tích hợp và đặc biệt là gặp khó khăn trong việc xây dựng bài giảng cho môn học, mô đun mình đảm nhận theo NLTH.

2.6.2. Nhng thun li

Bên cạnh những khó khăn nêu trên thì việc dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH ở Cơ sở Sơn Tây có những thuận lợi sau đây:

- Năm 2008, Bộ LĐTB&XH đã ban hành chương trình khung áp dụng cho

đào tạo nghề ở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề theo mô đun và chủ

trương dạy học theo tiếp cận NLTH. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dạy học theo tiếp cận NLTH.

- Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện phương thức đào tạo theo tiếp cận NLTH. Chủ trương này đang được nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện ở các khoa, bộ

môn của trường.

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và định hướng của Đảng ủy nhà trường, Khoa Điện - Điện tử liên tục được đầu tư về trang thiết bị dạy học trong đó có các phòng học chuyên môn cho các môn học như: Thực hành lắp đặt điện; Điện tử

công nghiệp; Đo lường điện … với đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Hiện nay nhà trường cũng đã quy định bắt buộc các giáo viên phải soạn giáo án trên máy và khuyến khích việc soạn giáo án dạy theo NLTH để dạy trên lớp.

- Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội đã được Bộ lao động Thương binh và Xã hội ký Quyết định công nhận là trường trọng điểm trong đó có nghềĐiện công nghiệp là nghề trọng điểm. Theo đề án Chương trình mục tiêu Quốc gia vềĐào tạo các nghề trọng điểm thì Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐ- XH sẽ tiếp tục được đầu tư thiết bị dạy nghềĐiện công nghiệp.

- Mô đun đo lường điện là môn kỹ thuật ứng dụng, liên quan nhiều đến thực tiễn và có cấu trúc 30 tiết lý thuyết và 45 giờ học thực hành nên rất thuận lợi cho việc dạy học theotiếp cận NLTH.

- Những năm gần đây, với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nhất là trong lĩnh vực của ngành Điện, đòi hỏi cần nâng cao chất lượng dạy và học của HS, trang thiết bị phục vụ cho thực tập luôn đáp ứng yêu cầu đặt ra, trang thiết bị được bổ xung mới tiên tiến cơ bản đáp ứng phục vụ cho thực tập cơ bản và thực tập sản xuất.

Ngoài ra đại đa số giáo viên trong khoa đều có máy tính cá nhân vì vậy có thể đảm bảo việc biên soạn bài giảng điện tử và sử dụng các phần mềm ứng dụng, mặt

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 51)