Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 100)

Thực nghiệm của luận văn này được tiến hành trên hệđào tạo cao đẳng nghề Điện công nghiệp tại Khoa Điện- Điện tử Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐ-XH.

Thời gian thực nghiệm vào học kỳ II năm học 2012 - 2013.

Đối tượng thực nghiệm là lớp Cao đẳng nghềĐCN A K24 (gồm có 31 SV).

Để đảm bảo tính chính xác của quá trình thực nghiệm, tác giả đã chia lớp thành hai nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) với tỷ lệđạo đức, học lực của học sinh - sinh viên tương đối đồng đều giữa các nhóm.

+ Nhóm thực nghiệm: 16 SV + Nhóm đối chứng: 15 SV

Giáo viên dạy thực nghiệm: Tác giảđã trực tiếp tham gia giảng dạy và có sự

tham gia của một số giáo viên khác tại Khoa Điện- Điện tử Cơ sở Sơn Tây- Trường

Đại học Lao động- Xã hội dự giờ để lấy ý kiến của họ đánh giá về khả năng ứng dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tại trường.

3.4.3. Nội dung và tiến trình thực nghiệm

3.4.3.1. Nội dung thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm tác giả đã sử dụng phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện để tiến hành dạy 02 bài.

Bài 1: Đo điện năng

Bài 2: Sử dụng đồng hồ vạn năng

Tại nhóm đối chứng: tác giả tiến hành giảng dạy bình thường theo giáo án cũ

với phương pháp giảng dạy truyền thống.

Tại nhóm thực nghiệm: tác giả tiến hành giảng dạy theo tiếp cận NLTH, với giáo án tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Quá trình thực nghiệm sư phạm được triển khai theo đúng kế hoạch, trong giờ lên lớp có đồng nghiệp tham dự, sau giờ dạy có trao đổi, đánh giá kết quả. Cuối buổi học giáo viên tiến hành đánh giá, kiểm tra kiến thức học sinh tiếp thu được.

Để đảm bảo thu được kết quả chính xác, các bài giảng thực nghiệm và đối chứng đều được tiến hành giảng dạy theo các quy tắc cũng như quy trình đã được

nêu ra. Nội dung bài học được trình bày đầy đủ, cặn kẽ, giáo viên dùng phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề, thao tác mẫu. Các bài thực nghiệm được kết hợp với máy tính, máy chiếu trong quá trình giảng dạy.

3.4.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm

Khi tiến hành thực nghiệm cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố như: Phương tiện dạy học và cơ sở vật chất, giáo viên tham gia thực nghiệm, giáo án thực nghiệm để

quá trình thực nghiệm đạt hiệu quả cao.

a. Về phương tiện dạy học và cơ sở vật chất

Khoa Điện- Điện tử Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao đông Xã hội đã

được đầu tư, trang bị về phương tiện dạy học cũng như cơ sở vật chất tương đối hiện đại và đầy đủ cho mô đun Đo lường điện như: Phòng thực hành đo lường điện, các mô đun kỹ thuật điện, các thiết bị đo, tạo sóng, máy chiếu, phông chiếu và các phần mềm ứng dụng liên quan.

Do vậy với cơ sở vật chất như trên là rất thuận tiện cho nhóm học thực nghiệm.

Đối với nhóm đối chứng chỉ khác là không áp dụng phương pháp giảng dạy theo NLTH để giảng dạy, các điều kiện khác là như nhau.

b. Giáo viên tham gia giảng dạy

Bản thân tác giả đã trực tiếp tham gia giảng dạy đối với cả nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bên cạnh đó có nhờ một số GV khác tham gia cùng.

c. Xây dựng đề cương và giáo án thực nghiệm

Tác giảđã xây dựng nội dung đề cương và giáo án cho 02 bài giảng môn học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đo lường điện theo NLTH tại mục 3.5

3.4.4. Tiến trình thc nghim

Để nhận được các kết quả đánh giá có độ tin cậy và đảm bảo việc thu nhận và xử lý thông tin phản hồi một cách kịp thời và có hiệu quả, quá trình thực nghiệm

được tiến hành cụ thể như sau:

- Làm việc với giáo viên tham gia giảng dạy: Thảo luận kỹ các công việc của phương pháp dạy học theo NLTH và áp dụng nó vào dạy học mô đun Đo lường

NLTH và không vận dụng dạy học theo NLTH vào quá trình dạy học cho bộ môn mà cụ thể là môn học Đo lường điện.

- Đề nghị các giáo viên tham gia giảng dạy thực nghiệm nghiên cứu nội dung và tiến trình của phương pháp dạy học theo NLTH, cùng tham gia đóng góp ý kiến trong công tác hoàn chỉnh giáo án bài giảng. Đóng góp ý kiến về việc kết hợp các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình thực nghiệm và đối chứng.

- Chuẩn bị giáo án, đề cương, phương tiện và đồ dùng dạy học, các điều kiện về cơ sở vật chất, tình hình lớp học..., phiếu dự giờ và mời giáo viên đến dự.

- Dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách khắc phục trong khi giảng dạy. Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo các giáo án đã soạn. Đánh giá tính khả thi của phương pháp thông qua kết quả thực nghiệm.

3.4.5. Kết qu thc nghim

Bài kiểm tra đánh giá được tiến hành ngay sau buổi học nhằm đánh giá mức

độ thu nhận kiến thức, sự phát triển tư duy kỹ thuật và khả năng vận dụng phán

đoán tình huống thực tế của học sinh, sinh viên.

Sau khi thực nghiệm, tác giảđã so sánh giữa 2 nhóm, kết quả như sau:

Tại nhóm thực nghiệm, nội dung bài học được gắn kết chặt chẽ với thực hành nên học sinh hào hứng hơn với bài học, tiết học sôi nổi hơn, chủ động hơn trong việc luyện tập kỹ năng thực hành, khắc phục được hiện tượng cháy hỏng thiết bị vật tư, thời gian được rút ngắn hơn so với nhóm đối chứng do đó có thểđưa thêm các bài tập ứng dụng khác.

Kết quả kiểm tra đánh giá bài 1 nhưở bảng 3.2

Bảng 3.2: Kết quả kiểm tra bài 1 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Đối tượng Điểm số và tỷ lệ % 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhóm thực nghiệm 1/16 6,25% 4/16 25% 9/16 56,25% 2/16 12,5% Nhóm đối chứng 1/15 6,67% 6/15 40% 5/15 33,3% 3/15 20%

Kết quả kiểm tra đánh giá bài 2 nhưở bảng 3.3.

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra bài 2 của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng

Đối tượng Điểm số và tỷ lệ % 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Nhóm thực nghiệm 1/16 6,25% 4/16 25% 9/16 56,25% 2/16 12,5% Nhóm đối chứng 1/15 6,67% 5/15 33,33% 7/15 46,67% 2/15 13,33%

Kết quả kiểm tra cho thấy: Cả hai bài giảng, nhóm thực nghiệm đều có kết quả cao hơn nhóm đối chứng: nhóm thực nghiệm có khoảng 9 – 10% SV đạt xuất sắc (9 điểm), trong khi đó nhóm đối chứng không có HS nào đạt điểm 9, nhóm đối chứng có khoảng 40 – 45% SV đạt trung bình (5-6 điểm), nhóm thực nghiệm có khoảng 6 - 7% SV đạt trung bình còn lại đều đạt loại khá, giỏi.

+ Nhóm thực nghiệm hiểu sâu sắc về bài học, có khả năng ghi nhớ lâu, nắm vững nội dung lý thuyết và thực hành thành thạo đúng quy trình. Nhóm đối chứng hiểu được bài học nhưng tỏ ra băn khoăn khi áp dụng vào thực hành do kiến thức lý thuyết chưa gắn chặt với thực hành.

+ Về hiệu quả, với nhóm thực nghiệm thời gian giảng bài rút ngắn hơn so với nhóm đối chứng do việc cấu trúc lại nội dung bài học làm cho kiến thức lý thuyết cô

đọng và gắn chặt với thực hành, từ đó giáo viên có thể dành nhiều thời gian cho việc hướng dẫn, tổ chức các hoạt động học tập liên quan đến kỹ năng thực hành.

+ Về thái độ, qua quan sát của GV, tiết học tại nhóm thực nghiệm sôi nổi hơn, sinh viên tỏ ra hào hứng với phương pháp mới, nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến, tích cực, chủ động hơn trong việc luyện tập kỹ năng thực hành và xử lý các tình huống liên quan đến nội dung bài học. Một số học sinh đã sáng tạo, đưa ra những tình huống mới, phương án mới độc đáo, gắn liền với thực tế. Ở nhóm đối chứng sinh viên nghe giảng thụ động, tỏ ra không hào hứng lắm và có biểu hiện lúng túng khi bước vào thực hành.

Tóm lại, qua kết quả bài kiểm tra cho thấy nhóm thực nghiệm kết quả học tập cao hơn nhóm đối chứng.

3.4.6. Ly ý kiến đánh giá ca GV và HS tham gia thc nghim

Ngoài kết quả kiểm tra, tác giả cũng đã dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến GV và HS tham gia lớp thực nghiệm về tác dụng của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH ( Phụ lục số 3 và 4).

Kết quả được tổng hợp ý kiến của GV tham gia thực nghiệm (4 GV) như ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bảng 3.4. (Thang điểm: 1 – Thấp nhất; 5 – Cao nhất.)

Bảng 3.4: Ý kiến đánh giá của GV tham gia thực nghiệm sư phạm

TT Nội dung câu hỏi Điểm sốđánh giá và tỷ lệ (%)

1 2 3 4 5

01 Dạy học mô đun Đo lường

điện theo NLTH là cần thiết ?

4/4 100% 02 Có thuận lợi cho giáo viên

trong quá trình dạy học ?

2/4 50%

2/4 50% 03 Nâng cao được hiệu quả trong

dạy học? 4/4 100% 04 Dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH có đáp ứng được nội dung kiến thức và kỹ năng của bài học? 1/4 25% 3/4 75% Bảng kết quả khảo sát ý kiến của SV nhóm thực nghiệm lớp Cao đẳng nghề ĐCN A K24 (16 học sinh) nhưở bảng 3.5 (thang điểm 1- thấp nhất; 5- cao nhất)

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ý kiến HS nhóm thực nghiệm

TT Nội dung câu hỏi Điểm sốđánh giá và tỷ lệ

1 2 3 4 5

01 Dạy học mô đun Đo lường

điện theo NLTH là cần thiết?

16/16

(100%)

02 Khi học mô đun Đo lường

điện theo NLTH có hứng thú hơn không? 2/16 (12,5%) 4/16 (25%) 10/16 (62,5%) 03 Kỹ năng thực hành có được cải tiến hơn không? 5/16 (31,25%) 11/16 (68,75%) 04 Mức độ hiểu bài? 2/16 (12,5%) 6/16 (37,5%) 8/16 (50%)

Qua các hoạt động thu thập và xử lý thông tin trong quá trình thực nghiệm sư

phạm về mặt định tính có thểđưa ra một số nhận định sơ bộ như sau:

+ Dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH nâng cao được chất lượng dạy học nhờ nội dung dạy lý thuyết được liên hệ chặt chẽ với nội dung thực hành. Các nội dung kiến sau khi học lý thuyết xong được áp dụng ngay vào thực hành do đó dễ

hiểu hơn đối với người học, người học có thể làm ngay được công việc.

+ Gây được hứng thú cho các giáo viên tham gia giảng dạy và HS trong việc dạy học và làm chủđược nội dung bài học.

3.5. Lấy ý kiến chuyên gia

3.5.1. Mc đích

Cùng với phương pháp thực nghiệm sư phạm, để khẳng định các giả thuyết khoa học và đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học mô đun Đo lường

điện theo tiếp cận NLTH tác giả đã áp dụng phương pháp chuyên gia. Qua đó có

được các thông tin phản hồi về tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2. Đối tượng kho sát ly ý kiến

kiến của 20 chuyên gia bao gồm:

- Nhà khoa học có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Số lượng xin ý kiến 05 người.

- Các thạc sĩ và kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực vềđo lường trong công nghiệp. Số lượng xin ý kiến 05 người.

- Các giáo viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy thực hành nghề Điện công nghiệp, đặc biệt giảng dạy mô đun Đo lường điện. Số lượng giáo viên xin ý kiến là 10 người.

3.5.3. Ni dung kho sát

Tác giả đã tham khảo các ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi về tính phù hợp và tác dụng cũng như sự cần thiết và tính khả thi của việc dạy học mô đun Đo lường

điện theo tiếp cận NLTH. (Các phiếu hỏi xem các phụ lục 5,6,7).

3.5.4. Kết qukho sát

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH nhưở bảng 3.6

Bảng 3.6: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH.

TT Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1 Dạy học theo tiếp cận NLTH phù hợp với mô đun Đo lường điện ? 19/20 95% 01/20 5% 2 Dạy học theo tiếp cận NLTH dễ áp dụng để dạy học mô đun Đo lường điện ? 17/20 85% 03/20 15%

3 Dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH gây được hứng thú cho học sinh, sinh viên trong học tập?

18/20 90% 01/20 5% 01/20 5%

TT Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến tiếp cận NLTH có tính thực tiễn cao? 100%

5 Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH phát triển được tư

duy kỹ thuật và hình thành tay nghề

của học sinh, sinh viên ?

17/20

85%

03/20

15%

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH nhưở bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH

Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%)

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là khả thi? 17/20 (85%) 02/20 (10%) 01/20 (5%)

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH nhưở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Rất cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là cần thiết? 17/20 (85%) 2/20 (10%) 1/20 (5%) Mt s nhn xét:

Qua trao kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, có thể nêu lên một số nhận xét sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Việc áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTHlà một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học .

- Với thực trạng dạy và học mô đun Đo lường điện như hiện nay thì việc áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTHlà rất cần thiết và khả thi, mang lại chất lượng, hiệu quả dạy học .

- Khi áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy kỹ thuật và hình thành tay nghề của học sinh, sinh viên.

- Nên nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi một cách hợp lý.

- Tuy nhiên một số GV (khoảng 5%) chưa sử dụng trực tiếp dạy học môn Đo lường điện theo NLTHnên còn nghi ngờ về tính cần thiết và tính khả thi của nó.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Sau khi xây dựng lại cấu trúc mô đun Đo lường điện, tác giả xây dựng được 02 bài giảng mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tác giả đã tổ chức thực nghiệm sư phạm các bài giảng này và khảo sát bằng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, sinh viên đã tham gia dạy và học theo tiếp cận NLTH cũng như lấy ý kiến một số chuyên gia về tính phù hợp, tính cần thiết, tính khả thi cũng như ứng dụng của dạy học theo tiếp cận NLTH trong việc dạy học mô đun Đo lường điện. Qua kết quả thực nghiệm cũng như khảo sát

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 100)