3.5.1. Mục đích
Cùng với phương pháp thực nghiệm sư phạm, để khẳng định các giả thuyết khoa học và đánh giá tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học mô đun Đo lường
điện theo tiếp cận NLTH tác giả đã áp dụng phương pháp chuyên gia. Qua đó có
được các thông tin phản hồi về tính khả thi và hiệu quả của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH.
3.5.2. Đối tượng khảo sát lấy ý kiến
kiến của 20 chuyên gia bao gồm:
- Nhà khoa học có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Số lượng xin ý kiến 05 người.
- Các thạc sĩ và kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực vềđo lường trong công nghiệp. Số lượng xin ý kiến 05 người.
- Các giáo viên có chuyên môn cao và kinh nghiệm giảng dạy thực hành nghề Điện công nghiệp, đặc biệt giảng dạy mô đun Đo lường điện. Số lượng giáo viên xin ý kiến là 10 người.
3.5.3. Nội dung khảo sát
Tác giả đã tham khảo các ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi về tính phù hợp và tác dụng cũng như sự cần thiết và tính khả thi của việc dạy học mô đun Đo lường
điện theo tiếp cận NLTH. (Các phiếu hỏi xem các phụ lục 5,6,7).
3.5.4. Kết quảkhảo sát
Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH nhưở bảng 3.6
Bảng 3.6: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH.
TT Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến 1 Dạy học theo tiếp cận NLTH phù hợp với mô đun Đo lường điện ? 19/20 95% 01/20 5% 2 Dạy học theo tiếp cận NLTH dễ áp dụng để dạy học mô đun Đo lường điện ? 17/20 85% 03/20 15%
3 Dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH gây được hứng thú cho học sinh, sinh viên trong học tập?
18/20 90% 01/20 5% 01/20 5%
TT Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến tiếp cận NLTH có tính thực tiễn cao? 100%
5 Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH phát triển được tư
duy kỹ thuật và hình thành tay nghề
của học sinh, sinh viên ?
17/20
85%
03/20
15%
Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH nhưở bảng 3.7.
Bảng 3.7: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH
Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%)
Rất khả thi Khả thi Không khả thi
Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là khả thi? 17/20 (85%) 02/20 (10%) 01/20 (5%)
Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết của dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH nhưở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính cần thiết dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH Nội dung câu hỏi Đánh giá và tỷ lệ (%) Rất cần thiết Tương đối cần thiết Không cần thiết Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là cần thiết? 17/20 (85%) 2/20 (10%) 1/20 (5%) Một số nhận xét:
Qua trao kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với các chuyên gia, có thể nêu lên một số nhận xét sau đây:
- Việc áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTHlà một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học .
- Với thực trạng dạy và học mô đun Đo lường điện như hiện nay thì việc áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTHlà rất cần thiết và khả thi, mang lại chất lượng, hiệu quả dạy học .
- Khi áp dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH còn có tác dụng kích thích hứng thú học tập, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy kỹ thuật và hình thành tay nghề của học sinh, sinh viên.
- Nên nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi một cách hợp lý.
- Tuy nhiên một số GV (khoảng 5%) chưa sử dụng trực tiếp dạy học môn Đo lường điện theo NLTHnên còn nghi ngờ về tính cần thiết và tính khả thi của nó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Sau khi xây dựng lại cấu trúc mô đun Đo lường điện, tác giả xây dựng được 02 bài giảng mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Tác giả đã tổ chức thực nghiệm sư phạm các bài giảng này và khảo sát bằng phiếu hỏi để thăm dò ý kiến của giáo viên, sinh viên đã tham gia dạy và học theo tiếp cận NLTH cũng như lấy ý kiến một số chuyên gia về tính phù hợp, tính cần thiết, tính khả thi cũng như ứng dụng của dạy học theo tiếp cận NLTH trong việc dạy học mô đun Đo lường điện. Qua kết quả thực nghiệm cũng như khảo sát thăm dò lấy ý kiến cho phép nêu lên một số kết luận sau đây:
1. Dạy học mô đun học Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động Xã hội là phù hợp, cần thiết và khả thi.
2. Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tại Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐ- XH nâng cao được chất lượng dạy học, tăng cường được tính tích cực, gây được hứng thú học tập, phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho Học sinh - Sinh viên, do đó nâng cao chất lượng dạy và học.
3. Những kết quả trên đã chứng minh được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà luận văn đã nêu ra.
Tuy nhiên, để có thể dạy học theo NLTH, phải cấu trúc lại chương trình môn học, chia các bài học có thời lượng lớn thành nhiều bài học nhỏ với thời lượng không quá 8 giờ mỗi bài để có thể dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
*Kết luận
Dạy học theo tiếp cận NLTH đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở
nhiều nước trên thế giới đồng thời cũng là một chủ trương đổi mới GD ở nước ta. Dạy học theo NLTH thực hiện được nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành” và chú trọng vào kết quả đầu ra nên sau khi học xong chương trình đào tạo người học có nhiều cơ hội đểtìm được việc làm.
Để có thể dạy học theo NLTH cần nắm vững một số lý luận cơ bản về dạy học theo NLTH như: Triết lý, nguyên tắc của dạy học theo NLTH, các đặc trưng và tổ chức dạy học của dạy học theo NLTH.
Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội đã và đang rất quan tâm
đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên các GV chủ yếu đang dạy học theo phương pháp truyền thống, việc dạy học theo tiếp cận NLTH còn gặp nhiều khó khăn và chưa có GV nào thực hiện dạy học theo NLTH.
Mô đun Đo lường điện là môn học có tỉ lệ thời lượng thực hành cao, thuận lợi cho việc dạy học theo NLTH. Tuy nhiên, chương trình mô đun Đo lường điện hiện nay được cấu trúc thành các bài học có thời lượng quá dài nên không phù hợp
để dạy học theo NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Do vậy, tác giảđã cấu trúc lại chương trình mô đun Đo lường điện bằng cách gọi các bài học có khối lượng lớn 28 – 33 giờ là các Mô đun và chia mỗi mô đun thành các bài học nhỏ có thời lượng từ 2 - 8 giờ để có thể thực hiện mỗi bài giảng không quá một ngày và phù hợp với để có thể dạy học theo tiếp cận NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giảđã biên soạn một số bài giảng và đã tổ chức thực nghiệm sư phạm các bài học này và khảo sát lấy ý kiến GV, HS tham gia thực nghiệm và lấy ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết, tính khả thi cũng như hiệu quả của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH.
Qua thực nghiệm sư phạm và qua kết quả khảo sát lấy ý kiến chuyên gia cho thấy:
- Dạy học theo tiếp cận NLTH phù hợp với yêu cầu dạy học mô đun Đo lường điện của nghềđiện công nghiệp.
- Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là cần thiết và khả thi. - Dạy học mô đun Đo lường điện của nghề điện công nghiệp theo tiếp cận NLTH thực hiện được nguyên lý dạy học: học đi đôi với hành, gây được hứng thú và tính tích cực trong học tập, phát triển năng lực nhận thức và tư duy cho học sinh - sinh viên, do đó nâng cao chất lượng dạy và học.
*Kiến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả luận văn nhận thấy cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề tiếp theo:
- Đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu, lấy các ý kiến chuyên gia và được thực nghiệm trên đối tượng học sinh, sinh viên thực để hoàn thiện và được áp dụng trong giảng dạy tại trường.
- Cần triển khai dạy học mô đun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp theo tiếp cận NLTH ở trường.
- Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, mở rộng đối tượng và phạm vi ứng dụng của đề tài cho các nghề khác của trường và cho cấu trúc lại chương trình các môn học của các nghềđể phù hợp việc dạy học theo NLTH.
- Tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên về sử dụng phương pháp dạy học theo NLTH.
- Đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học lý thuyết và thực hành phù hợp với nội dung môn học. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện soạn thảo đề cương và giáo án hoàn chỉnh đểđưa vào giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo tại trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Tìm hiểu về Luật giáo dục 2005, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.
2. Chính phủ (2004), Báo cáo về tình hình giáo dục trình Quốc hội, Hà nội. 3. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nhà Xuất bản GD, Hà nội. 4. Dự án VAT ( 2006), Tài liệu về các thẻ kỹ năng, SVTC tập huấn tại Việt
Nam, Hà Nội.
5. Đại học OHIO (2002), Bộ mô đun đào tạo giáo viên chuyên nghiệp, USA. 6. Quốc hội (2006), Luật Dạy nghề, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Nguyễn Minh Đường (1993), Mô đun kỹ năng hành nghề - Phương pháp tiếp cận Hướng dẫn biên soạn và áp dụng, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà nội.
8. Nguyễn Minh Đường, Nguyễn Tiến Cũng, Vũ Hữu Bài (1994), Phương pháp đào tạo nghề theo Mô đun kỹ năng hành nghề, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà nội.
9. Nguyễn Minh Đường (2004), Đào tạo theo năng lực thực hiện, Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên, Hà nội.
10. Đỗ Huân (1994), Tiếp cận mô đun trong xây dựng chương trình đào tạo nghề, Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Hà nội
11. Nguyễn Ngọc Hùng (2005), Các giải pháp đổi mới quản lý dạy học thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Hà nội.
112. Nguyễn Xuân Lạc (2009), Bài giảng lý luận và công nghệ dạy học hiện đại,
Trường ĐHBK Hà nội.
13. Lê Thanh Nhu (2009), Bài giảng lý luận dạy học chuyên nghành kỹ thuật,
Trường ĐHBK Hà nội.
14. Đinh Công Thuyến, Hồ Ngọc Vinh, Phạm Văn Nin, (2008.) Tài liệu hướng dẫn chuẩn bị và giảng dạy theo mô đun, Hưng Yên.
15. Invent (2003), Đào tạo nghề áp dụng phương thức Modul hướng tới việc làm bước đầu triển khai ở Việt Nam, Hà nội.
triển chương trình đào tạo với cấu trúc modul. Tài liệu hội thảo, Hà Nội. 17. Nguyễn Đức Trí (1995), Đào tạo nghề dựa trên NLTH- khái niệm và những đặc
trưng cơ bản, Hà nội.
18. Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-52-24, Viện nghiên cứu và phát triển giáo dục, Hà Nội.
19. Blank W.E.(1982) Handbook for Developing CBT Training Programs, Prentice – Hall, Inc, USA,
20. Bruce Markenzie (1995), Designing a Competency –Based Training Curriculum, Homesglen College TAFE. Australia.
21. Fletcher S (1991), Designing Competency- Based Training, Kogan Page Limited, London.
PHỤ LỤC Phụ lục số 1 (Dành cho GV)
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Về nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc đổi mới Phương pháp dạy học tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội
Để đánh giá về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Xin quý thầy cô vui lòng đọc và cho biết ý kiến theo những nội dung ghi trong phiếu này (xin vui lòng đánh dấu (√) vào ô phù hợp hoặc ghi thêm vào dòng (...) nếu có ý kiến khác).
Nội dung câu hỏi Mức độđánh giá và tỷ lệ (%) Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Các ý kiến đóng góp khác: ……….. ………..
Phụ lục 2 (Dành cho CBQL và GV)
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội.
Để đánh giá về tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học và mức độ sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học. Xin quý thầy cô vui lòng đọc và cho biết ý kiến của mình theo những nội dung ghi trong phiếu này (xin vui lòng đánh dấu (√) vào ô phù hợp hoặc ghi thêm vào dòng (...) nếu có ý kiến khác).
TT Phương pháp dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thực hiện 1 Phương pháp thuyết trình 2 Phương pháp trực quan 3 Phương pháp đàm thoại gợi mở 4 Phương pháp nêu vấn đề 5 Phương pháp dạy học thảo luận theo nhóm
6 Phương pháp angorit hoá 7 Phương pháp chương trình hoá 8 Phương pháp dự án
9 Phương pháp mô phỏng
10 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
11 Dạy học theo NLTH
Các ý kiến đóng góp khác nếu có của ông (bà):………. ………..
Phụ lục số 3(Dành cho GV trực tiếp tham gia thực nghiệm)
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
(Về dạy học mô đun Đo lường điện điện theo năng lực thực hiện)
(Nội dung và kết quả điều tra chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng dạy học theo năng lực thực hiện cho mô đun Đo lường điện)
Sau khi dự giờ giảng mô đun Đo lường điện theo năng lực thực hiện, xin quý Thầy, (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình theo những nội dung ghi trong phiếu này. Xin cảm ơn quý thầy, cô !
(thang điểm 1 - thấp nhất; 5 - cao nhất)
TT Nội dung câu hỏi Điểm sốđánh giá và tỷ lệ (%)
1 2 3 4 5
01 Dạy học mô đun Đo lường
điện theo NLTH là cần thiết? 02 Có thuận lợi cho giáo viên
trong quá trình dạy học? 03 Nâng cao được hiệu quả
trong dạy học?
04 Dạy học mô đun Đo lường
điện theo NLTH có đáp ứng
được nội dung kiến thức và kỹ năng của bài học?
Phụ lục số 4 (Dành cho HS CĐN sau khi kết thúc bài học thực nghiệm)
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Sau khi học xong bài giảng của mô đun Đo lường điện theo tiếp cận năng lực thực hiện anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình theo những nội dung ghi trong phiếu này.
Xin cảm ơn !
(thang điểm 1 - thấp nhất; 5 - cao nhất)
TT Nội dung câu hỏi Điểm sốđánh giá và tỷ lệ (%)
1 2 3 4 5
01 Dạy học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH là cần thiết?
02 Khi học mô đun Đo lường điện theo tiếp cận NLTH có hứng thú hơn