Xây dựng nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo NLTH

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 64 - 65)

NLTH

Nội dung kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu của bài học là: NLTH cần đạt. Những lĩnh vực cần kiểm tra đánh giá gồm:

3.3.2.1.Kiểm tra đánh giá kiến thức

+ Mục đích của kiểm tra đánh giá kiến thức là xem người học đã biết gì, ở

mức độ nào về cách thực hiện công việc nào đó của nghề.

+ Có thể dùng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi suy luận hoặc yêu cầu phân tích mô tả lại kiến thức đã học đểđánh giá kiến thức của người học.

+ Tuỳ theo mục tiêu học tập của từng đơn vị kiến thức, kiến thức được đánh giá theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích và tổng hợp, đánh giá, sáng tạo.

3.3.2.2.Kiểm tra đánh giá kỹ năng

Việc đánh giá kỹ năng phải căn cứ vào chuẩn đề ra trong những điều kiện nhất định để thực hiện công việc.

- Đối với kỹ năng chân tay (Psychymotor Skills), theo Harrow, kỹ năng chân tay được đánh giá theo các trình độ sau đây :

+ Bắt chước được: người học phải quan sát và làm theo được với cách thức giống như của người lao động thực hiện trong thực tế lao động nghề nghiệp.

+ Làm được: người học có khả năng tự hoàn thành được công việc với sai sót nhỏ

+ Làm được chính xác: người học đã hình thành được kỹ năng, hoàn thành

được công việc đạt chuẩn đã đề ra.

+ Làm được thuần thục: người học có khả năng hoàn thành công việc đạt chuẩn, thao tác thành thạo, có kỹ xảo .

+ Biến hoá được: Hoàn thành công việc vượt chuẩn, có sáng tạo.

Các mục tiêu về kỹ năng trong giáo dục nghề có thể là một quy trình, một sản phẩm hoặc cả hai. Như vậy phải lựa chọn công cụđánh giá nào để đo được các khía cạnh của mỗi mục tiêu đó.

Phương pháp đánh giá kỹ năng chân tay có thể là yêu cầu người học thao tác lại các bước thực hiện theo quy trình đã được quy định sẵn hoặc làm các công việc (sản phẩm) có quy trình tương tự và đánh giá theo các tiêu chí:

+ Chất lượng công việc /sản phẩm so với chuẩn quy định; + Việc thực hiện quy trình đúng hay sai ?

+ Thời gian thực hiện có nằm trong giới hạn cho phép hay không?

- Đối với kỹ năng tư duy (Thingking Skills)

Hiện nay chưa có một công trình khoa học nào công bố về mức trình độ và phương pháp đánh giá các kỹ năng tư duy. Tuy nhiên, trong thực tếđào tạo, các kỹ

năng tư duy được đánh giá theo mức độ hoàn thành các vấn đề so với yêu cầu đặt ra theo hai mức độ đạt và không đạt. Nếu hoàn thành được vấn đề đáp ứng được yêu cầu đăt ra, ví dụ vẽđược sơ đồ bố trí thiết bị và đi dây của mạch điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là đạt yêu cầu. Ngược lại, không vẽđược hoặc vẽ sai, có chỗ thừa hoặc thiếu là không đạt.

3.3.2.3. Kiểm tra đánh giá thái độ

Căn cứ vào mục tiêu đề ra, mỗi công việc đều có yêu cầu nhất định đối với thái độ trước công việc đó nhằm đảm bảo đạt dược kết quả cuối cùng của công việc mà không xảy ra sơ xuất hay mất an toàn.

Thái độ của người học được đánh giá qua viêc theo dõi tinh thần, thái độ học tập của từng HS hoặc có thể cho HS tựđánh giá sau khi kết thúc mỗi bài học.

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 64 - 65)