Những thuận lợi

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 58)

Bên cạnh những khó khăn nêu trên thì việc dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH ở Cơ sở Sơn Tây có những thuận lợi sau đây:

- Năm 2008, Bộ LĐTB&XH đã ban hành chương trình khung áp dụng cho

đào tạo nghề ở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề theo mô đun và chủ

trương dạy học theo tiếp cận NLTH. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dạy học theo tiếp cận NLTH.

- Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện phương thức đào tạo theo tiếp cận NLTH. Chủ trương này đang được nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện ở các khoa, bộ

môn của trường.

- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và định hướng của Đảng ủy nhà trường, Khoa Điện - Điện tử liên tục được đầu tư về trang thiết bị dạy học trong đó có các phòng học chuyên môn cho các môn học như: Thực hành lắp đặt điện; Điện tử

công nghiệp; Đo lường điện … với đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Hiện nay nhà trường cũng đã quy định bắt buộc các giáo viên phải soạn giáo án trên máy và khuyến khích việc soạn giáo án dạy theo NLTH để dạy trên lớp.

- Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội đã được Bộ lao động Thương binh và Xã hội ký Quyết định công nhận là trường trọng điểm trong đó có nghềĐiện công nghiệp là nghề trọng điểm. Theo đề án Chương trình mục tiêu Quốc gia vềĐào tạo các nghề trọng điểm thì Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐ- XH sẽ tiếp tục được đầu tư thiết bị dạy nghềĐiện công nghiệp.

- Mô đun đo lường điện là môn kỹ thuật ứng dụng, liên quan nhiều đến thực tiễn và có cấu trúc 30 tiết lý thuyết và 45 giờ học thực hành nên rất thuận lợi cho việc dạy học theotiếp cận NLTH.

- Những năm gần đây, với yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động nhất là trong lĩnh vực của ngành Điện, đòi hỏi cần nâng cao chất lượng dạy và học của HS, trang thiết bị phục vụ cho thực tập luôn đáp ứng yêu cầu đặt ra, trang thiết bị được bổ xung mới tiên tiến cơ bản đáp ứng phục vụ cho thực tập cơ bản và thực tập sản xuất.

Ngoài ra đại đa số giáo viên trong khoa đều có máy tính cá nhân vì vậy có thể đảm bảo việc biên soạn bài giảng điện tử và sử dụng các phần mềm ứng dụng, mặt

khác các giáo viên trong khoa tuổi đời trung bình còn rất trẻ, các thầy cô trong khoa

đều rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, ứng dụng công nghệ dạy học và các phương pháp mới vào công tác giảng dạy. Các giáo viên đều đã từng tham gia giảng dạy cả các môn học lý thuyết và thực hành nên rất thuận lợi khi triển khai giảng dạy theo tiếp cận NLTH. Mặt khác hàng năm các giáo viên đều được tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụđể có thể tiếp cận các phương pháp dạy học tích cực và công nghệ dạy học hiện đại. Tuy nhiên, vẫn cần phải có thêm các khoá bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp dạy học theo NLTH để giáo viên có thể nâng cao trình độ và năng lực đối với phưong pháp mới này.

Với những điều kiện trên thì việc dạy học mô đun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp ở Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐXH theo tiếp cận NLTH là có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nâng cao chất lượng dạy học nhằm tạo nhân lực có chất lượng cao đang là một yêu cầu đối với nhà trường trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Trong thời gian qua, Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội đã có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học.

Để có cơ sở thực tiễn cho việc vận dụng dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH, trong chương này tác giảđã phân tích đặc điểm về môn Đo lường điện cũng nhưđiều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và nhân lực của Cơ sở Sơn Tây- Trường ĐHLĐ- XH. Tác giả cũng đã đánh giá thực trạng về áp dụng các phương pháp dạy ở trường hiện nay, phân tích những thuận lợi và khó khăn của việc dạy học mô đun Đo lường điện theo NLTH từđó đi đến kết luận: Dạy học mô đun

Đo lường điện tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội theo NLTH là có cơ sở thực tiễn và phù hợp với yêu cầu của nhà trường.

CHƯƠNG III

DẠY HỌC MÔ ĐUN ĐO LƯỜNG ĐIỆN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CƠ SỞ SƠN TÂY- TRƯỜNG ĐHLĐ XÃ HỘI 3.1. Chủ trương của nhà nước vềđào tạo theo năng lực thực hiện

Với phương pháp tiếp cận mục tiêu trong đào tạo, dạy học theo năng lực thực hiện (competency based training) đã trở thành một xu thế trong cải tổ đào tạo nghề ở nhiều nước trên thế giới. Nhờ việc tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành kết hợp với việc hình thành phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cho người học trong quá trình hình thành từng năng lực nghề nghiệp theo chuẩn công nghiệp, một mặt nâng cao được chất lượng và hiệu quảđào tạo, mặt khác tạo cơ hội để người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội tìm được việc làm, được thị trường chấp nhận.

Ở nước ta, Luật Giáo dục 2005 cũng đã nêu rõ: "Phương pháp giáo dục nghề

nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc" [1]. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng đang chỉ đạo các trường dạy nghề thực hiện đào tạo nghề theo NLTH. Thực hiện chủ trương này, việc triển khai dạy học môn Đo lường điện theo tiếp cận NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành là phù hợp.

3.2. Cấu trúc lại chương trình môn đo lường điện theo năng lực thực hiện

Nhưđã phân tích ở chương 2, chương trình mô đun Đo lường điện của nghề Điện công nghiệp tại Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội hiện nay

được cấu trúc thành các bài học, nhưng nhiều bài học thời lượng quá dài nên không phù hợp để dạy học theo tiếp cận NLTH tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Do vậy, tác giả đã cấu trúc lại chương trình mô đun Đo lường điện bằng cách gọi các bài học có khối lượng lớn 28 - 33 giờ là các Mô đun và chia mỗi mô đun thành các bài học nhỏ có thời lượng không quá 8 giờđể có thể thực hiện mỗi bài giảng không quá một ngày và phù hợp với việc dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành theo tiếp cận NLTH. Chương trình mô đun được cấu trúc lại nhưở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chương trình môn học Đo lường điện được cấu trúc lại

Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian (giờ)

1 Bài mởđầu: Đại cương vềđo lường điện 01

2 Các loại cơ cấu đo thông dụng 9 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Đo các đại lượng điện cơ bản 32

Bài 1. Đo dòng điện và điện áp 08

Bài 2. Đo điện trở, điện cảm 08 Bài 3. Đo điện dung, tần số, công suất 08

Bài 4. Đo điện năng 08 4 Sử dụng các loại máy đo thông dụng 33 Bài 1. Sử dụng đồng hồ vạn năng VOM 08 Bài 2. Sử dụng Megomet M05 Bài 3. Sử dụng Tera 05 Bài 4. Sử dụng Ampe kìm 05 Bài 5. Sử dụng Dao động ký (oscilloscope) 05

Bài 6. Máy biến điện áp và máy biến dòng điện 05

Cộng: 75

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành và được tính vào giờ thực hành.

Với cấu trúc các bài học như trên, mỗi bài có thời lượng không quá 8 giờ sẽ

thuận lợi cho việc dạy lý thuyết kết hợp với thực hành theo NLTH.

3.3. Quy trình thiết kế bài giảng theo năng lực thực hiện

3.3.1. Xác định mc tiêu bài hc theo NLTH

Mục tiêu của bài học theo NLTH phải bao gồm đầy đủ 3 yếu tố: Kiến thức, kỹ năng, thái độ tích hợp để có thể thực hiện một công việc nào đó của nghề.

- Kiến thức: Bao gồm nội dung kiến thức và tiêu chuẩn cần đạt được để hỗ

trợ cho việc hình thành kỹ năng (biết cách làm).

- Kỹ năng: Bao gồm nội dung kỹ năng và tiêu chuẩn cần đạt trong điều kện cụ thểđể có thể thực hiện được một công việc nào đó của nghề (làm được).

- Thái độ: Bao gồm những thái độ cần thiết để hoàn thành công việc của nghề

(làm với thái độđúng đắn)

3.3.2. Xây dng ni dung kim tra đánh giá kết qu hc tp ca HS theo NLTH NLTH

Nội dung kiểm tra đánh giá phải căn cứ vào mục tiêu của bài học là: NLTH cần đạt. Những lĩnh vực cần kiểm tra đánh giá gồm:

3.3.2.1.Kiểm tra đánh giá kiến thức

+ Mục đích của kiểm tra đánh giá kiến thức là xem người học đã biết gì, ở

mức độ nào về cách thực hiện công việc nào đó của nghề.

+ Có thể dùng phương pháp trắc nghiệm, câu hỏi suy luận hoặc yêu cầu phân tích mô tả lại kiến thức đã học đểđánh giá kiến thức của người học.

+ Tuỳ theo mục tiêu học tập của từng đơn vị kiến thức, kiến thức được đánh giá theo các mức độ: biết, hiểu, vận dụng, phân tích và tổng hợp, đánh giá, sáng tạo.

3.3.2.2.Kiểm tra đánh giá kỹ năng

Việc đánh giá kỹ năng phải căn cứ vào chuẩn đề ra trong những điều kiện nhất định để thực hiện công việc.

- Đối với kỹ năng chân tay (Psychymotor Skills), theo Harrow, kỹ năng chân tay được đánh giá theo các trình độ sau đây :

+ Bắt chước được: người học phải quan sát và làm theo được với cách thức giống như của người lao động thực hiện trong thực tế lao động nghề nghiệp.

+ Làm được: người học có khả năng tự hoàn thành được công việc với sai sót nhỏ

+ Làm được chính xác: người học đã hình thành được kỹ năng, hoàn thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

được công việc đạt chuẩn đã đề ra.

+ Làm được thuần thục: người học có khả năng hoàn thành công việc đạt chuẩn, thao tác thành thạo, có kỹ xảo .

+ Biến hoá được: Hoàn thành công việc vượt chuẩn, có sáng tạo.

Các mục tiêu về kỹ năng trong giáo dục nghề có thể là một quy trình, một sản phẩm hoặc cả hai. Như vậy phải lựa chọn công cụđánh giá nào để đo được các khía cạnh của mỗi mục tiêu đó.

Phương pháp đánh giá kỹ năng chân tay có thể là yêu cầu người học thao tác lại các bước thực hiện theo quy trình đã được quy định sẵn hoặc làm các công việc (sản phẩm) có quy trình tương tự và đánh giá theo các tiêu chí:

+ Chất lượng công việc /sản phẩm so với chuẩn quy định; + Việc thực hiện quy trình đúng hay sai ?

+ Thời gian thực hiện có nằm trong giới hạn cho phép hay không?

- Đối với kỹ năng tư duy (Thingking Skills)

Hiện nay chưa có một công trình khoa học nào công bố về mức trình độ và phương pháp đánh giá các kỹ năng tư duy. Tuy nhiên, trong thực tếđào tạo, các kỹ

năng tư duy được đánh giá theo mức độ hoàn thành các vấn đề so với yêu cầu đặt ra theo hai mức độ đạt và không đạt. Nếu hoàn thành được vấn đề đáp ứng được yêu cầu đăt ra, ví dụ vẽđược sơ đồ bố trí thiết bị và đi dây của mạch điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là đạt yêu cầu. Ngược lại, không vẽđược hoặc vẽ sai, có chỗ thừa hoặc thiếu là không đạt.

3.3.2.3. Kiểm tra đánh giá thái độ

Căn cứ vào mục tiêu đề ra, mỗi công việc đều có yêu cầu nhất định đối với thái độ trước công việc đó nhằm đảm bảo đạt dược kết quả cuối cùng của công việc mà không xảy ra sơ xuất hay mất an toàn.

Thái độ của người học được đánh giá qua viêc theo dõi tinh thần, thái độ học tập của từng HS hoặc có thể cho HS tựđánh giá sau khi kết thúc mỗi bài học.

3.3.3. Xây dng ni dung bài ging

Theo phương pháp xây dựng bài giảng hiện đại, nội dung bài giảng phải

được xây dựng sau khi đã xây dựng được mục tiêu và nội dung đánh giá kết quả học tập. Bởi lẽ đánh giá cái gì thì nội dung dạy học phải tương thích để HS có thể đạt kết quả tốt sau khi kết thúc bài học hoặc mô đun.

Để đánh giá theo NLTH, nội dung dạy học phải được cấu trúc theo NLTH các công việc của nghề tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Đánh giá thực hành theo chất lượng và quy trình thực hiện công việc thì nội dung dạy học phải nêu rõ quy trình thực hiện công việc và các chuẩn cần đạt, đồng thời phải đảm bảo khối

lượng giữa lý thuyết và thực hành phải phù hợp. Lý thuyết chỉ cần đủđể hỗ trợ việc hình thành và phát triển kỹ năng thực hành. Nội dung bài giảng cần trình bày theo trình tự từng công việc của nghề và phải gắn bó giữa nội dung – phương pháp và phương tiện dạy học.

3.3.4. La chn phương pháp và phương tin dy hc phù hp trong điu kin có th kin có th

Trong dạy học theo NLTH phương pháp và phương tiện dạy học là yếu tố

quan trọng để HS có thể thực hiện được các công việc của nghề. Mặt khác sử dụng phương pháp và phương tiện phù hợp sẽ phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh.

Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin con người đã tạo ra nhiều các phương tiện và phần mềm dạy học vì vậy viêc việc ứng dụng các phương tiện dạy học phù hợp giúp người học dễ

dàng tiếp thu kiến thức và nhanh chóng thích ứng với các trang thiết bị khoa học - công nghệ hiện đại của thực tế.

3.3.5. Thiết kế các hot động dy hc

Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học nhằm hướng học sinh học một cách chủ động, tích cực tìm tòi và lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng.

Dạy từng NLTH và tổ chức lớp học thành từng nhóm để dạy. Trong quá trình hướng dẫn giáo viên phải theo dõi sự tiếp thu kiến thức và quá trình hình thành các kỹ

năng của mỗi HS đểđiều chỉnh kịp thời phương pháp hướng dẫn cho phù hợp.

3.3.6. Rà xét li và hoàn thin bài ging

Đểđảm bảo cho người học đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng, tạo điều kiện cho người học có khả năng hành nghề sau khi tốt nghiệp. Yêu cầu đặt ra đối với giáo viên là sau khi soạn bài giảng theo NLTH cần phải rà xét lại toàn bộ nội dung bài giảng và hoàn thiện những phần chưa đạt yêu cầu.

Quy trình thiết kế bài giảng theo tiếp cận năng lực thực hiện được thể hiện nhưở hình 3.1. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.4. Yêu cầu đối với một bài giảng theo năng lực thực hiện

3.4.1. V mc tiêu

Mục tiêu của bài giảng theo tiếp cận NLTH phải có đủ 3 thành tố: Kiến thức, Kỹ năng và Thái độ tích hợp để có thể thực hiện một công việc nào đó của nghề. Mục tiêu cũng cần nêu rõ chuẩn cần đạt.

Đối với mô đun Đo lường điện:

Kiến thức: Trình bày được công dụng của các thiết bị đo lường; Vẽđược sơ đồ nguyên lý làm việc và mô tả được cấu tạo của các dụng cụđo lường; Giải thích

được nguyên lý làm việc của các dụng cụđo lường.

Kỹ năng: Đo được các thông số và các đại lượng cơ bản của mạch điện; Đấu nối được các thiết bị đo lường vào mạch đo đúng cực tính và đọc chính xác kết quả

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 58)