Có đầy đủ các phương tiện dạy học và cơ sở vật chất cần thiết để dạy

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 38)

Thực tế, đội ngũ giáo viên dạy nghề ở hầu hết các trường từ trước tới nay

đều quen với phương pháp dạy học theo chương trình đào tạo truyền thống cấu trúc theo các môn học lý thuyết và thực hành tách riêng, họ đảm nhiệm hoặc dạy lý thuyết, hoặc dạy thực hành. Số giáo viên vừa dạy cả lý thuyết và thực hành là số

ít. Đó là một khó khăn để thực hiện dạy tích hợp theo tiếp cận NLTH. Bởi muốn tổ chức quá trình dạy học theo tiếp cận NLTH giáo viên cần được bồi dưỡng để

vừa có thể dạy lý thuyết vừa dạy thực hành theo tiếp cận NLTH.

1.5.4. Có đầy đủ các phương tin dy hc và cơ s vt cht cn thiết để dy hc theo NLTH hc theo NLTH

* V cơ s vt cht

- Trong dạy học theo tiếp cận NLTH, điều kiện phương tiện, trang thiết bị

dạy học là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu để HS có thể học theo tiếp cận NLTH và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Các phòng học phải được chuyên môn hóa.

- Phòng học phải được bố trí đầy đủ các phương tiện dạy học cần thiết. - Phòng học được thiết kếđể có thể vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành. - Phòng học phải đảm bảo các quy định chung khác về dạy và học.

* V phương tin dy hc

Để dạy học theo tiếp cận NLTH, phương tiện, trang thiết bị dạy học là yếu tố rất quan trọng, không thể thiếu để người học có thể học theo tiếp cận NLTH. Phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp sẽ hỗ trợ tốt cho việc truyền tải và tiếp thu kiến thức đảm bảo cho quá trình dạy của giáo viên cũng như quá trình học của học sinh đạt hiệu quả cao. Các phương tiện trang bị cho các phòng học để có thể giảng dạy lý thuyết và thực hành bao gồm: Máy tính; Các phần mềm phục vụ cho dạy và học chuyên ngành; Máy chiếu các loại; Cameda, đầu video và các trang thiết bị phục vụ cho việc luyện tập kỹ năng thực hành từng công việc của nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Đào tạo theo tiếp cận NLTH là một xu thế đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và cũng đang là một chủ trương về đổi mới đào tạo nhân lực ở nước ta.

Dạy học theo tiếp cận NLTH hiện nay đang được khuyến khích vận dụng trong đào tạo nghề vì sẽ thực hiện được nguyên lý giáo dục: “Học kết hợp với hành, thực tập kết hợp với lao động sản xuất”, nhờ vậy nâng cao được chất lượng đào tạo.

Để dạy học theo tiếp cận NLTH, cần nắm vững các triết lý của dạy học theo NLTH là:

- Học để thành thạo các công việc của nghề, để có cơ hội tìm được việc làm; - Chuẩn nghề nghiệp là thước đo của sự thành thạo công việc, là cái đích cần

đạt;

- Để thành thạo công việc cần có những điều kiện nhất định trong quá trình học tập.

Dạy học theo NLTH cần tuân thủ các các nguyên tắc:

- Các NLTH phải được xác định từ yêu cầu sản xuất và công bố trước cho người học;

- Các tiêu chí, chuẩn đánh giá và điều kiện thực hiện phải được công bố công khai trước cho người học;

- Học thành thạo từng NLTH trước khi qua NLTH khác; - Quan tâm đến kết quả cuối cùng, ít quan tâm đến thời gian;

- Tạo điều kiện cho người học học theo nhịp độ riêng và bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện;

- Đánh giá kết quả học tập theo NLTH.

Dạy học theo tiếp cận NLTH mang lại nhiều lợi ích như: người học sau khi kết thúc khóa đào tạo có nhiều cơ hội để tìm được việc làm, các doanh nghiệp có

được những người lao động đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, nhà nước có điều kiện để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, để dạy học theo NLTH cần một sốđiều kiện thiết yếu như: Chương trình đào tạo được thiết kế theo

phương pháp phân tích nghề DACUM; Nội dung chương trình đào tạo được cấu trúc theo mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành nghề; Giáo viên được bồi dưỡng về dạy học theo năng lực thực hiện; Có đầy đủ các phương tiện dạy học và cơ sở vật chất cần thiết để dạy học theo NLTH.

CHƯƠNG II

TÌNH HÌNH DẠY HỌC MÔ ĐUN ĐO LƯỜNG ĐIỆN TẠI CƠ SỞ SƠN TÂY- TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI 2.1. Khái quát về Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội

Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội, tiền thân từ Trường Dạy nghề cho Thương binh Việt Nam- Ba Lan (gọi tắt là: Trường Dạy nghề Thương binh Việt – Ba) được thành lập theo nội dung Quyết định số 147/1984 – TBXH - QĐ ngày 19/5/1984 của Bộ trưởng Bộ Thương binh- Xã hội có nhiệm vụ đào tạo nghề cho thương binh và người tàn tật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng 8/2001 Trường được đổi tên thành Trường Kỹ nghệ I với nhiệm vụ đào tạo nghềđáp ứng yêu cầu của thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của đất nước theo nội dung Quyết định số 816/2001/QĐ – BLĐTBXH ngày 14/8/2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội.

Tháng 9/2006 Trường sáp nhập vào Trường Đại học Lao động– Xã hội và trở

thành Cơ sở Sơn Tây thuộc trường ĐHLĐ– XH theo Quyết định số 1269/QĐ– LĐTBXH ngày 13/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động– Thương binh– Xã hội.

Trải qua 30 năm phát triển và trưởng thành, đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên, công nhân viên chức Cơ sở Sơn Tây đã không ngừng phấn đấu để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những nỗ lực đó đã được Đảng, Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng (Năm 1998: Huân chương lao động hạng 3; Năm 2004: Huân chương lao động hạng 2).

Nhiệm vụ chính của Cơ sở Sơn Tây:

- Đào tạo nhân lực có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp lao động – xã hội, có kiến thức, năng lực nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức chính trị tốt, có sức khỏe đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, có năng lực thực hành nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp

Là một trường đa cấp, đa ngành lại nằm trên địa bàn Phường Xuân Khanh- Sơn Tây- Hà Nội gần khu Công nghệ cao Hòa Lạc, do vậy nhu cầu lao động có kỹ

thuật và nhu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành nghề rất lớn là môi trường thuận lợi cho

đào tạo nghề.

Hiện tại Trường Đại học Lao động Xã hội- Cơ sở Sơn Tây gồm có 05 Khoa chuyên, 06 phòng chức năng và có các tổ chức đoàn thể.

Phát huy truyền thống và thế mạnh của Trường, Cơ sở Sơn Tây không ngừng phát triển các chương trình đào tạo ở tất cả các trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân tài và mở mang dân trí. Các chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, hiện đại nhằm tạo điều kiện cho quá trình đào tạo liên tục và nhu cầu học tập suốt

đời của người học. Tiếp tục hoàn thiện Bộ máy tổ chức và sắp xếp bố trí nhân sự, tập trung nâng cao chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ công nhân viên chức của Cơ sở Sơn Tây đểđáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đạt các tiêu chuẩn về trình độ, năng lực và phẩm chất. Cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý, trong đó đội ngũ cán bộ giảng dạy là lực lượng chính. Tạo những điều kiện thuận lợi nhất để cán bộ giảng dạy phát huy trí tuệ, năng lực và kinh nghiệm của mình trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, cung cấp các dịch vụ cho sự phát triển xã hội và tham gia quá trình hội nhập quốc tế.

Tổng số cán bộ, giáo viên, công nhân viên của Cơ sở Sơn Tây - Trường Đại học Lao động- Xã hội hiện nay là 135 người. Trong đó giáo viên cơ hữu là: 75 người với 25 Thạc sĩ, con lại là đại học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đại học và sau

đại học là: 100%. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo có thâm niên công tác, dày dạn kinh nghiệm trong công tác quản lý.

*Khoa Điện- Điện tử

Khoa Điện - Điện tử là một trong những khoa đầu ngành của nhà trường, trải qua 30 năm cùng với các khoa khác trong toàn Cơ sở, Khoa Điện - Điện tửđã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo được giao về số lượng tuyển sinh cũng như chất lượng đào tạo. Hiện nay khoa gồm có 15 cán bộ và giáo viên trong đó có 08 giáo

viên trình độ thạc sĩ và 07 giáo viên trình độ đại học, các giáo viên đều có trình độ

chuyên môn cao, trình độ tin học và ngoại ngữđồng đều. Khoa hiện đào tạo các hệ

Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và sơ cấp nghề với các ngành: Điện công nghiệp,

Điện tử công nghiệp.

Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và định hướng của Đảng ủy nhà trường, trong thời gian qua Khoa Điện - Điện tửđã liên tục được đầu tư về trang thiết bị dạy học (năm 2008 Khoa Điện - Điện tử đã được đầu tư 01 phòng thực hành PLC, 01 phòng thực hành điện tử cơ bản và 01 phòng thực hành kỹ thuật số; năm 2010 đầu tư

01 phòng thực hành Điện tử công suất, 01 phòng điện khí nén, 01 phòng kỹ thuật số, 01 phòng thực hành cảm biến và vi điều khiển; năm 2012 Khoa được đầu tư 01 phòng Điện tử công suất, 01 phòng thực hành kỹ thuật lạnh. Hiện tại các phòng học

đều được trang bị máy tính giáo viên, máy tính học viên, máy chiếu … Cơ bản đáp

ứng được các nhu cầu dạy và học thực hành trong các ngành đào tạo Điện công nghiệp, Điện tử công nghiệp.

Đặc biệt năm 2013 Cơ sở Sơn Tây- Trường Đại học Lao động- Xã hội đã được Bộ lao động Thương binh và Xã hội ký Quyết định công nhận là trường trọng điểm trong đó có nghề Điện công nghiệp là nghề trọng điểm. Theo đề án Chương trình mục tiêu Quốc gia về Đào tạo các nghề trọng điểm thì Cơ sở Sơn Tây- Trường

ĐHLĐ- XH tiếp tục được đầu tư thiết bị dạy nghềĐiện công nghiệp.

2.2. Chủ trương và biện pháp của nhà trường vềđổi mới phương pháp dạy học

2.2.1. Ch trương ca nhà trường vđổi mi phương pháp dy hc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Năm 2008, Bộ LĐTB&XH đã ban hành chương trình khung áp dụng cho đào tạo nghềở trình độ Cao đẳng nghề và Trung cấp nghề theo mô đun và chủ trương dạy học theo NLTH. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dạy học theo NLTH.

- Lãnh đạo trường rất quan tâm và tạo mọi điều kiện cho GV đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện phương thức đào tạo theo tiếp cận NLTH. Chủ trương này đang được nhà trường chỉ đạo triển khai thực hiện ở các khoa, bộ môn của trường. Nhà trường đã và đang khuyến khích sựđổi mới trong công tác giảng dạy ở

2.2.2. Mt s bin pháp ca nhà trường vđổi mi phương pháp dy hc

Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều công trình, nhà máy mới được xây dựng với những trang thiết bị điện – điện tử hiện đại,

đòi hỏi đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật phải có trình độ, kiến thức và tay nghề

tương xứng. Đểđáp ứng được yêu cầu đó cần phải nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học chính là một vấn đề cần thiết góp phần mang lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học.

Để khuyến khích việc đổi mới phương pháp dạy học nhà trường đã có một số

biện pháp như:

- Đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ phục vụ cho thực tập cơ bản và thực tập sản xuất.

- Xây dựng các phòng học chuyên môn hóa với đầy đủ thiết bị phục vụ cho giảng dạy theo mô đun như phòng học thực hành lắp đặt hệ thống điện, Đo lường

điện, phòng học Trang bịđiện, Máy điện, PLC và khí nén, Điện tử công nghiệp… - Khuyến khích giáo viên soạn giáo án và giảng dạy bằng giáo án điện tử, tích cực chủđộng học tập nâng cao trình độ.

- Mở các lớp chuyên đề về các phương pháp dạy học mới để giáo viên trao

đổi và học hỏi kinh nghiệm.

2.3 Mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo nghềđiện công nghiệp

Tên nghề: Điện công nghiệp Mã nghề: 50520405

Trình độđào tạo: Cao đẳng nghề

Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 34

Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề

2.3.1. Mc tiêu

Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm

tạo điều kiện cho người lao động có khả năng đáp ứng thị trường lao động, dễ dàng tìm kiếm việc làm. Cụ thể như sau:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được nguyên lý, cấu tạo và các tính năng, tác dụng của các loại thiết bịđiện, khái niệm cơ bản, quy ước sử dụng trong nghềĐiện công nghiệp.

+ Đọc được các bản vẽ thiết kế của nghềđiện, phân tích được nguyên lý các bản vẽ thiết kếđiện như bản vẽ cấp điện, bản vẽ nguyên lý mạch điều khiển.

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong thiết kế cấp điện và đặt phụ tải cho các hộ dùng điện xác định (một phân xưởng, một hộ dùng điện).

+ Vận dụng được các nguyên tắc trong lắp ráp, sửa chữa các thiết bịđiện. + Phân tích được phương pháp xác định các dạng hư hỏng thường gặp của các thiết bịđiện.

+ Nắm vững các kiến thức về quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất, điều khiển các trạm điện, lưới điện.

+ Vận dụng được những kiến thức cơ sở và chuyên môn đã học để giải thích các tình huống trong lĩnh vực điện công nghiệp.

+ Đạt trình độ A Tiếng Anh, trình độ B Tin học hoặc tương đương.

- Về kỹ năng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lắp đặt được hệ thống cấp điện của một xí nghiệp, một phân xưởng vừa và nhỏđúng yêu cầu kỹ thuật.

+ Sửa chữa, bảo trì và chỉnh định được các thiết bị điện trên các dây chuyền sản xuất, đảm bảo đúng trình tự và yêu cầu kỹ thuật.

+ Phán đoán đúng và sửa chữa được các hư hỏng thường gặp trong các hệ

thống điều khiển tựđộng cơ bản.

+ Vận hành được những hệ thống điều tốc tựđộng.

+ Đọc, hiểu, lắp đặt và vận hành được các thiết bịđiện có công nghệ hiện đại theo tài liệu hướng dẫn.

+ Hướng dẫn, giám sát kỹ thuật được các tổ, nhóm lắp đặt mạng điện hạ áp và mạch điện điều khiển trong hệ thống điện.

+ Lắp đặt và vận hành được các thiết bịđiện đảm bảo an toàn; + Tự học tập, nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo. + Có kỹ năng giao tiếp, tổ chức và làm việc nhóm.

- Về chính trị, đạo đức:

+ Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

+ Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa phương, khu vực, vùng, miền;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ

Một phần của tài liệu Dạy học modul đo lường điện của nghề điện công nghiệp ở trường đại học lao động xã hội theo tiếp cận năng lực thực hiện (Trang 38)