Ưu điểm
Không cần đi dây điện thoại riêng - sử dụng mạng máy tính: Hệ thống điện thoại IP cho phép kết nối điện thoại phần cứng trực tiếp vào cổng mạng tiêu chuẩn của
máy tính (mà nó có thể chia sẻ với máy tính kế cận). Điện thoại mềm có thể được cài
đặt trực tiếp lên máy tính. Điều này có nghĩa là không cần phải lắp đặt và duy trì một mạng dây riêng cho hệ thống điện thoại, nó cho phép linh động hơn trong việc mở rộng và dịch chuyển thuê bao.
Giảm chi phí cuộc gọi:
Mạng Internet nói riêng và mạng IP nói chung cho phép gọi điện thoại đường dài giá rẻ thông qua tổng đài IP.
Với tổng đài IP có thể dễ dàng lựa chọn nhiều nhà cung cấp dịch vụ VoIP, giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho các cuộc gọi đường dài và quốc tế. Kết nối dễ dàng giữa các
Hình 1.5: Mô hình sử dụng điện thoại thường giữa các chi nhánh
Hình 1.6: Mô hình sử dụng điện thoại thông qua tổng đài IP
Dễ dàng quản lý hơn nhờ giao diện cấu hình trên WEB: Tổng đài IP được quản lý qua giao diện cấu hình Web cho phép người vận hành dễ dàng quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống tổng đài ngay cả khi họ không ở nơi làm việc. Giao diện của một hệ thống điện thoại thông thường sử dụng các phần mềm cài đặt trên máy tính và phải ngồi trực tiếp tại phòng trực tổng đài mới vận hành và khai thác được.
Không bị khóa bởi nhà sản xuất: Tổng đài IP dựa trên chuẩn SIP mở, tất cả mọi hệ thống điện thoại VoIP đều sử dụng giao thức SIP. Điều này có nghĩa rằng có thể sử dụng hầu như bất cứ điện thoại VoIP chuẩn SIP VoIP hay phần cứng VoIP gateway nào. Ngược lại hệ thống điện thoại truyền thống thường yêu cầu các điện thoại sử dụng tính năng cao cấp và các modul mở rộng để thêm tính năng. Và thường bị đóng bởi nhà sản xuất.
Mở rộng được: Hệ thống điện thoại thông thường để phát triển lớn thêm cần thêm đường điện thoại hoặc thêm số máy nhánh, đòi hỏi nâng cấp những phần cứng đắt tiền. Trong một số trường hợp cần một hệ thống điện thoại hoàn toàn mới. Hệ thống điện thoại IP thì không như vậy: Một chiếc máy tính bình thường có thể quản lý một số lượng lớn các điện thoại và các số máy nhánh, chỉ cần thêm các điện thoại mới vào
trong mạng để mở rộng.
Cho phép người dùng cắm điện thoại của họ vào bất cứ đâu trong văn phòng và chuyển tiếp vùng dễ dàng:
Người dùng chỉ đơn giản lấy điện thoại của họ cắm vào cổng Ethernet gần nhất và họ vẫn giữ được số điện thoại hiện có. Đối với điện thoại truyền thống khi thuê bao di chuyển đến vị trí làm việc khác cần phải kéo lại cáp, đi dây lại cho thuê bao và có khi cần lập trình tại tổng đài.
Người dùng có thể chuyển vùng được, một người phải làm việc tại nhà, họ dùng điện thoại mềm SIP và có thể trả lời mọi cuộc gọi tới máy của họ như khi ở cơ quan. Các cuộc gọi được chuyển tới bất kỳ đâu trên thế giới vì tính chất của giao thức SIP.
Sử dụng điện thoại IP dễ dàng hơn: Các tính năng tiên tiến của hệ thống điện thoại như hội đàm, chuyển tiếp cuộc gọi thường khó sử dụng hơn trên các máy điện thoại thông thường, yêu cầu phải có đầy đủ các chỉ dẫn, hướng dẫn. Điện thoại SIP dựa
trên phần mềm thì không như vậy – tất cả mọi tính năng đều có thể được thực hiện dễ
dàng từ một giao diện người dùng với cửa sổ thân thiện. Thêm vào đó người dùng có
cái nhìn tổng quan về trạng thái các máy nhánh khác, trạng thái các đường dây hướng
đến và cuộc gọi được xếp hàng qua các cửa sổ của tổng đài IP.
Tính bảo mật cao: Mỗi thuê bao đều có tên người dùng và mật khẩu riêng khi cài đặt thiết bị đầu cuối người dùng nên tránh được gọi trộm và đánh cắp cước điện thoại. Cùng với đó là mỗi thuê bao đều có địa chỉ IP riêng nên bảo mật được thông tin.
Nhược điểm
Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn tổng đài thường do các máy nhánh phải là các điện thoại IP.
Thiết bị đầu cuối không dùng lẫn được, độc quyền bởi nhà sản xuất. Nghĩa là IP Phone của Siemens không thể đem lắp vào hệ thống tổng đài của Nortel hay Acatel được. Trong khi đó điện thoại analog có thể dùng lẫn được.
Chỉ hoạt động được khi mạng LAN/MAN và đường truyền Internet không bị đứt. Tuy nhiên nếu đường truyền Internet bị đứt thì vẫn có khả năng gọi Packup theo đường PSTN thông thường.