Giai đoạn tiếp theo

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 82 - 87)

Đây là giai đoạn hoàn chỉnh xây dựng mạng NGN.

Triển khai thêm hệ thống Softswitch tại Trung tâm vùng Tp. Hồ Chí Minh. Triển khai các TG/SG tại các Công an tỉnh, để cung cấp dịch vụ xuyên suốt, thống nhất trên nền mạng NGN.

Nâng cấp hệ thống lên IMS để hội tụ tất cả các dịch vụ cố định, di động, dịch vụ gia tăng, dịch vụ thông minh, v.v...

Trong giai đoạn tiếp theo, khi hạ tầng truyền dẫn Bộ Công an có điều kiện nâng cấp về thông lượng cho tuyến trục và tuyến nhánh, có thể tăng số module PE-4E1-

RJ484-port của các router M7i cho phù hợp với số kênh E1 của tuyến nhánh. Còn trên

các router M10i có thể sử dụng các module PE-2OC3-ATM2-SMIR để cung cấp các

kết nối quang tốc độ STM1 tiếp nhận các luồng E1 từ các tỉnh về và kết nối tuyến trục với tốc độ STM1.

Trong các giai đoạn này, triển khai các Softswitch và các Mediant 1000 kết nối với các tổng đài PBX. Chuyển các tổng đài TANDEM thành hệ thống dự phòng. Từng bước thay thế các tổng đài PBX bằng các tổng đài mềm và gói hóa dần mạng truy nhập. Đồng thời, triển khai thêm các dịch vụ mới, trước hết là dịch vụ truyền hình hội nghị.

Để tổ chức kết nối mạng dữ liệu từ công an các tỉnh thành về Bộ Công an, sử dụng giải pháp mạng riêng ảo dựa trên chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS theo chuẩn draft-rosen-rfc2574bis hay còn được gọi là (BGP/MPLS VPN).

Khi Bộ Công an thực hiện xong dự án xây dựng mạng cáp quang riêng, trên mạng cấp 1 từ Bộ về công an các tỉnh thành có thể sử dụng giải pháp của VNPT, còn trên mạng cấp 2 từ công an tỉnh về các huyện vẫn có thể sử dụng giải pháp trên. Vì vậy, việc bảo đảm bảo toàn vốn đầu tư là vẫn thực hiện được. Đồng thời, vẫn cho phép

di trú mạng thoại và mạng dữ liệu của Bộ Công an di trú từng bước lên NGN với một

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

IP PBX (Internet Protocol Private Branch eXchange) là một tổng đài điện thoại

hỗ trợ VoIP, IP PBX chuyển các cuộc gọi thoại IP vào kết nối PSTN sử dụng chuyển mạch kênh truyền thống. Nó cũng hỗ trợ điện thoại số và tương tự truyền thống, cho

phép doanh nghiệp chuyển dần lên môi trường thoại IP hoàn toàn. Hầu hết hệ thống IP-

PBX là phần cứng chuyên dụng lớn mà các tính của nó thực hiện bằng phần cứng, phần mềm cài cố định (firmware) bởi nhà sản xuất. Tuy nhiên vai trò của phần mềm trong tổng đài IP là vô cùng lớn và đó nó là điểm khởi đầu của công nghệ chuyển mạch mềm (Softswitch) để xử lý báo hiệu các loại giao thức gói, tạo ra cơ hội cho xu hướng hội tụ cả 3 mạng mạng thoại PSTN, mạng không dây và mạng số liệu (Internet) vào một kết cấu thống nhất để hình thành một mạng chung đó là mạng thế hệ sau NGN.

Công nghệ mạng NGN chính là chìa khoá giải mã cho công nghệ tương lai, đáp ứng

được đầy đủ các yêu cầu kinh doanh trên với đặc điểm quan trọng là cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán các tiềm năng trên mạng, làm cho mạng mềm hoá và sử dụng rộng rãi các giao diện mở đa truy nhập, đa giao thức để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng. Trong mạng NGN, softswitch được xem như nền tảng cho chuyển mạch gói, nó được tạo ra để thay thế tổng đài lớp 4 và 5 hiện đang dựa trên công nghệ chuyển mạch kênh.

Trước xu thế và thực tiễn đó, các mạng Viễn thông dùng riêng của một số bộ ngành trong đó có Bộ Công an cần phải tính đến các giải pháp phát triển mạng dùng riêng theo hướng di trú một cách thích hợp lên NGN để tránh lãng phí trong quá trình đầu tư và nhanh trong tiếp cận công nghệ mới. Đồng thời, cho phép cung cấp được các dịch vụ mới cũng như có thể hoà mạng dễ dàng với các mạng công cộng. Do đó, việc lựa chọn giải pháp chuyển mạch mềm là một lựa chọn đúng đắn và hiệu quả nhằm phát triển mạng đáp ứng nhu cầu về dịch vụ cũng như chi phí đầu tư, bước đầu xây dựng một nền tảng vững chắc cho việc phát triển mạng trong tương lai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Hạo Bửu, Nguyễn Cương Hoàng, Thiết kế và chế tạo tổng đài IP PBX, Học

viện công nghệ Bưu chính viễn thông, Hội nghị khoa học lần thứ VI.

[2] Mai Văn Quý, Nguyễn Hữu Kiên, Nguyễn Văn Giáo (2003), Kỹ thuật chuyển mạch, Bộ môn thông tin vô tuyến điện, Học viện Kỹ thuật Quân sự.

[3] Giáo trình bài giảng NGN, Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông.

[4] Viện khoa học Kỹ thuật Bưu điện (2002), Mạng viễn thông thế hệ sau NGN.

[5] David Erman, Session Initiation Protocols, Blekinge Institute of Technology School of Engineering, Department of Telecommunications.

PHỤ LỤC: MỘT SỐ GIAO THỨC TRONG MẠNG NGN

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)