Giao thức BICC

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 105 - 107)

Tổng quan

Song song với xu hướng phát triển mạng NGN thì các nhà điều hành mạng đã

tiến hành nghiên cứu phát triển các giao thức báo hiệu điều khiển cuộc gọi mới cho các mạng băng thông rộng mà điển hình là mạng IP.

Một trong những đề xuất đưa ra là tách biệt chức năng điều khiển cuộc gọi và chức năng điều khiển kênh mạng trong mạng PSTN/ISDN. Giao thức ISUP đồng nhất như hiện nay trong mạng báo hiệu số 7 được sửa đổi theo quan điểm đó. Kết quả, xuất hiện một giao thức mới BICC.

BICC do ITU-T phát triển cho phép tương thích 100% với mạng hiện tại và làm

việc được trên bất kỳ môi trường nào. Nó có những đặc điểm sau:

 Thực hiện chức năng điều khiển cuộc gọi, độc lập với các giao thức điều khiển kênh mang.

 Mang những thông tin bắt buộc cho phép các đầu cuối tìm được sự tương

quan giữa điều khiển cuộc gọi và kênh mang.

 Có các chức năng kết hợp với kênh mang như khoa, loại bỏ tiếng vọng.

 Cung cấp các dịch vụ ISDN băng hẹp qua mạng lõi băng rộng mà không ảnh

hưởng gì đến các giao diện với các mạng ISDN băng hẹp hiện có và các dịch vụ đầu cuối đến đầu cuối.

 Giao thức báo hiệu BICC được viết dựa trên báo hiệu ISUP băng hẹp.

 Giao thức báo hiệu điều khiển cuộc gọi BICC dựa trên các giao thức báo hiệu điều khiển kênh mang khác nhau như IP, DSS2, AAL1, AAL2…

 BICC có thể không biết giao thức điều khiển kênh mang hiện đang sử dụng.

Các thông tin bắt buộc được sử dụng để tham chiếu cho kênh mang.

Kiến trúc của BICC

 Mô hình mạng:

+ Chức năng điều khiển kênh mang BCF: có 4 loại BCF được định nghĩa là

BCF-N, BCF-T, BCF-G và BCF-R. Các BCF-n, BCF-t và BCF-G cung cấp chức năng

điều khiển chuyển mạch kênh quang, khả năng truyền thông với CSF của nó và các tính năng báo hiệu cần thiết cho việc thiết lập và giải phóng kênh mang với BCF ngang

hàng với nó. BCF-R cung cấp tính năng điều khiển chuyển mạch kênh mang và chuyển

tiếp các yêu cầu báo hiệu điều khiển kênh mang cho BCF tiếp theo để hoàn thành thủ tục báo hiệu điều khiển kênh từ đầu cuối đến đầu cuối.

+ Chức năng làm việc liên mạng kênh mang (Bearer Interworking Function): là thực thể chức năng cung cấp chức năng điều khiển kênh mang và chức năng chuyển mạch trong điểm dịch vụ (Serving Node). Một BIWF chứa 1 BFC.

+ Điểm dàn xếp cuộc gọi (Call Mediation CMN): Một thực thể chức năng cung cấp các tính năng của CSF mà không gắn với một thực thể BCF nào.

+ Chức năng dịch vụ cuộc gọi (Call Service Function).

Điểm phục vụ cổng (GSN) cung cấp chức năng gateway giữa hai miền mạng. Thực thể chức nằng này chứa CSF-G và một hay nhiều BIWF tương tác với các GSN khác, ở trong miền mạng backbone khác và các ISN, TSN khác trong miền mạng

backbone của nó.

+ Điểm phục vụ giao diện (Interface Serving Node): là một thực thể chức năng

cung cấp giao diện với mạng chuyển mạch kênh, nó bao gồm chức năng CSF-N và một

hay nhiều BIWF.

Điểm chuyển mạch (SWN): cung cấp chức năng chuyển mạch trong mạng

backbone. Thực thể chức năng này bao gồm một BCF-R. SWN tương tác với các SWN

+ Điểm phục vụ chuyển tiếp (TSN): cung cấp tính năng chuyển tiếp giữa hai SN. Thực thể chức năng này bao gồm CSF-T và hỗ trợ một hay nhiều BIWF. TSN tương tác với các TSN, GSN và ISN trong miền mạng của chúng.

 Mô tả giao thức:

Hình A.12: Mô hình giao thức của BICC

Các giao thức sử dụng trong mô hình chức năng ở trên được cung cấp bởi các

phần tử trong mô hình giao thức (Hình A.12).

+ Khối thủ tục BICC bao gồm các chức năng của các phần tử CSF.

+ Các chức năng giao thức của phần tử BCF trong mô hình chức năng được phân bố chức năng mapping và phối điều khiển kênh mang. Các chức năng khác có

trong phần tử BCF. Ví dụ điều khiển chuyển mạch không được thể hiện trên hình.

Thực thể BICC gửi và nhận các sự kiện báo hiệu kênh mang từ BCF thông qua

giao diện chung tới khối chức năng mapping.

Thực thể BICC gửi và nhận các bản tin BICC thông qua giao diện chung tới bộ chuyển đổi truyển vận báo hiệu STC.

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)