Lựa chọn công nghệ

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 74 - 77)

Lựa chọn công nghệ mạng NGN cho hướng phát triển hoàn thiện xây dựng mạng diện rộng đa dịch vụ của ngành Công an bởi những lý do:

 Mạng NGN là mạng hướng đích xây dựng của các quốc gia phát triển trên thế giới. Đồng thời cũng là định hướng phát triển của mạng viễn thông quốc gia. Do vậy, lựa chọn xây dựng mạng NGN là hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế chung của thế giới và quốc gia.

 Mạng NGN là mạng cho phép hội tụ các dịch vụ trên cơ sở nền tảng của hạ tầng mạng duy nhất với việc cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho người sử dụng từ dịch vụ thoại đến dịch vụ số liệu, dịch vụ hình ảnh và dịch vụ di động.

 Mạng NGN cho phép cung cấp phong phú, đa dạng các dịch vụ gia tăng cho người sử dụng.

đảm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ mới, tiên tiến, hiện đại, thuận tiện nhất, mang lại lợi ích lớn nhất cho người sử dụng mà lại không tiêu tốn nhiều chi phí đầu tư.

Mạng thế hệ sau được tổ chức dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau đây:

 Đáp ứng nhu cầu cung cấp các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú đa dạng, đa dịch vụ, đa phương tiện.

 Mạng có cấu trúc đơn giản

 Nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và giảm thiểu chi phí khai

thác và bảo dưỡng.

 Dễ dàng mở rộng dung lượng, phát triển các dịch vụ mới.

 Độ linh hoạt và tính sẵn sàng cao, năng lực tồn tại mạnh

 Việc tổ chức mạng dựa trên số lượng thuê bao theo vùng địa lý và nhu cầu

phát triển dịch vụ, không tổ chức theo địa bàn hành chính mà tổ chức theo vùng mạng

hay vùng lưu lượng.

Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức như vậy, các phương thức xây dựng, phát triển mạng thế hệ sau NGN có hai phương pháp sau:

 Phương pháp phát triển các dịch vụ mới trên cơ sở mạng hiện tại tiến tới phát triển mạng NGN. Đây là xu hướng phát triển đối với những nơi có:

 Mạng viễn thông đã và đang phát triển hiện đại hoá.

 Các dịch vụ hiện tại đã phát triển trên cơ sở mạng hiện có.

 Có các nhu cầu phát triển các dịch vụ mới.

Mạng NGN được phát triển theo nhu cầu dịch vụ trên cơ sở mạng hiện tại.

 Phương pháp xây dựng mới mạng NGN:

 Mạng NGN được xây dựng với nhiệm vụ trước mắt là đảm bảo các

nhu cầu về dịch vụ mạng hiện nay.

 Tiến tới phát triển các nhu cầu về dịch vụ mới.

 Các dịch vụ mới được triển khai trên mạng NGN.

Đây là xu hướng phát triển của những nơi có mạng viễn thông chưa được hiện đại hoá, các nhu cầu chủ yếu là các dịch vụ viễn thông cơ bản hiện tại, nhu cầu dịch vụ mới chưa có nhiều. Con đường phát triển là xây dựng mới tiến thẳng

đến mạng NGN. Xu hướng này sẽ được lựa chọn để xây dựng mạng NGN của ngành Công an.

Lựa chọn công nghệ chuyển mạch mềm (Softswitch) cho phát triển mạng NGN của ngành Công an bởi những lý do:

 Công nghệ chuyển mạch mềm là công nghệ nền tảng được Tổ chức viễn thông quốc tế ITU khuyến nghị sử dụng trong mạng NGN. Các tiêu chuẩn cho công nghệ Softswitch cũng đã được hoàn thiện.

 Công nghệ Softswitch cũng dựa trên cơ sở công nghệ IP và hỗ trợ của mạng

máy tính. Do vậy, công nghệ Softswitch cho phép sử dụng tối đa những ưu thế, tiện ích

của công nghệ IP đã được lựa chọn, đông thời cũng phù hợp với mạng máy tính diện rộng hiện tại của ngành Công an.

 Công nghệ Softswitch cho phép sử dụng băng thông và quản lý mạng hiệu

quả hơn, đông thời cho phép triển khai dịch vụ nhanh chóng dễ dàng, nội dung dịch vụ phong phú, đa dạng với chất lượng cao, tiện ích cho người sử dụng.

 Công nghệ chuyển mạch mềm sẽ thay thế cho các tổng đài trong mạng chuyển mạch kênh truyền thống, vì giải pháp mới này về căn bản ít tốn kém hơn nhiều.

Chi phí cho các hệ thống Softswitch chủ yếu là chi phí cho phần mềm mà không phải

chi phí nhiều cho các cơ cấu chuyển mạch kênh (phần cứng) như trước nữa, do đó đầu

tư vào Softswitch sẽ tăng gần như tuyến tính theo số lượng người sử dụng mà không phải là một khoản đầu tư ban đầu rất lớn như trước đây.

 Công nghệ Softswitch cho phép giảm chi phí quản lý khai thác, bảo dưỡng

so với các công nghệ chuyển mạch truyền thống, trong khi năng lực cung cấp, phục vụ lại lớn hơn rất nhiều.

Bảng 3.1: So sánh công nghệ Softswitch và IMS

Tiêu chí Softswitch IMS

Khái niệm

Phân chia chức năng của tổng

đài điện thoại truyền thống thành Call Server và Media Gateway

Xây dựng trên nền tảng server, trong đó Call Server chỉ là một trong các server này

Vai trò trong sự

phát triển NGN

Phù hợp cho giai đoạn từ mạng

PSTN hiện tại tới NGN

Bước phát triển lớn hướng tới mạng toàn IP

Cấu trúc Cấu trúc nguyên khối

Toàn bộ phần điều khiển được thực hiện tại Softswitch

Phân tán một phần của công

việc xử lý dịch vụ xuống tận User Agent

Triển khai dịch vụ mới

Mạng là trong suốt, dịch vụ được

triển khai qua Softswitch Tại cả IMS và User Agent Khả năng

chuyển đổi từ mạng hiện tại

Dễ dàng Không dễ dàng

Dịch vụ IN Sử dụng các dịch vụ IN Không sử dụng dịch vụ IN Khả năng hội tụ Chưa xem xét đến vấn đề hội tụ Thực hiện hội tụ mạng cố

định và di động

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)