YÊU CẦU PHÁT TRIỂN MẠNG TÍCH HỢP ĐA DỊCH VỤ NGÀNH CÔNG

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 70 - 74)

NGÀNH CÔNG AN

công nghệ truyền thông ngày càng được tăng cường và nâng cao. Vì vậy, nhu cầu đối với mạng thoại và mạng dữ liệu của Bộ Công an ngày càng phát triển do có thêm nhu cầu sử dụng các dịch vụ mới đa phương tiện mới (video hội nghị, thoại qua mạng dữ liệu,…). Đặc biệt, các yêu cầu đối dịch vụ hội nghị truyền hình đa điểm nhằm thực hiện cải cách hành chính trong lực lượng Công an đã trở nên bức thiết đã đặt ra những

yêu cầu phát triển mới cho mạng viễn thông của ngành Công an.

Cũng do yêu cầu của cải cách hành chính, nhu cầu trao đổi thông tin, dữ liệu giữa Công an các tỉnh, thành phố với công an các quận, huyện cả về dữ liệu, thoại và hình ảnh trong đó đặc biệt là nhu cầu truyền tải thông tin từ các hệ thống camera quan sát về các trung tân thông tin chỉ huy của công an tỉnh đã đặt ra nhu cầu kết nối, phát triển mạng đa dịch vụ từ công an tỉnh đến công an các quận, huyện, thị xã.

Trước nhu cầu mới về dịch vụ thoại và dữ liệu, trước xu hướng phát triển theo hướng NGN của các mạng viễn thông công cộng, cần có sự đầu tư mới và tổ chức lại

cho các hệ thống mạng của Bộ Công an. Căn cứ vào các bước di trú từ mạng thoại và

mạng dữ liệu lên NGN thì giải pháp tối ưu nhất để có thể di trú cả mạng thoại và mạng dữ liệu lên NGN, trước hết, cần phải có giải pháp từng bước tích hợp hai mạng này một Mạng tích hợp Đa dịch vụ (từ đây gọi là mạng tích hợp) đảm bảo cung cấp cả dịch vụ thoại, dịch vụ truyền dữ liệu, dịch vụ video hội nghị và nâng cao hiệu quả sử dụng các đường thuê bao kết nối mạng. Mạng tích hợp phải có khả năng cấp phát và quản lý băng thông động cho các dịch vụ, khai thác tốt hạ tầng truyền dẫn, đảm bảo chất lượng dịch vụ (QoS) từ đầu cuối đến đầu cuối, ưu tiên các dịch vụ theo thời gian thực. Các dịch vụ này vừa phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu công tác nghiệp vụ của Bộ Công

an, vừa phải hướng tới từng bước di trú sang NGN để cho phép hòa mạng tốt với mạng

viễn thông công cộng và mạng của các Bộ, Ban ngành khác.

Để tích hợp mạng điện thoại và mạng dữ liệu hiện tại của Bộ Công an thành một mạng tích hợp vừa có khả năng tiếp cận NGN một cách hợp lý, vừa bảo toàn vốn đầu tư và phù hợp với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai, giải pháp tích hợp cần phải được thực hiện từng bước và đảm bảo các tiêu chí sau:

- Được xây dựng trên cơ sở tận dụng các thiết bị hiện có của Bộ Công an đang hoạt động tốt trên cả mạng thoại và mạng dữ liệu hiện nay, đảm bảo khai thác có hiệu quả nhất hạ tầng truyền dẫn hiện có, có công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong giai đoạn hiện tại và hỗ trợ khả năng sẵn sàng để nâng cấp

- Đảm bảo kết nối thông suốt vào mạng truyền dẫn Bộ Công an và thuận lợi

khi kết nối trong mạng truyền dẫn quốc gia, mạng của các Bộ, Ban, Ngành khác.

- Các thiết bị phải đảm bảo các chuẩn quốc tế, cho phép không chỉ kết nối được với các thiết bị của chính hãng mà còn kết nối được với các thiết bị của nhiều hãng khác.

- Việc triển khai hệ thống không được làm ảnh hưởng tới hệ thống thoại hiện

có và không ảnh hưởng hoặc làm thay đổi kế hoạch đánh số của hệ thống điện

thoại.

- Đảm bảo quản lý được chất lượng dịch vụ (QoS) cho các loại hình dịch vụ đòi hỏi chất lượng và độ trễ khác nhau như dịch vụ thoại, dịch vụ video và các dịch vụ truyền số liệu, cấp phát băng thông linh hoạt cho các dịch vụ và yêu cầu sử dụng của Bộ Công an.

- Có tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật mở, đảm bảo thuận lợi khi mở rộng quy

mô, nâng cấp thiết bị mạng cũng như các dịch vụ trên mạng.

- Có độ linh hoạt và sẵn sàng cao, ứng phó kịp thời khi một hay nhiều nút mạng bị nghẽn, có sự cố. Đảm bảo kết nối trung kế qua các nút mạng tin cậy, khả năng mở rộng mạng lưới đến các mạng cấp dưới.

- Hệ thống phải đảm bảo, có dự phòng hợp lý, và có khả năng quản lý điều

hành mạng tập trung, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống. Việc vận hành,

quản lý, khai thác, bảo dưỡng phải tiện lợi.

- Mạng tích hợp phải đảm bảo cung cấp tốt các loại hình dịch vụ bao gồm: dịch vụ thoại; dịch vụ trao đổi dữ liệu (FTP, Mail, Web, CSDL,…) và các dịch vụ Video (hội nghị truyền hình,…).

- Hệ thống phải được đảm bảo khả năng còn kéo dài cung cấp linh phụ kiện cho công tác vận hành, quản lý, khai thác, bảo dưỡng ít nhất trên 5 năm.

Yêu cầu cụ thể về mặt kỹ thuật của mạng tích hợp đa dịch vụ ngành Công an

như sau:

Kiến trúc hệ thống:

Kiến trúc hệ thống phải được mô tả rõ ràng, có sơ đồ chi tiết, cụ thể đồng thời mô tả rõ chức năng, năng lực xử lý của các thiết bị ở từng lớp mạng.

cầu khai thác tối đa năng lực mạng truyền dẫn, tối ưu và đáp ứng yêu cầu về tốc độ xử lý, độ trễ,...

Đảm bảo QoS tầng ứng dụng, ưu tiên các dịch vụ thời gian thực, phân tải lưu lượng kết nối thoại với hệ thống tổng đài tandem vùng; đảm bảo khả năng kết nối luồng E1 tích hợp đa dịch vụ tới công an các tỉnh, thành phố, đảm bảo kết nối thông suốt các dịch vụ, có khả năng gộp băng thông nxE1 và mở rộng mạng trục trong tương lai tới Gb/s.

Có một hệ thống quản trị mạng thông minh để vận hành, quản trị hoạt động của toàn mạng được dễ dàng, thuận lợi và có hiệu quả.

Công nghệ truyền dẫn:

Giải pháp phải phân tích được các ưu, nhược điểm của công nghệ truyền dẫn sử dụng trên mạng trục cũng như các tuyến nhánh. Phải nêu rõ được thế mạnh cũng như hạn chế của công nghệ truyền dẫn đó trên các mặt:

- Quản lý băng thông trên đường truyền.

- Khả năng giao tiếp tốt với các hệ thống viễn thông khác tại Việt Nam.

- Cung cấp chất lượng dịch vụ từ đầu cuối đến đầu cuối.

Các dịch vụ triển khai trên mạng tích hợp đa dịch vụ ngành Công an:

Hiện tại, các Bộ-Ngành sẽ triển khai 3 dịch vụ cơ bản: thoại, dữ liệu và video hội nghị trên mạng tích hợp đa dịch vụ. Các thiết bị tích hợp phải có khả năng cấp phát băng thông động cho mỗi loại hình dịch vụ, định mức phần trăm băng thông tối đa và tối thiểu cho mỗi loại hình dịch vụ, đồng thời phải cho phép thiết đặt mức độ ưu tiên

cho mỗi loại dịch vụ. Thứ tự ưu tiên như sau: dịch vụ thoại, dịch vụ video, dịch vụ dữ

liệu.

Quản lý chất lượng dịch vụ (QoS):

Đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng của mạng tích hợp, cho phép chia sẻ các dịch vụ một cách hợp lý trên mạng. Giải pháp cần phải đáp ứng tốt các yêu cầu sau:

- Phải kiểm soát được băng thông, có cơ chế dự phòng và khắc phục tắc nghẽn băng thông hay lỗi trên đường truyền, đảm bảo các dịch vụ triển khai trên mạng thông suốt, liên tục và đảm bảo chất lượng, đặc biệt là các dịch vụ thời gian thực như dịch vụ thoại và truyền hình.

- Hệ thống phải có khả năng quản lý chất lượng dịch vụ, cấp phát băng thông động: dịch vụ dữ liệu phải có khả năng sử dụng toàn bộ các băng thông rỗi, nếu cần thiết và khi dịch vụ thoại, dịch vụ video sử dụng thì hệ thống phải tự động trả lại băng thông cho các dịch vụ này với chất lượng đảm bảo yêu cầu.

- Giải pháp phải trình bày các biện pháp quản lý QoS trong điều kiện băng

thông bị hạn chế hoặc tắc nghẽn nhằm đảm bảo hoạt động của các dịch vụ được

ưu tiên.

Khả năng phát triển mạng trong tương lai:

Hệ thống phải hỗ trợ để có thể nâng cấp, mở rộng mạng trên các mặt sau:

- Đáp ứng yêu cầu hiện tại và hỗ trợ mở rộng luồng truyền dẫn các tuyến nhánh lên STM1 và băng thông mạng trục Tuyến Hà Nội – TP. HCM - Đà Nẵng cỡ GB khi Bộ Công an có mạng truyền dẫn quang riêng.

- Có khả năng phát triển thêm trung tâm vùng mới có cấu hình tương đương

với các trung tâm vùng khác.

- Mở rộng, nâng cấp hệ thống quản lý mạng.

- Nâng cấp, mở rộng hệ thống an ninh an toàn mạng.

3.3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ GIẢI PHÁP CHO MẠNG BCA

Một phần của tài liệu Tổng đài IP và ứng dụng (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)