Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Điều tra lượng chất thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các (Trang 28 - 29)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

+ Vị trí địa lý:Vĩnh Tƣờng là huyện đồng bằng nằm phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Phúc, cách thành phố Vĩnh Yên gần 10 km dọc theo QL2A, QL2C và Tỉnh Lộ 304, đƣợc giới hạn bởi tọa độ địa lý 21008’14’’ đến 21º20’30’’ vĩ độ Bắc và từ 105026’37’’ đến 105032’44’’ kinh độ Đông gồm 03 thị trấn và 26 xã có các mặt tiếp giáp:

Phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch. Phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dƣơng. Phía Đông giáp huyện Yên Lạc. Phía Nam giáp thành phố Hà Nội.

Phía Tây giáp với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ.

Vĩnh Tƣờng có vị trí nằm giữa 3 đô thị lớn đó là: Thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Huyện nằm trên trục giao lƣu giữa hai vùng Tây Bắc và Đồng bằng Trung du Bắc bộ, có cả đƣờng sông, đƣờng sắt và đƣờng bộ. Tuyến QL2 và tuyến đƣờng sắt chạy song song xuyên từ Đông sang Tây phần nửa Bắc của huyện. Tỉnh lộ 304 nối trung tâm huyện với QL2, huyện Yên Lạc và nối với thị xã Sơn Tây của thành phố Hà Nội. Huyện Vĩnh Tƣờng có hệ thống giao thông tƣơng đối phát triển, có đƣờng ô tô, đƣờng sắt đƣờng sông đồng thời nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Vĩnh Tƣờng có vị trí rất thuận lợi cho phát triển và giao lƣu kinh tế – văn hóa – xã hội với các huyện khác trong tỉnh.

+ Đặc điểm tự nhiên: Địa hình huyện Vĩnh Tƣờng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông

Bắc xuống Tây Nam. Phía Bắc và Tây Bắc có đồi thấp thuộc các xã Việt Xuân, Lũng Hòa, Bồ Sao, Yên Lập, ngƣợc lại phía Tây và Tây Nam có nhiều đầm sâu, ruộng thấp thƣờng tạo thành những lòng chảo nhỏ. Căn cứ vào địa hình có thể phân thành 3 vùng cụ thể nhƣ sau:

Vùng thƣợng huyện gồm 9 xã: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hƣng, Nghĩa Hƣng, Tân Tiến, Yên Lập, Đại Đồng, Việt Xuân và Bồ Sao.

Vùng giữa gồm 10 xã (Lũng Hòa, Bình Dƣơng, Thƣợng Trƣng, Tân Cƣơng, Tuân Chính, Vũ Di, Vĩnh Sơn, Tam Phúc, Vân Xuân, Ngũ Kiên), 3 thị trấn (Thị trấn Tứ Trƣng, Thị trấn Thổ Tang, thị trấn Vĩnh Tƣờng) và một phần diện tích các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Vùng bãi gồm 3 xã (An Tƣờng, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Ninh) và một phần các xã Cao Đại, Phú Thịnh, Lý Nhân, Phú Đa.

Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Vĩnh Tƣờng thƣờng bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

+ Đặc điểm yếu tố khí hậu, thời tiết: Vĩnh Tƣờng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân theo 4 mùa rõ rệt là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Trong đó mùa Hạ và mùa Đông là hai mùa chính. Mùa Hạ mƣa nhiều hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Nam. Mùa Đông ít mƣa, lạnh, hƣớng gió thịnh hành là gió Đông Bắc. Hai mùa Xuân, Thu là hai mùa chuyển tiếp. Theo các số liệu thống kê một số chỉ tiêu về khí hậu của huyện nhƣ sau: Nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,60

C

Nhiệt độ cao nhất trong năm: 39,40

C Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 6,70

C Độ ẩm không khí bình quân: 82% Độ ẩm cao nhất: 100% Độ ẩm thấp nhất: 47%

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.552mm, với năm cao nhất là 2.106mm, năm thấp nhất là 1069mm. Lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85%- 90% lƣợng mƣa cả năm, số ngày mƣa bình quân trong năm là 150 ngày.

Một phần của tài liệu Điều tra lượng chất thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)