Xử lý nước thải chănnuôi lợn bằng hồ sinh học

Một phần của tài liệu Điều tra lượng chất thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các (Trang 65 - 66)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.5.6. Xử lý nước thải chănnuôi lợn bằng hồ sinh học

Dựa trên cơ sở khả năng tự làm sạch của nƣớc và đất, ngƣời ta có thể sử dụng các hệ thống tự nhiên nhƣ cánh đồng, hồ sinh vật, ao nuôi cá… để kết hợp việc xử lý nƣớc thải chăn nuôi cùng với các mục đích kinh tế khác nhƣ trồng trọt hay nuôi cá…. Tuy nhiên phƣơng pháp này chỉ hạn chế cho những cơ sở chăn nuôi gần các cánh đồng, ao hồ hay cơ sở có diện tích đủ để xây các hồ sinh học. Hồ sinh học còn có thể đóng vai trò nhƣ một công đọan bổ sung cuối cùng của quá trình xử lý, còn gọi là hồ hoàn thiện hay nhƣ một nguồn tiếp nhận nƣớc thải chăn nuôi lợn sau xử lý. Tại huyện Vĩnh Tƣờng một số cơ sở chăn nuôi lợn có vị trí thuận lợn gần cánh đồng hay ao hồ đã áp dụng phƣơng pháp xử lý nƣớc thải chăn nuôi lợn bằng hồ sinh học hay kết hợp với mô hình kinh tế VAC và bƣớc đầu đã thu đƣợc hiệu quả nhƣ mong đợi.

Các hồ tự nhiên là những hố thoáng khí bề mặt ở đó các cộng đồng sinh vật nƣớc nhƣ tảo, nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật… hay các loài thực vật bậc cao phát triển. Nƣớc thải có thể là một nguồn cung cấp dinh dƣỡng cho quá trình phát triển của các sinh vật nƣớc này. Theo chiều sâu của hồ từ trên xuống có thể chia ra thành 3 vùng. Trên cùng, giáp với bề mặt thoáng khí là vùng hiếu khí. Đây là khu vực cƣ trú chủ yếu của các sinh vật hiếu khí. Tiếp xuống, ở vùng giữa là vùng kỵ khí tùy nghi, là khu vực của các vi sinh vật kỵ khí linh họat có thể phân giải cơ chất theo kiểu kỵ khí hoặc hiếu khí. Dƣới cùng, đáy hồ là vùng kỵ khí, nơi mà chỉ có các sinh vật kỵ khí phát triển. ở vùng trên, các sinh vật hiếu khí trên bề mặt hồ oxy hóa các chất hữu cơ thành các sản phẩm cuối cùng nhƣ CO2, H2O, NH3 nhờ nguồn oxy không khí tiếp nhận từ không khí thông qua bề mặt thoáng… Oxy không khí bổ sung trong hồ sinh vật tự nhiên là do khuếch tán qua mặt thoáng của hồ và do các loại thực vật quang hợp, chủ yếu là tảo tạo nên. Ngoài ra, trong hồ sinh vật có thể sử dụng kết hợp với một số mục đích khác nhƣ nuôi cá, tảo hay lƣu trữ nƣớc để tƣới cho cây trồng, chính vì vậy hồ sinh vật thƣờng đƣợc sử dụng rộng rãi nhất là trong hệ thống kinh tế trang trại VAC. Sử dụng hồ sinh vật, không cần đầu tƣ vốn cao, quá trình vận hành đơn giản do tận dụng ao hồ tự nhiên và không cần ngƣời vận hành thƣờng xuyên. Hồ sinh học có thể phân thành 1 số loại khác nhau nhƣ hồ oxy

62

hóa cấp 3 (hồ làm sạch lần cuối- Polishing pond), hồ sục khí nhân tạo (Airation pond) hay hồ oxy hoá tùy nghi (facultative pond).

Một phần của tài liệu Điều tra lượng chất thải và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các (Trang 65 - 66)